Mẫu hợp đồng tín dụng

Mẫu hợp đồng tín dụng
Lưu ý: Đây chỉ là mẫu hợp đồng áp dụng cho các trường hợp chung. Trên thực tế sẽ có nhiều điều khoản mà các bên cần thống nhất lại. Nếu bạn cần hợp đồng cụ thể, chi tiết để có thể đảm bảo quyền lợi cho mình, vui lòng gọi hotline 1900.6784 để được đội ngũ luật sư tư vấn và hỗ trợ soạn thảo hợp đồng.

Để vận hành nền kinh tế, nhu cầu về vốn là một điều kiện cần thiết.

Ngoài việc sử dụng vốn cho việc sản xuất kinh doanh, vốn còn để sử dụng cho các mục đích hợp pháp khác như học tập, mua nhà,…

Để tiến hành có vốn, người có nhu cầu cần phải tiến hành yêu cầu cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng thông qua hợp đồng tín dụng.

Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ giới thiệu đến các bạn đọc về hợp đồng tín dụng để tránh những rủi ro khi vay vốn theo loại hợp đồng này.


1. Hợp đồng tín dụng là gì?

Quan hệ tín dụng là quan hệ không còn xa lạ trong xã hội.

Vậy hợp đồng tín dụng là gì?

Hợp đồng tín dụng là văn bản thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và các tổ chức, cá nhân về việc tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.


2. Mẫu hợp đồng tín dụng

Khi có nhu cầu vay vốn để phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh hoặc cuộc sống hàng ngày, người có nhu cầu về vốn sẽ phải vay vốn tại các tổ chức tín dụng và việc ký kết các hợp đồng tín dụng là điều không thể tránh khỏi.

Vậy để nắm chắc các nội dung của hợp đồng tín dụng, tránh tình huống bất lợi cho mình, bạn đọc có thể tham khảo trước mẫu hợp đồng tín dụng sau đây:

Mẫu hợp đồng tín dụng


[su_button url=”https://luatquanghuy.vn/wp-content/uploads/mau-hop-dong-tin-dung-1.docx” target=”blank” style=”3d” background=”#9A1C24″ color=”#F2AF1B” size=”7″ radius=”10″] TẢI HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG [/su_button]


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————-

HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
Số: ………………..

Hôm nay, ngày …/… …/ … … … …, tại … … … … … … …, các Bên gồm:

Bên Cho Vay: ……………………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ trụ sở : ……………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại :.…………………. -Fax:……………………………………………………………………………………

Đại diện : Ông/Bà: ……………………- Chức vụ: …………………………………………………………………

Sau đây gọi là Bên Ngân hàng,

Bên Vay: Ông……………………………..và Bà …………………………………………………………………..

Hộ khẩu TT : …………………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ hiện tại : …………………………………………………………………………………………………………………

Giấy CMND : Ông……………….mang Giấy CMND số ……………….do Công an ……………….. cấp ngày……./ …../…../…..

Điện thoại nhà riêng: …………………. – Điện thoại di động: …………………………………….

Email (nếu có): ………………………………………………………………………………………………

Đã thỏa thuận và nhất trí ký kết Hợp đồng tín dụng (“Hợp đồng”) này với các nội dung như sau:

Điều 1: Bên A đồng ý cho Bên B vay số tiền như sau:

Tổng số tiền cho vay:

(Bằng chữ):……………………………….)

Mục đích sử dụng tiền vay:

Phương thức cho vay:

Điều 2: Thời hạn cho vay:…… tháng. Từ ngày………………….. đến ngày………………………

Điều 3: Lãi suất cho vay, thu lãi tiền vay:

Lãi suất cho vay:…..%/tháng. Lãi suất nợ quá hạn:….. %/tháng

Cách tính lãi tiền vay:

Thời điểm thu lãi tiền vay:

Điều 4: Thu nợ, phương thức trả nợ:

Số tiền cho vay được trả thành….. kỳ hạn. Kỳ hạn trả nợ mức trả nợ mỗi kỳ hạn như sau:….. tháng thu 1 lần, mỗi lần thu….. đ vốn, và lãi theo số dư.

Điều 5: Điều kiện nhận tiền vay:

Bên B chỉ được nhận tiền vay vào mục đích quy định tại Điều 1 của bản hợp đồng.

