Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt rượu, bia

Bạn đã biết cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu chưa?

Thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng đối với một số loại hàng hóa nhất định. Theo đó, rượu là một trong những mặt hàng tiêu biểu phải chịu loại thuế này. Trong bài viết sau đây của Luật Quang Huy, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu, bia.


1. Tại sao rượu lại là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ cần hiểu thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Nói theo cách đơn giản nhất thì thuế tiêu thụ đặc biệt được hiểu là loại thuế đánh lên các loại hàng hóa đặc biệt. Hàng hóa đặc biệt ở đây hiểu là không phục vụ cho những nhu cầu thông thường, không được khuyến khích do có hại cho sức khỏe, môi trường hoặc hàng hóa xa xỉ nên được coi là hàng hóa đặc biệt.

Tóm lại, rượu bia hay những loại chất có cồn khác sẽ là các loại hàng hoá không được khuyến khích nên sẽ là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Tương tự như vậy, những loại hàng hoá dịch vụ như xe ô tô, mỹ phẩm, nước hoa, massage, xăng dầu,… cũng sẽ là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.


2. Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu bia?

Căn cứ theo quy định tại Thông tư 195/2015/TT-BTC và Thông tư 130/2016/TT-BTC của Bộ tài chính, cách tính Thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu phải nộp theo công thức chung:

Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

Lưu ý: Nếu được khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt thì việc khấu trừ tiền thuế tiêu thụ đặc biệt được thực hiện khi kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp được xác định theo công thức sau đây:

Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = Số thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được bán ra trong kỳ Số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với hàng hóa, nguyên liệu ở khâu nhập khẩu hoặc số thuế tiêu thụ đặc biệt đã trả ở khâu nguyên liệu mua vào tương ứng với số hàng hóa được bán ra trong kỳ.

Trong đó:

Căn cứ theo khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2016 thì rượu phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, với mức thuế suất cụ thể như sau:

Loại rượu Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (%)
a) Rượu từ 20 độ trở lên:
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016 55
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 60
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 65
b) Rượu dưới 20 độ:
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 30
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 35
  • Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt:

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ là giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và thuế giá trị gia tăng. Tuỳ vào từng trường hợp mà giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được xác định khác nhau. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách tính ba trường hợp xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt cùng với ví dụ đi kèm, cụ thể như sau:

2.1. Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu cho trường hợp tính thuế tiêu thụ đặc biệt phát sinh cả đầu vào và đầu ra

Tình huống 1:

Công ty cổ phần DC chuyên sản xuất rượu. Công ty là đối tượng đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 9/2018 có tình hình sau:

  • Nhập khẩu 1.250.000 lít rượu nước với giá nhập 0,85 USD/lít. Thuế nhập khẩu đối với rượu nước là 15%. Công ty đã nộp thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu và có đủ chứng từ nộp thuế theo quy định. Trong tháng, xuất kho 700.000 lít để sản xuất 2.100.000 chai rượu. Lượng rượu chai sản xuất ra đã được nhập kho thành phẩm và xuất tiêu thụ.
  • Theo số liệu kế toán phản ánh về tình hình tiêu thụ trong tháng thì số lượng rượu còn tồn cuối tháng là 75.000 chai.
  • Biết rằng, số chai rượu còn tồn đầu tháng là 85.000 chai. Giá bán xuất xưởng đã có thuế tiêu thụ đặc biệt là 17.400 đồng/chai; thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu là 45%. Thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với rượu là 10%. Tỷ giá ngoại tệ bình quân liên ngân hàng tại thời điểm kê khai, nộp thuế nhập khẩu là 1 USD = 21.000 đồng.

Giả sử rượu chai tồn kho đầu kỳ không sản xuất từ rượu nước nhập khẩu. Số thuế tiêu thụ đặc biệt công ty DC phải nộp cho số rượu đã tiêu thụ trong tháng 9/2018 được tính như sau:

Bước 1. Xác định đối tượng chịu thuế và nộp thuế:

Ở trên chúng ta đã xác định rằng: rượu chính là đối tượng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, bao gồm rượu ở các hình thái khác nhau: rượu nước, rượu đóng chai… Do đó, công ty DC sẽ là đối tượng phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt khi nhập khẩu rượu nước và khi tiêu thụ rượu chai.

