Tội không tố giác tội phạm có bị phạt tù không?

Hình phạt đối với tội không tố giác tội phạm
Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!

Tội không tố giác tội phạm được hiểu như thế nào?

Cấu thành tội phạm của tội không tố giác tội phạm bao gồm những gì?

Không tố giác tội phạm có thể phải chịu những hình phạt gì?

Bài viết dưới đây, Luật Quang Huy sẽ cung cấp cho bạn những quy định về tội không tố giác tội phạm để bạn có thể tham khảo.


1. Không tố giác tội phạm là gì?

Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về khái niệm “không tố giác tội phạm”, tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Điều 19 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, có thể hiểu:

Không tố giác tội phạm là việc biết mà không báo, phát hiện hành vi phạm tội mà coi như không biết, im lặng, không trình báo cho cơ quan chức năng được biết để xử lý.

Việc phát hiện tội phạm có thể diễn ra khi người phạm tội đang trong quá trình chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội hoặc trong khi hành vi phạm tội đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện.

Không tố giác tội phạm là gì?
Không tố giác tội phạm là gì?

2. Hình phạt đối với tội không tố giác tội phạm

Căn cứ vào khoản 1 Điều 390 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Các tội phạm đang được chuẩn bị mà khi phát hiện nếu không tố giác sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự bao gồm:

  • Tội phạm quy định tại điều 108 (tội phản bội tổ quốc), 109 (tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân), 110 (tội gián điệp), 111 (tội xâm phạm an ninh lãnh thổ), 112 (tội bạo loạn), 113 (tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân), 114 (tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), 115 (tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội), 116 (tội phá hoại chính sách đoàn kết), 117 (tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), 118 (tội phá rối an ninh), 119 (tội chống phá cơ sở giam giữ), 120 (tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân), 121 (tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân), điều 123 (tội giết người), điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác), điều 168 (tội cướp tài sản), Điều 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), điều 207 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả), điều 299 (tội khủng bố), điều 300 (tội đi chợ hộ), điều 301 (tội bắt cóc con tin), điều 302 (tội cướp biển), điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia), điều 324 (tội rửa tiền).
  • Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi áp dụng với các tội phạm quy định tại Điều 123 (tội giết người), Điều 168 (tội cướp tài sản).

Các tội phạm đang được thực hiện mà khi phát hiện nếu không tố giác sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự bao gồm:

  • Các tội phạm tại các điều 108 (tội phản bội tổ quốc), 109 (tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân), 110 (tội gián điệp), 111 (tội xâm phạm an ninh lãnh thổ), 112 (tội bạo loạn), 113 (tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân), 114 (tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), 115 (tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội), 116 (tội phá hoại chính sách đoàn kết), 117 (tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), 118 (tội phá rối an ninh), 119 (tội chống phá cơ sở giam giữ), 120 (tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân) và 121 (tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân);
  • Các tội phạm tại các Điều 123 (tội giết người), các khoản 2, 3 và 4 Điều 141 (tội hiếp dâm), Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi), Điều 144 (tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi), khoản 2 và khoản 3 Điều 146 (tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi), các khoản 1, 2 và 3 Điều 150 (tội mua bán người), các điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi), 152 (tội đánh tráo người dưới 01 tuổi), 153 (tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi) và 154 (tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người);
  • Các tội phạm tại các Điều 168 (tội cướp tài sản), Điều 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), các khoản 2, 3 và 4 Điều 173 (tội trộm cắp tài sản), các khoản 2, 3 và 4 Điều 174 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản), các khoản 2, 3 và 4 Điều 175 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản), các khoản 2, 3 và 4 Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);
  • Các tội phạm tại các Khoản 3 và khoản 4 Điều 188 (tội buôn lậu) , khoản 3 Điều 189 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới), khoản 2 và khoản 3 Điều 190 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm), khoản 2 và khoản 3 Điều 191 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm), khoản 2 và khoản 3 Điều 192 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả), các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm), các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh), các khoản 2, 3 và 4 Điều 195 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi), khoản 2 và khoản 3 Điều 196, khoản 3 Điều 205 (tội lập quỹ trái phép), các khoản 2, 3 và 4 Điều 206 (tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng), Điều 207 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả), Điều 208 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác), khoản 2 và khoản 3 Điều 219 (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí), khoản 2 và khoản 3 Điều 220 (tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng), khoản 2 và khoản 3 Điều 221 (tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng), khoản 2 và khoản 3 Điều 222 (tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng), khoản 2 và khoản 3 Điều 223 (tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng), khoản 2 và khoản 3 Điều 224 (tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng);
  • Các tội phạm tại các Khoản 2 và khoản 3 Điều 243 (tội huỷ hoại rừng);
  • Các tội phạm tại các điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy), 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy), 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy), 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy), 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) và 253 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy), khoản 2 Điều 254 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy), các điều 255 (tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy), 256 (tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy), 257 (tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy) và 258 (tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy), khoản 2 Điều 259 (tội vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần);
  • Các tội phạm tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép), các điều 282 (tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy), 299 (tội khủng bố), 301 (tội bắt cóc con tin), 302 (tội cướp biển), 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia) và 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự), các khoản 2, 3 và 4 Điều 305 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ), các khoản 2, 3 và 4 Điều 309 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân), các khoản 2, 3 và 4 Điều 311 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc), khoản 2 và khoản 3 Điều 329 (tội mua dâm người dưới 18 tuổi);
  • Các tội phạm tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 353 (tội tham ô tài sản), các khoản 2, 3 và 4 Điều 354 (tội nhận hối lộ), các khoản 2, 3 và 4 Điều 355 (tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản), khoản 2 và khoản 3 Điều 356 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ), các khoản 2, 3 và 4 Điều 357 (tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ), các khoản 2, 3 và 4 Điều 358 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi), các khoản 2, 3 và 4 Điều 359 (tội giả mạo trong công tác), các khoản 2, 3 và 4 Điều 364 (tội đưa hối lộ), các khoản 2, 3 và 4 Điều 365 (tội môi giới hối lộ);
  • Các tội phạm tại các khoản 3 và khoản 4 Điều 373 (tội dùng nhục hình), khoản 3 và khoản 4 Điều 374 (tội bức cung), khoản 2 Điều 386 (tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử);
  • Các tội phạm tại các Điều 421 (tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược), 422 (tội chống loài người), 423 (tội phạm chiến tranh), 424 (tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê) và 425 (tội làm lính đánh thuê).

