Cấm cư trú áp dụng trường hợp nào?

Quy định về hình phạt cấm cư trú
Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!

Hình phạt cấm cư trú là gì?

Thời hạn cấm cư trú là bao lâu?

Trong những trường hợp nào thì áp dụng hình phạt cấm cư trú?

Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về quy định của luật đối với quy định về hình phạt cấm cư trú:


1. Hình phạt cấm cư trú là gì?

Cấm cư trú là hình phạt bổ sung buộc người bị kết án sau khi chấp hành xong hình phạt tù không được thường trú cũng như tạm trú tại một số địa phương trong thời gian nhất định. Cấm cư trú được áp dụng kèm theo hình phạt chính là hình phạt tù.


2. Thời hạn cấm cư trú là bao lâu?

Xét về tính chất, cấm cư trú cũng là hình phạt hạn chế tự do như hình phạt quản chế nhưng ở mức độ thấp hơn.

Việc cấm cư trú ở một số địa phương là nhằm tiếp tục cách ly người bị kết án khỏi địa phương có điều kiện dễ thúc đẩy họ phạm tội lại, qua đó nhằm củng cố thêm kết quả giáo dục, cải tạo trong quá trình chấp hành hình phạt tù.

Thời gian cấm cư trú tùy vào từng trường hợp sẽ kéo dài từ 1 năm đến 5 năm.

Quy định về hình phạt cấm cư trú
Quy định về hình phạt cấm cư trú

3. Trường hợp áp dụng hình phạt cấm cư trú?

Dựa vào đối tượng của hình phạt, hình phạt có thể được chia thành: hình phạt đối với người phạm tội, hình phạt đối với pháp nhân thương mại.

Cụ thể, các hình phạt chính, hình phạt bổ sung đối với người phạm tội, pháp nhân thương mại quy định theo Điều 32, 33 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 trong đó “cấm cư trú” là hình phạt bổ sung áp dụng cho người phạm tội.

Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung trong đó có hình phạt cấm cư trú nêu trên.

Nếu cần tư vấn cụ thể hơn về áp dụng hình phạt cấm cư trú, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay cho Luật Quang Huy qua Tổng đài 19006588.


4. Thủ tục thi hành án phạt cấm cư trú

Thủ tục thi hành án phạt cấm cư trú được quy định tại Điều 107 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 như sau:

4.1 Thông báo bằng văn bản về nội dung hành phạt cấm cư trú

Hai tháng trước khi hết thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân có hình phạt bổ sung là cấm cư trú, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về nội dung quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật Thi hành án hình sự năm 2019 (bao gồm kết quả chấp hành án phạt tù, hình phạt bổ sung mà phạm nhân còn phải chấp hành và thông tin cần thiết khác có liên quan để xem xét, sắp xếp, tạo lập cuộc sống bình thường cho người đó) cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người đó về cư trú và nơi người đó bị cấm cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú và nơi người đó bị cấm cư trú.

Ngay sau khi phạm nhân có hình phạt bổ sung là cấm cư trú chấp hành xong án phạt tù, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người đó chấp hành án phải gửi giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, bản sao bản án, bản sao quyết định thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án về cư trú.

4.2 Lập hồ sơ thi hành án phạt cấm cư trú

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các văn bản nêu trên, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án về cư trú có trách nhiệm lập hồ sơ thi hành án phạt cấm cư trú và sao gửi các tài liệu cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án về cư trú và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án bị cấm cư trú.

Hồ sơ bao gồm:

  • Bản sao bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
  • Bản sao quyết định thi hành án phạt tù;
  • Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù;
  • Tài liệu khác có liên quan.

4.3 Triệu tập người chấp hành án cấm cư trú

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được các tài liệu nêu trên, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú có trách nhiệm triệu tập người chấp hành án và yêu cầu cam kết việc chấp hành án, lập hồ sơ giám sát, giáo dục người chấp hành án.

Hồ sơ bao gồm:

  • Các tài liệu trong hồ sơ nêu trên;
  • Cam kết của người chấp hành án; nhận xét về quá trình chấp hành án phạt cấm cư trú;
  • Biên bản vi phạm nghĩa vụ của người chấp hành án (nếu có);
  • Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người chấp hành án (nếu có);
  • Quyết định của Tòa án về miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại (nếu có);
  • Tài liệu khác có liên quan.

4.4 Hoàn thành việc thi hành án phạt cấm cư trú

Trước khi hết thời hạn cấm cư trú 03 ngày hoặc trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú bàn giao hồ sơ giám sát, giáo dục người chấp hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt cấm cư trú.

Giấy chứng nhận phải gửi cho người chấp hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án bị cấm cư trú, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt cấm cư trú có trụ sở.

Trường hợp người chấp hành án chết, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để thông báo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định đình chỉ thi hành án và gửi cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Viện kiểm sát cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án bị cấm cư trú, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.


5. Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện hình phạt

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 109 Luật Thi hành án hình sự, người chấp hành án phạt cấm cư trú có các quyền sau đây:

  • Khi có lý do chính đáng và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bị cấm cư trú thì người chấp hành án phạt cấm cư trú được đến địa phương yêu cầu; thời gian lưu trú do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đến quyết định nhưng mỗi lần không quá 05 ngày;
  • Khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú theo quy định.

Và theo quy định tại Khoản 2 Điều 109 Luật Thi hành án hình sự năm 2019, người chấp hành án phạt cấm cư trú có các nghĩa vụ sau đây:

  • Không được cư trú ở những nơi đã bị cấm cư trú, trừ trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bị cấm cư trú;
  • Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật;
  • Có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú.

Trên đây là toàn bộ nội dung quy định về hình phạt cấm cư trú. Qua bài viết này chúng tôi mong rằng sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn về vấn đề này.

Luật Quang Huy là công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn luật Hình sự mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án Hình sự trong cả nước.

Nếu còn điều gì chưa rõ, cần hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự trực tuyến của Luật Quang Huy qua HOTLINE 19006588.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)

TÁC GIẢ BÀI VIẾT

Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Phú Thọ. Nguyên là Chánh tòa hình sự tòa án nhân dân Tỉnh Phú Thọ, có gần 30 năm kinh nghiệm xét xử các vụ án lớn nhỏ.
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top
Mục lục