Bước 2. Tính thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khâu nhập khẩu rượu nước:

Căn cứ theo quy định tại quy định tại Điều 2, Thông tư 130/2016/TT-BTC, đối với hàng nhập khẩu tại khâu nhập khẩu, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định như sau:

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu

Theo đó:

  • Giá tính thuế nhập khẩu rượu nước: 1.250.000 0.85 21.000 = 22.312.500.000 đồng;
  • Thuế nhập khẩu rượu nước: 22.312.500.000 x 15% = 3.346.875.000 đồng

Bước 3. Tính thuế tiêu thụ đặc biệt phát sinh khi tiêu thụ nội địa rượu chai:

Căn cứ theo quy định tại quy định tại Điều 2, Thông tư 130/2016/TT-BTC, “Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu: giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định như sau:

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = (Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng – Thuế bảo vệ môi trường nếu có) / (1 + % thuế tiêu thụ đặc biệt)

Theo đó:

  • Số lượng rượu tiêu thụ trong tháng là:  85.000 + 2.100.000 75.000 = 2.110.000 chai;
  • Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu chai xuất bản: 2.110.000 chai x 17.400/(1 + 45%) = 25.320.000.000 đồng;
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu chai xuất bán: 25.320.000.000 x 45% = 11.394.000.000 đồng.

Bước 4. Tính thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp trong tháng:

Căn cứ theo quy định tại quy định tại Điều 1, Thông tư 20/2017/TT-BTC, người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bán ra trong nước.

Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ tương ứng với số thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu bán ra và chỉ được khấu trừ tối đa bằng tương ứng số thuế tiêu thụ đặc biệt tính được ở khâu bán ra trong nước. Đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt không được khấu trừ thuế, người nộp thuế được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp:

Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = Số thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được bán ra trong kỳ Số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với hàng hóa, nguyên liệu ở khâu nhập khẩu

Thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu nước đã nộp khi nhập khẩu được khấu trừ:

  • Thuế tiêu thụ đặc biệt của 1 lít rượu nước nhập khẩu: 11.546.718.750/1.250.000 = 9.237.375/lít;
  • Định mức sử dụng rượu nước để sản xuất rượu chai: 700.000/2.100.000 = 0.33 lít/chai;
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu nước nhập khẩu được khấu trừ: (2.110.000 – 85.000) x 0.33 x 9.237.375 = 6.235.228.125 đồng;
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu chai còn phải nộp tháng 9 năm 2018: 11.394.000.000 – 6.235.228.125 = 5.158.771.875 đồng.

2.2. Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu cho trường hợp “chỉ tính thuế tiêu thụ đặc biệt phát sinh ở đầu ra

Tình huống:

Một doanh nghiệp sản xuất rượu nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong tháng tính thuế có tình hình sau:

  •  Tiêu thụ trong nước 10.000 chai rượu, giá bán chưa thuế tiêu thụ đặc biệt và chưa thuế giá trị gia tăng: 60.000 đồng/chai.
  • Xuất khẩu 5.000 chai rượu, giá FOB 70.000 đồng/chai. Chi phí vận chuyển đến cảng xuất trả cho doanh nghiệp vận tải theo giá chưa thuế giá trị gia tăng là 100 triệu đồng.
  • Đổi 1.000 chai rượu lấy 5 chiếc máy điều hòa nhiệt độ. Số máy điều hòa này được sử dụng để lắp vào các phòng làm việc trong doanh nghiệp.

Yêu cầu: Xác định thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, biết rằng: Hàng hoá, dịch vụ mua vào đều thanh toán qua ngân hàng theo quy định của PL và có hoá đơn hợp pháp. Và Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu là 35%.

Bước 1. Xác định đối tượng chịu thuế và nộp thuế:

Rượu tiêu thụ trong nước: là đối tượng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Rượu xuất khẩu: giả sử rượu xuất khẩu có đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật nên không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;

Rượu sử dụng để trao đổi: vẫn được coi là bán nên sẽ là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Bước 2. Tính thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp trong kỳ:

  • Thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu tiêu thụ trong nước: 10.000 x 60.000 x 35% = 210 triệu đồng;
  • Rượu sử dụng để trao đổi lấy điều hoà: 1.000 x 60.000 x 35% = 21 triệu đồng;

Như vậy, tổng thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp là: 231 triệu đồng.

Bạn đã biết cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu chưa?
Bạn đã biết cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu chưa?

2.3. Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu cho trường hợp có “bao bì”

Căn cứ theo quy định tại quy định tại Điều 5, Thông tư 195/2015/TT-BTC, đối với hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường (nếu có), chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt và không loại trừ giá trị vỏ bao bì.

