Quy định về tạm giữ hình sự

Tạm giữ là gì? Thời hạn tạm giữ là bao lâu?
Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!

Bạn thắc mắc không biết pháp luật quy định như thế nào về biện pháp tạm giữ? Thời hạn tạm giữ là bao lâu? Hãy cùng Luật Quang Huy làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau đây.


1. Tạm giữ là gì?

Căn cứ theo Điều 117 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021, tạm giữ là biện pháp ngăn chặn do người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.


2. Thời hạn tạm giữ là bao lâu?

Điều 118 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021 quy định về thời hạn tạm giữ như sau:

  • Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.
  • Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.
  • Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.

3. Người bị tạm giữ hình sự có quyền lợi gì?

Theo Điều 59 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021, người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.

Trong đó, người bị tạm giữ có các quyền sau:

  • Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác;
  • Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình;
  • Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
  • Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
  • Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  • Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ.

4. Căn cứ tạm giữ hình sự

Căn cứ để tạm giữ người sẽ dựa trên quyết định truy nã hay trong trường hợp người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc trong trường hợp khẩn cấp.

Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

Tạm giữ là gì? Thời hạn tạm giữ là bao lâu?
Tạm giữ là gì? Thời hạn tạm giữ là bao lâu?

5. Thẩm quyền ra quyết định tạm giữ

Theo quy định, những người sau đây có quyền ra quyết định tạm giữ:

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
  • Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
  • Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

6. Thủ tục tạm giữ hình sự

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021, thủ tục tạm giữ được thực hiện như sau:

6.1. Bước 1: Lập quyết định tạm giữ

Quyết định tạm giữ phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tạm giữ, lý do tạm giữ, giờ, ngày bắt đầu và giờ, ngày hết thời hạn tạm giữ và các nội dung về:

  • Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành quyết định;
  • Căn cứ ban hành quyết định;
  • Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành quyết định và đóng dấu.

6.2. Bước 2: Thông báo cho người bị tạm giữ về nội dung của quyết định

Quyết định tạm giữ phải giao cho người bị tạm giữ. Đồng thời, người thi hành quyết định tạm giữ phải thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ.

6.3. Bước 3: Viện kiểm sát xem xét quyết định tạm giữ

Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải gửi quyết định tạm giữ kèm theo các tài liệu làm căn cứ tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.

Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.


7. Hủy bỏ biện pháp tạm giữ

7.1. Các trường hợp huỷ bỏ biện pháp tạm giữ

Theo Điều 125 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021, biện pháp tạm giữ đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:

  • Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
  • Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;
  • Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
  • Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ.
  • Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.

7.2. Thực hiện huỷ bỏ biện pháp tạm giữ

  • Đối với biện pháp tạm giữ do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định.
  • Khi tiến hành kiểm sát việc tạm giữ, xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ..

8. Gia hạn tạm giữ

8.1. Thời gian gia hạn tạm giữ

Căn cứ theo Điều 118 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021, thời gian gia hạn tạm giữ được quy định như sau:

  • Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá 3 ngày.
  • Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 3 ngày theo Điều 118 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021.

8.2. Thẩm quyền ra quyết định gia hạn thời gian tạm giữ

  • Người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
  • Trong trường hợp đã gia hạn tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

9. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
  • Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề tạm giữ. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hình sự trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Luật sư Lê Thị Oanh
Luật sư Lê Thị Oanh
Nguyên thẩm phán TAND tỉnh Tuyên Quang, Nguyên Chánh án TAND Thành phố Tuyên Quang, Luật sư Đoàn Luật sư TP Hà Nội
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top