Mỗi lần rút tiền vay, Bên B phải xuất trình giấy CMND và các giấy tờ liên quan đến việc sử dụng tiền vay (nếu có).

Trường hợp Bên B không trực tiếp nhận tiền vay thì phải thực hiện việc ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật (theo mẫu quy định của Ngân hàng).

Điều 6: Biện pháp đảm bảo tiền vay:

Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: Thu nợ từ tiền lương và các thu nhập khác được cơ quan, đơn vị xác nhận và cam kết theo giấy đề nghị vay vốn ngày

Điều 7: Quyền và nghĩa vụ của Bên A:

Yêu cầu Bên B cung cấp kịp thời các loại giấy tờ có liên quan đến việc sử dụng tiền vay.

Từ chối phát tiền vay, chấm dứt việc cho vay,yêu cầu thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản, thu hồi nợ trước kỳ hạn khi Bên B không thực hiện được các điều kiện quy định tại Điều 4 của bản hợp đồng này hoặc khi Bên B sử dụng vốn sai mục đích, vi phạm hợp đồng tín dụng.

Trường hợp Bên B không trả được nợ đến hạn và hai bên không có thỏa thuận gì khác thì Bên A chuyển nợ quá hạn và thông báo cho cơ quan, đơn vị quản lý lao động Bên B có nghĩa vụ thực hiện cam kết theo giấy đề nghị vay vốn.

Điều 8: Quyền và nghĩa vụ của Bên B

Sử dụng tiền vay đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi tiền vay đầy đủ và đúng hạn theo thỏa thuận tại hợp đồng này.

Cung cấp đầy đủ, kịp thời các loại giấy tờ có liên quan đến việc sử dụng tiền vay cho Bên A cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi để Bên A kiểm tra việc sử dụng vốn của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật khi vi phạm các cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Điều 9: Cam kết chung;

Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản ghi trong hợp đồng tín dụng này, những nội dung khác đã quy định trong hệ thống pháp luật của Nhà nước Việt Nam không ghi trong hợp đồng này, hai bên tôn trọng thực hiện.

Trường hợp xảy ra tranh chấp, hai cùng nhau thương lượng. Nếu không có kết quả thì chuyển vụ việc tới cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật để giải quyết.

Điều 10: Hiệu lực hợp đồng:

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi Bên B thanh toán cho Bên A đầy đủ gốc và lãi tiền vay.

Hợp đồng này được lập thành 3 bản, có giá trị ngang nhau, Bên A giữ 2 bản, Bên B giữ 1 bản.

BÊN A
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
BÊN B
(Ký, ghi rõ họ tên)

3. Cách viết mẫu hợp đồng tín dụng

Khi tham gia ký kết hợp đồng tín dụng, thông thường hợp đồng tín dụng có đặc điểm là hợp đồng mẫu có sẵn

Nên khi tham gia ký kết hợp đồng tín dụng, người đi vay vốn chỉ được quyền chấp nhận những thông tin theo mẫu mà các tổ chức tín dụng đã đưa ra mà không có quyền thỏa thuận như các hợp đồng thông thường.

Vậy khi tham gia ký kết các hợp đồng tín dụng, người vay vốn chỉ cần điền đầy đủ các thông tin tại phần “bên vay” theo giấy tờ tùy thân của mình.

Còn những thông tin tại phần “bên cho vay” sẽ là thông tin mặc định theo mẫu của tổ chức tín dụng mà bên vay vay vốn.

Ngoài ra, về phần lãi suất, bên vay sẽ được lựa chọn các gói lãi suất mà ngân hàng đã cung cấp sẵn từ trước đó.


4. Hợp đồng tín dụng có phải công chứng không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hợp đồng tín dụng không thuộc trường hợp bắt buộc phải công chứng

Tuy nhiên, trong trường hợp các bên có yêu cầu thì hợp đồng tín dụng vẫn có thể được công chứng theo thủ tục quy định tại Điều 40 Luật Công chứng 2014.


Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề: Mẫu hợp đồng tín dụng.

Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.

Trân trọng ./.

5/5 - (1 bình chọn)
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Với phương châm "Luật sư của mọi nhà", Luật Quang Huy đang nỗ lực không ngừng để tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc, an toàn cho Quý khách hàng!
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top