Quy định cấp thẻ bảo hiểm y tế dân tộc

Quy định cấp thẻ bảo hiểm dân tộc
Nếu có vấn đề cần giải đáp thắc mắc về bảo hiểm y tế, bạn vui lòng liên hệ ngay qua số điện thoại Tổng đài hỏi đáp bảo luật bảo hiểm y tế 19006573 để được tư vấn hỗ trợ trực tuyến. Trân trọng.

Quyền lợi dành về bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số được pháp luật quy định đầy đủ trong Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 được Nhà nước ban hành. Vậy, người dân tộc thiểu số được hưởng những quyền lợi gì khi tham gia thẻ bảo hiểm y tế, thủ tục cấp bảo hiểm y tế dân tộc bao gồm những gì? Để nắm rõ được các quy định về bảo hiểm dân tộc, xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Quang Huy.


1. Bảo hiểm y tế dân tộc được cấp cho đối tượng nào?

Đối tượng người dân tộc thiểu số được Ngân sách Nhà nước đóng tiền bảo hiểm y tế được quy định tại Khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014.

Theo đó, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, sinh sống tại xã đảo, huyện đảo sẽ được nhà nước đóng bảo hiểm y tế. Cũng có nghĩa là không phải người dân tộc thiểu số nào cũng được Nhà nước đóng bảo hiểm y tế mà phải đáp ứng điều kiện về khu vực địa lý, kinh tế thì mới được Nhà nước đóng.


2. Quyền lợi của thẻ bảo hiểm y tế dân tộc bao gồm những gì?

2.1. Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân tộc thiểu số khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế, người dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán là 100% chi phí khám chữa bệnh.

2.2. Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân tộc thiểu số khi đi khám chữa bệnh trái tuyến

Theo khoản 5 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014, đối tượng này khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến thì vẫn được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương vẫn sẽ được bảo hiểm y tế chi trả là 100% chi phí khám chữa bệnh.

Trường hợp người được cấp thẻ bảo hiểm y tế dân tộc tự ý đi khám bệnh, điều trị ngoại trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương sẽ không được bảo hiểm y tế thanh toán.

Quy định cấp thẻ bảo hiểm dân tộc
Quy định cấp thẻ bảo hiểm dân tộc

3. Thủ tục cấp bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số như thế nào?

Để được cấp bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số cần thực hiện theo những bước sau đây:

3.1. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người dân cần chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ để xin cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người dân tộc bao gồm:

  • Sổ hộ khẩu;
  • Sổ tạm trú;
  • Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đối tượng cư trú.

3.2. Bước 2: Nộp hồ sơ

Người dân tộc thiểu số thuộc trường hợp người tham gia do ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm xã hội nên nộp hồ sơ đăng ký bảo hiểm dân tộc cho cơ quan Bảo hiểm xã hội hoặc Trung tâm Phục vụ Hành chính công, Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường/thị trấn.

3.3. Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Cơ quan Bảo hiểm tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định. Thời gian giải quyết không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp phải xác minh quá trình đóng bảo hiểm y tế ở tỉnh khác thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người dân biết.

3.4. Bước 4: Nhận kết quả

Người tham gia nhận sổ thẻ bảo hiểm y tế tại cơ quan Bảo hiểm xã hội hoặc Trung tâm Phục vụ Hành chính công, Uỷ ban nhân dân cấp xã/ phường/ thị trấn hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.


4. Người dân tộc thiểu số đã chuyển khẩu có được hưởng 100% BHYT?

Theo Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, khi người dân tộc thiểu số khi chuyển khẩu về vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; xã đảo, huyện đảo theo quy định vẫn được hưởng 100% bảo hiểm y tế.

Trong trường hợp người dân tộc thiểu số chuyển khẩu về những vùng có điều kiện kinh tế xã hội không thuộc các trường hợp trên thì sẽ không được hưởng 100% bảo hiểm y tế theo quy định.


5. Người dân tộc khi đi làm thì có được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế dân tộc nữa không?

Trong trường hợp người dân tộc đi làm việc tại công ty, doanh nghiệp, họ sẽ tham gia bảo hiểm y tế theo diện do người sử dụng lao động đóng.

Như vậy, khi đi làm việc, người dân tộc thiểu số thuộc cả hai đối tượng tham gia bảo hiểm y tế:

  • Tham gia BHYT bắt buộc tại nơi làm việc do người lao động và người sử dụng lao động đóng;
  • Đối tượng được Nhà nước đóng BHYT.

Theo quy định của pháp luật về BHYT, mỗi người chỉ có được có 01 thẻ bảo hiểm y tế. Theo Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014, nếu như người dân tộc đi làm việc, họ vẫn sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn.

Tức là, nếu họ vẫn cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, sinh sống tại xã đảo, huyện đảo mà đi làm việc theo hợp đồng lao động thì sẽ vẫn phải tham gia đóng bảo hiểm y tế tại doanh nghiệp nhưng vẫn được bảo hiểm y tế chi trả 100% chi phí khi đi khám chữa bệnh.

Khi người dân tộc thiểu số đi làm việc theo hợp đồng lao động, để được hưởng quyền lợi của bảo hiểm y tế cao hơn, người lao động phải cung cấp thẻ bảo hiểm y tế đang sử dụng của mình cũng như giấy tờ chứng minh mình là người dân tộc thiểu số sinh sống tại những khu vực trên cho đơn vị làm việc.

Sau khi nộp đầy đủ giấy tờ cho người sử dụng lao động, người lao động là dân tộc thiểu số khi đi khám chữa bệnh sẽ được hưởng mức quyền lợi cao nhất.


6. Cơ sở pháp lý

  • Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật Bảo hiểm y tế do Văn phòng Quốc hội ban hành;
  • Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;
  • Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Y tế quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về bảo hiểm y tế dân tộc theo quy định pháp luật hiện hành.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn luật Bảo hiểm y tế trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

 

5/5 - (2 bình chọn)
Nguyễn Thị Huyền
Nguyễn Thị Huyền
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Huyền. Hiện đang là Trưởng phòng Quản lý Nhân sự tại Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Chuyên về các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật lao động, pháp luật bảo hiểm,...
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

HOTLINE TƯ VẤN BHXH

Scroll to Top