Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?
Nhằm giải đáp được toàn bộ các thắc mắc liên quan đến thuế suất, đối tượng đóng, đối tượng miễn thuế xuất nhập khẩu, Luật Quang Huy đã bổ sung thêm Tổng đài tư vấn luật thuế xuất nhập khẩu trực tuyến. Nếu Quý khách có nhu cầu kết nối với chúng tôi, bạn liên hệ ngay cho Luật sư qua Tổng đài 19006588.

Bạn đang quan tâm đến việc xuất nhập khẩu tại chỗ bởi những lợi ích của hình thức này? Vậy xuất – khẩu tại chỗ có phải chịu thuế không? Những lợi ích của hình thức này là gì? Bài viết sau đây của Luật Quang Huy sẽ giúp bạn đọc giải đáp được các thắc mắc trên.


1. Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?

Xuất – nhập khẩu tại chỗ là hình thức mà hàng hoá được các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam bán cho thương nhân nước ngoài nhưng lại giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài. Doanh nghiệp xuất khẩu gồm cả các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Như vậy, xuất – nhập khẩu tại chỗ cần 3 yếu tố:

  • Bán hàng (xuất khẩu) cho thương nhân nước ngoài;
  • Địa điểm giao hàng tại Việt Nam;
  • Thông tin người nhận hàng do người mua hàng nước ngoài cung cấp.

2. Nhập khẩu, xuất khẩu tại chỗ có chịu thuế không?

Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Một đặc thù của nền kinh tế hiện nay, kể cả Việt Nam là hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra rất mạnh mẽ.

Theo quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014, 2016) thì hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được áp dụng mức thuế suất 0%. Bên cạnh đó, xuất nhập khẩu tại chỗ cũng không phải chịu thuế xuất nhập khẩu mà chỉ chịu những loại thuế dựa trên tính chất của hàng hóa (Thuế bảo vệ môi trường…)


3. Lợi ích khi xuất nhập khẩu tại chỗ

Hình thức xuất khẩu tại chỗ này đang dần phổ biến đối các chủ doanh nghiệp, tuy nhiên không phải ai cũng rõ những điểm cộng của hình thức xuất khẩu mới này mang lại:

  • Thứ nhất là tiết kiệm khá nhiều chi phí cho doanh nghiệp;
  • Thứ hai là tiết kiệm thời gian vận chuyển, hàng giao nhanh và đảm bảo hàng hóa được an toàn. Tiến độ công việc vì vậy cũng sẽ nhanh hơn;
  • Chủ doanh nghiệp hưởng được nhiều ưu đãi về thuế xuất…

4. Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ

Theo Điều 86 – Thông tư số 38/2015/TT-BTC về “Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ” thì hàng hóa xuất khẩu tại chỗ bao gồm 3 loại:

  • Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP;
  • Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
  • Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?
Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?

5. Thủ tục hải quan với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ

Dù hoạt động xuất – nhập khẩu ở hình thức nào thì 2 bên đối tác kinh doanh vẫn phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật về quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và các chính sách liên quan. Với hình thức xuất khẩu – nhập khẩu tại chỗ, thủ tục hải quan được tiến hành thực hiện dựa trên quy định do pháp luật ban hành.

Hồ sơ hải quan cần có bao gồm:

  • Tờ khai hải quan: Dùng để kê khai thông tin của hàng hóa trong quá trình xuất nhập khẩu
  • Hợp đồng mua bán: Minh chứng nguồn gốc, xác thực hàng hóa
  • Hóa đơn thương mại, hoặc hóa đơn GTGT, chứng từ vận tải
  • Phiếu kiểm tra chất lượng hàng hóa: đảm bảo là loại hàng hóa được phép kinh doanh. Chủ doanh nghiệp nên tìm hiểu về các mặt hàng hóa bị cấm xuất – nhập khẩu theo quy định để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.
  • Chứng từ khác có liên quan tuỳ vào từng trường hợp cụ thể…

Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan thuận tiện do người khai hải quan lựa chọn và theo quy định của từng loại hình.

Thời hạn làm thủ tục hải quan: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.

Thủ tục hải quan bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp xuất khẩu khai hải quan

Dựa trên cơ sở hợp đồng đã được ký với thương nhân nước ngoài có chỉ định giao hàng tại Việt Nam, doanh nghiệp xuất khẩu phải kê khai đầy đủ các tiêu chí tương ứng cho doanh nghiệp xuất khẩu trên tờ khai.

Bước 2: Doanh nghiệp nhập khẩu làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ

Sau khi các doanh nghiệp xuất khẩu đã hoàn thiện đầy đủ các tờ khai và đến Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục để đăng ký làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ phù hợp đối với loại hình xuất nhập khẩu sau khi nhận đủ hàng.

Bước 3: Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu

Tiếp tục hoàn thiện các giai đoạn bao gồm: nộp tờ khai, tính thuế, niêm phong mẫu hàng (nếu có), xác nhận đã làm thủ tục, giao doanh nghiệp và lưu trữ hồ sơ, thông báo cho Cục Thuế địa phương nơi theo dõi thuế của doanh nghiệp biết.

Bước 4: Doanh nghiệp xuất khẩu

Lúc này, doanh nghiệp xuất khẩu phải nhận hồ sơ đã được làm thủ tục chuyển cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất để đăng ký làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ.

Bước 5: Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu

Chi cục hải quan sẽ tiếp nhận tờ khai hải quan, cùng các chứng từ khác thuộc hồ sơ xuất khẩu tại chỗ. Sau đó, tiếp tục tiến hành các bước đăng ký tờ khai theo quy định, phù hợp với từng loại xuất khẩu, nhập khẩu, thuế phí (nếu có).

Trên đây là một số thông tin liên quan đến hình thức xuất khẩu tại chỗ bao gồm khái niệm, đặc điểm, các loại hàng hóa và thủ tục hải quan khi xuất khẩu tại chỗ.

Lưu ý: Trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên và các đối tác mua bán hàng hóa với doanh nghiệp ưu tiên; doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan và đối tác mua bán hàng hóa cũng là doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được giao nhận nhiều lần trong một thời hạn nhất định theo một hợp đồng/đơn hàng với cùng người mua hoặc người bán thì được giao nhận hàng hóa trước, khai hải quan sau.

Việc khai hải quan được thực hiện trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày thực hiện việc giao nhận hàng hóa. Người khai hải quan được đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ tại 01 Chi cục Hải quan thuận tiện; chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

Cơ quan hải quan chỉ kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc giao nhận hàng hóa (không kiểm tra thực tế hàng hóa). Đối với mỗi lần giao nhận, người xuất khẩu và người nhập khẩu phải có chứng từ chứng minh việc giao nhận hàng hóa (như hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ…), chịu trách nhiệm lưu giữ tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra.


6. Cơ sở pháp lý

  • Luật Thuế giá trị gia tăng 2008;
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Nghị định số 187/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề xuất nhập khẩu tại chỗ có chịu thuế không theo quy định pháp luật hiện hành.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn luật thuế xuất khẩu tại chỗ của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Cố vấn Nguyễn Quỳnh Trang
Cố vấn Nguyễn Quỳnh Trang
Kiểm toán viên (CPA) – Hiện là cố vấn thuế cao cấp cho nhiều doanh nghiệp lớn trên toàn quốc với 20 năm kinh nghiệm thực tiễn
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HOTLINE 1900.6588

Scroll to Top