Nếu người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp không tố giác các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Người không tố giác là người bào chữa cũng sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp không tố giác các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.

Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

Hình phạt đối với tội không tố giác tội phạm
Hình phạt đối với tội không tố giác tội phạm

Khi quyết định hình phạt, Tòa án ngoài việc căn cứ vào quy định trên mà còn cân nhắc đến tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Trong từng trường hợp nhất định về loại tội phạm và chủ thể thực hiện hành vi thì người không tố giác tội phạm sẽ phải chịu hoặc không trách nhiệm hình sự.

Việc xác định hình phạt chính xác cho một trường hợp phạm tội khi chưa có là rất khó và phức tạp.

Điều này cần có kiến thức uyên thâm và bề dày kinh nghiệm của các Luật sư trong công ty Luật Quang Huy – một công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn pháp luật Hình sự mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án Hình sự trong cả nước.

Nếu bạn còn đang băn khoăn về trường hợp của mình, của người thân hay bạn bè có phải chịu trách nhiệm về việc không tố giác tội phạm, đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.


3. Các yếu tố cấu thành tội không tố giác tội phạm

3.1 Chủ thể tội không tố giác tội phạm

Chủ thể của tội không tố giác tội phạm được xác định là bất kỳ người nào đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Trong đó, căn cứ theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, thì chủ thể đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, được xác định là đối tượng chủ thể của Tội không tố giác tội phạm là những người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì một số người không được xác định là chủ thể của tội không tố giác tội phạm mặc dù họ có hành vi phát hiện và biết rõ việc phạm tội chuẩn bị xảy ra, đang xảy ra hoặc đã xảy ra nhưng cố tình không tố giác tội phạm lên cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể, đó là những chủ thể sau:

  • Ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ/chồng của người phạm tội, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm đến an ninh quốc gia, và các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại Điều 389 Bộ luật hình sự năm 2015.

Các tội đặc biệt nghiêm trọng, theo quy định tại Điều 9 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 được xác định là những tội có tính chất phạm tội và mức độ nguy hiểm cho xã hội, ảnh hưởng đến trật tự xã hội, quan hệ xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt áp dụng cho tội ấy mà Bộ luật hình sự quy định là trên 15 năm tù trở lên đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Còn các tội xâm phạm đến an ninh quốc gia được hiểu là những trường hợp tội phạm xâm phạm trực tiếp đến hệ thống chính quyền, chủ quyền, sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, chế độ chính trị của mỗi quốc gia, mà cụ thể ở đây là đất nước Việt Nam và được quy định tại Chương XIII Bộ luật hình sự năm 2015 dưới các tội danh như:

  • Tội phản bội Tổ quốc,
  • Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,
  • Tội gián điệp,
  • Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ,
  • Tội phá rối an ninh,
  • Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân…

Tuy nhiên, trên cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 19 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, trường hợp một người có hành vi phạm tội về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, hay các tội đặc biệt nghiêm trọng được liệt kê tại Điều 389 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 được trích dẫn ở trên mà ông, bà, cha, mẹ hoặc con, cháu, anh chị em ruột hoặc vợ/chồng của người này biết về hành vi phạm tội của người này nhưng vì tình nghĩa vì lo lắng cho người phạm tội này mà cố ý không tố giác tội phạm mặc dù có đủ điều kiện để tố giác thì trường hợp này, những người thân này của người phạm tội này sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội không tố giác tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự.

  • Theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, người bào chữa nếu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bào chữa, họ phát hiện được hành vi phạm tội do người mà họ bào chữa – “thân chủ” của họ đã thực hiện hoặc đã tham gia cùng thực hiện nhưng cố tình không tố giác tội phạm lên cơ quan có thẩm quyền, trừ trường hợp tội phạm mà họ không tố giác là các tội xâm phạm đến an ninh quốc gia (được quy định tại chương XIII Bộ luật hình sự ) và các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác theo quy định tại Điều 389 Bộ luật hình sự được xác định ở trên.

Trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội đối với một trong các tội xâm phạm ninh quốc gia được quy định tại Chương XIII và các tội theo quy định tại Điều 389 Bộ luật hình sự mà người bào chữa trong quá trình thực hiện việc bào chữa cho người phạm tội này đã phát hiện nhưng cố tình không tố giác tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội không tố giác tội phạm theo quy định tại Điều 390 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Các yếu tố cấu thành tội không tố giác tội phạm
Các yếu tố cấu thành tội không tố giác tội phạm

3.2 Khách thể tội không tố giác tội phạm

Khách thể của tội không tố giác tội phạm được xác định là quan hệ giữa công dân với cơ quan có thẩm quyền trong quá trình phòng, chống tội phạm.

Hành vi không tố giác tội phạm là hành vi vi phạm trách nhiệm bắt buộc của công dân trong phòng ngừa và đấu tranh đối với tội phạm, đồng thời làm ảnh hưởng đến tính đúng đắn trong hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền như Công an trong việc tiếp nhận thông tin, phát hiện tội phạm.

3.3 Mặt chủ quan tội không tố giác tội phạm

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Đối với tội không tố giác tội phạm, người phạm tội hoàn toàn nhận thức được rằng việc “không tố giác tội phạm” của mình sẽ gây nguy hại cho xã hội, ảnh hưởng đến việc cơ quan công an phát hiện, ngăn ngừa và phòng chống tội phạm, dẫn đến việc hành vi phạm tội có thể hoàn thành trên thực tế, dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm…

Nhưng họ vẫn cố tình không khai báo, không trình báo cho cơ quan có thẩm quyền được biết.

Việc không khai báo, không tố giác tội phạm của người này đã thể hiện thái độ thờ ơ, lãnh đạm trước những hành vi phạm tội đang xảy ra, ảnh hưởng đến trật tự xã hội, và việc đấu tranh phòng chống tội phạm.

3.4 Mặt khách quan tội không tố giác tội phạm

Có hành vi không báo, tố giác cho cơ quan có thẩm quyền về việc một tội phạm đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã được thực hiện xong mà mình biết rõ.

Trong trường hợp này, hành vi phạm tội được thể hiện dưới dạng “không hành động”, tức là không thực hiện hành vi “tố giác”, hay “trình báo” với cơ quan thẩm quyền khi phát giác về sự việc phạm tội.

  • Tội phạm đang chuẩn bị: Là trường hợp người phạm tội đang tiến hành tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm.
  • Tội phạm đang thực hiện: Là trường hợp người phạm tội đang thực hiện các hành vi phạm tội mà chưa hoàn thành tội phạm đó (tức tội phạm đã hoàn thành).
  • Tội phạm đã được thực hiện là trường hợp người phạm tội đã thực hiện xong những hành vi cấu thành của một tội phạm cụ thể.

4. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Trên đây là toàn bộ giải đáp của chúng tôi về cấu thành và hình phạt đối với tội không tố giác tội phạm theo quy định của pháp luật.

Luật Quang Huy là công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn luật Hình sự mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án Hình sự trong cả nước.

Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, có nội dung gây hiểu nhầm hoặc có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể kết nối tới HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được Luật sư tư vấn luật hình sự tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

5/5 - (2 bình chọn)

TÁC GIẢ BÀI VIẾT

Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Phú Thọ. Nguyên là Chánh tòa hình sự tòa án nhân dân Tỉnh Phú Thọ, có gần 30 năm kinh nghiệm xét xử các vụ án lớn nhỏ.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top
Mục lục