Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai

Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai
Bạn cần tư vấn luật đất đai?
Liên hệ 1900.6784 để được luật sư giải đáp hoàn toàn miễn phí!

Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai là gì? Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai? Cách điền thông tin biên bản hòa giải tranh chấp đất đai? Nội dung biên bản hòa giải tranh chấp đất đai? Các trường hợp phải có biên bản hòa giải tranh chấp đất đai mới được khởi kiện?

Bài viết dưới đây, Luật Quang Huy hy vọng sẽ cung cấp đến bạn đầy đủ và chính xác thông tin về vấn đề này để bạn có thể tham khảo.


1. Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai là gì? 

Tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. 

Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai là văn bản ghi nhận kết quả của một quá trình bàn bạc, xem xét cũng như nhu cầu của các bên trong tranh chấp đất đai, được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.


2. Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai

Pháp luật hiện nay không có quy định về mẫu hợp đồng này, tuy nhiên, dựa theo những quy định pháp luật liên quan, Luật Quang Huy sẽ cung cấp cho bạn đọc mẫu hợp đồng góp vốn quyền sử dụng đất chuẩn nhất dưới đây:

TẢI MẪU BIÊN BẢN HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI


3. Hướng dẫn cách điền thông tin biên bản hòa giải tranh chấp đất đai

Dưới đây là cách điền thông tin biên bản hòa giải tranh chấp đất đai mà bạn cần phải lưu ý:

  • Phần thông tin thành phần tham gia hòa giải: Cần ghi rõ thông tin của Hội đồng hòa giải, của người yêu cầu giải quyết tranh chấp và các bên liên quan. Nếu vắng mặt phải ghi rõ lý do.
  • Phần nội dung hòa giải: Ghi rõ tiến trình diễn ra phiên hòa giải.

Thông thường người chủ trì nêu rõ lý do hoà giải, giới thiệu thành phần tham dự hoà giải, tư cách tham dự của người tranh chấp, người bị tranh chấp và các cá nhân, tổ chức có liên quan. Công bố nội dung hoà giải, hướng dẫn các bên tham gia hoà giải, cách thức hòa giải để đảm bảo phiên hoà giải có trật tự và hiệu quả. Cán bộ địa chính báo cáo tóm tắt kết quả xác minh (lưu ý không nêu hướng hòa giải).

  • Phần ý kiến của các thành viên tham gia hòa giải:
  • Ý kiến phát biểu của người tranh chấp (nêu nội dung, yêu cầu hoà giải, tài liệu chứng minh …);
  • Ý kiến phát biểu của người bị tranh chấp (phản biện lại ý kiến của người có đơn tranh chấp, tài liệu chứng minh, yêu cầu …);
  • Ý kiến của người có liên quan;
  • Ý kiến của các thành viên Hội đồng hòa giải.
  • Phần kết luận: Trên cơ sở các ý kiến tại phiên hòa giải và thông tin, tài liệu thu thập được, người chủ trì kết luận các nội dung:
  • Những nội dung đã được các bên tham gia hòa giải thỏa thuận, không thoả thuận. Trường hợp không thoả thuận được thì ghi rõ lý do.
  • Những nội dung đã được các bên tham gia hòa giải thỏa thuận, không thoả thuận. Trường hợp không thoả thuận được thì ghi rõ lý do.
  • Trường hợp hòa giải thành thì ghi rõ trong Biên bản: Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp không có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành hôm nay thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân (cấp xã) sẽ tổ chức thực hiện kết quả hòa giải thành
  • Phần ký tên: Các thành phần tham gia phiên hòa giải ký tên, đóng dấu vào phần cuối biên bản, xác nhận những nội dung được ghi nhận trong biên bản hòa giải tranh chấp đất đai đó.
Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai
Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai

4. Nội dung biên bản hòa giải tranh chấp đất đai

Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai gồm có các nội dung: 

  • Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; 
  • Thành phần tham dự hòa giải; 
  • Tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); 
  • Ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; 
  • Những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.

Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng; các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải; các thành viên tham gia hòa giải. Biên bản phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã. Đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.


5. Các trường hợp phải có biên bản hòa giải tranh chấp đất đai mới được khởi kiện

Tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định:

Tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp; được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện.

Tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất: Tranh chấp về hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất; tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất; chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất;… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Theo đó, trường hợp xảy ra tranh chấp đất đai (tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất) mà chưa được hòa giải tại UBND xã thì chưa đủ điều kiện khởi kiện tranh chấp đất đai. 

Như vậy, để khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai, người có yêu cầu phải có biên bản hòa giải tranh chấp đất đai.


6. Cơ sở pháp lý

  • Luật Đất đai 2013;
  • Luật Hòa giải ở cơ sở 2013;
  • Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP Hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án;
  • Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về nội dung biên bản hòa giải tranh chấp đất đai.

Luật Quang Huy là công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn pháp luật về vấn đề hòa giải tranh chấp đất đai mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng khi gặp phải những vấn đề pháp lý khi hòa giải tranh chấp đất đai trong phạm vi cả nước. 

Nếu còn vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ liên quan đến quy định về nội dung hòa giải tranh chấp đất đai, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn Luật đất đai trực tuyến theo HOTLINE 1900 6588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

Bạn cần tư vấn luật đất đai?
Liên hệ 1900.6784 để được luật sư giải đáp hoàn toàn miễn phí!
5/5 - (2 bình chọn)
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Phú Thọ. Nguyên là Chánh tòa hình sự tòa án nhân dân Tỉnh Phú Thọ, có gần 30 năm kinh nghiệm xét xử các vụ án lớn nhỏ.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top