Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!
Ngày 14/6/2019, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia. Theo đó, luật này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020.
Đây là một trong những luật chứa những quy định tác động mạnh tới đông đảo người dân Việt Nam.
Một trong những nội dung đáng chú ý là việc cấm hành vi ép buộc, xúi giục, lôi kéo người khác uống rượu, bia.
Qua bài viết này, Luật Quang Huy sẽ giải đáp những vấn đề pháp lý xung quanh quy định cấm hành vi ép buộc, xúi giục, lôi kéo người khác uống rượu, bia trong Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019.
Mọi người cũng xem:
1. Các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia
Theo quy định tại Điều 5 Luật phòng, chống tác hại của rượu bia năm 2019, có 13 hành vi bị nghiêm cấm, cụ thể như sau:
- Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia
- Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia
- Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi
- Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập
- Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
- Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên
- Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe
- Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức
- Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia
- Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động
- Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia
- Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định
Theo đó, quy định cấm hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia là quy định hoàn toàn mới và được chú ý nhất khi Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 sẽ có hiệu lực thi hành.
Vậy, quy định này được hiểu như thế nào?
Mọi người cũng xem:
2. Quy định về việc cấm ép người khác uống rượu, bia
Trong văn hóa người Việt Nam, mời rượu, bia được xem là một lễ nghi giao tiếp trong bàn tiệc, bữa ăn.
Tuy nhiên xuất phát từ thực tế, đã có rất nhiều vụ tai nạn xảy ra do sử dụng rượu, bia đã khiến các nhà làm luật xây dựng quy định này để góp phần hạn chế ảnh hưởng của bia rượu đến sức khỏe của mọi người.
Nhận thấy, việc mời nhau rượu, bia theo kiểu ép buộc, khích bác làm người khác không muốn uống mà buộc phải uống dẫn đến không làm chủ được hành vi, gây ra những thiệt hại cho chính bản thân mình và người khác cần phải lên án và bài trừ.
Tuy nhiên, trước đây chưa có bất kỳ quy định nào về việc cấm mọi hành vi ép buộc người khác uống rượu, bia, mà chỉ có các quy định về việc xử phạt đối với sử dụng rượu, bia khi gây thiệt hại.
Từ ngày 1/1/2020, theo Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019, xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia được coi là hành vi bị pháp luật cấm.
Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia được biểu hiện bằng những hành vi như rủ rê, thách đố nhau uống rượu bia, ép buộc, lôi kéo, kích bác… mang mục đích buộc người khác phải sử dụng rượu, bia trái với ý muốn của họ.
Như vậy, bắt đầu từ ngày 1/1/2020, bất kỳ người nào có hành vi ép buộc, xúi giục, lôi kéo, kích động người khác uống rượu, bia đều bị coi là vi phạm pháp luật.
Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành luật và người dân đều cho rằng, xây dựng quy định cấm hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia là cần thiết, nhưng để thực thi và xử phạt đối với hành vi này là rất khó.
Tuy nhiên, đây là quy định hoàn toàn mới, lần đầu tiên được luật hóa, nên để đánh giá tính hiệu quả của nó cần phải chờ một thời gian khi Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia được áp dụng trên thực tế.
Mọi người cũng xem:
3. Ép buộc người khác uống rượu bia có thể bị phạt 01 – 03 triệu đồng
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức sẽ bị phạt 03 – 05 triệu đồng nếu không tổ chức thực hiện quy định không uống rượu bia trong thời gian làm việc, tại nơi làm việc của cơ quan, tổ chức; không nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt hành vi uống, bán rượu bia trong địa điểm không được uống, bán rượu, bia thuộc quyền quản lý điều hành;…
Bên cạnh đó, người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu bia sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền 200.000 – 500.000 đồng.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng đối với một trong các hành vi: uống rượu bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật (cơ sở y tế, cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc); xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu, bia.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Mọi người cũng xem:
4. Cơ sở pháp lý
- Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019
Trên đây là toàn bộ giải đáp của chúng tôi về quy định cấm hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia trong Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019.
Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, có nội dung gây hiểu nhầm hoặc có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.
Trân trọng./.