Tình huống 2:

Công ty A sản xuất rượu nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong tháng 4/2019 có tình hình như sau:

  • Bán 500.000 két rượu chai theo phương thức thu đổi vỏ chai cho các công ty thương mại với giá chưa thuế giá trị gia tăng 198.000 đồng/két. doanh nghiệp cũng khuyến mại cho khách hàng theo quy định pháp luật loại rượu này 100 két.
  • Bán cho công ty thương mại 200.000 két rượu chai theo phương thức không thu đổi vỏ chai để xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài (Có đủ hồ sơ quy định) với giá chưa thuế giá trị gia tăng 120.000 đồng/két. Cuối tháng công ty thương mại chỉ xuất khẩu 140.000 đồng/ két.
  • Trong tháng 4 thực hiện quyết toán số tiền đặt cọc vỏ chai rượu quý 2 năm 2019 cho các công ty thương mại. Mức tiền đặt cọc theo giá đã có thuế giá trị gia tăng là 1.100 đồng/vỏ chai. Tổng số tiền đặt cọc đã thu trong quý I là 800 triệu đồng. Số chai không thu hồi được là 165.000. Công ty đã trừ tiền đặt cọc vỏ chai khi thanh toán với các công ty thương mại theo số lượng vỏ chai không thu hồi được. Số tiền đặt cọc còn lại tương ứng với số vỏ chai thu hồi được đã được công ty và các công ty thương mại thống nhất chuyển sang đặt cọc cho quý II/2019.

Yêu cầu: Xác định thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, biết rằng: Hàng hoá, dịch vụ mua vào đều thanh toán qua ngân hàng theo quy định của PL và có hoá đơn hợp pháp. Và Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu là 35%. Thuế suất thuế giá trị gia tăng: 10%; doanh nghiệp sản xuất và công ty thương mại không có mối quan hệ liên kết;

Bước 1. Xác định đối tượng chịu thuế và nộp thuế:

  • 500.000 két rượu chai bán cho các công ty thương mại: Là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Và công ty A là đối tượng phải nộp thuế cho số két rượu đã tiêu thụ.
  • 100 két rượu khuyến mại theo quy định của pháp luật cũng là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
  • 200.000 két rượu chai bán cho công ty thương mại để xuất khẩu: không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Với 60.000 két chưa xuất khẩu, nếu công ty thương mại chuyển tiêu thụ trong nước thì công ty thương mại là đối tượng phải nộp thuế cho số hàng này.

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư 195/2015/TT-BTC, hàng hóa do cơ sở sản xuất bản hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế là đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì cơ sở kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Khi bán hàng hóa, cơ sở kinh doanh xuất khẩu phải kê khai và nộp đủ thuế tiêu thụ đặc biệt.

Bước 2. Tính thuế tiêu thụ đặc biệt:

  • Rượu chai bán theo phương thức thu đổi vỏ chai:
  • Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt: 500.000 x 198.000 / (1+35%) = 73.333.333.333 đồng;
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp: 73.333.333.333 x 35% = 25.666.666.667 đồng.
  • Rượu chai khuyến mại theo quy định của pháp luật:
  • Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt: 100 x 198.000 / (1+35%) = 14.666.667 đồng;
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp: 14.666.667 x 35% = 5.133.333 đồng

Căn cứ theo quy định tại quy định tại Điều 5, Thông tư 195/2015/TT-BTC, đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho, khuyến mại là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.

  • Thuế tiêu thụ đặc biệt khi quyết toán vỏ chai bia Quý 1 năm 2019:
  • Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt như sau: 165.000 x 1.100 / (1+10%) / (1+35%) = 122.222.222 đồng;
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp: 122.222.222 x 35% = 42.777.778 đồng.
  • Theo đó, tổng số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp: 25.666.666.667 +5.133.333 + 42.777.778= 25.714.577.778 đồng.

Thông qua qua 3 ví dụ trên, chúng tôi mong rằng các bạn đã hình dung sơ bộ về thuế tiêu thụ đặc biệt. Nắm được cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu và các loại hàng hóa tương tự.


3. Ai là người phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu?

Căn cứ vào các quy định tại Điều 4 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, đối tượng phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu trong trường hợp sau đây:

Các tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu rượu thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Nếu sản xuất rượu và rượu này rơi vào trong các trường hợp không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì phần rượu sản xuất đó không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nên doanh nghiệp khi sản xuất phần rượu này sẽ không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

Lưu ý: Nếu cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu, nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì cơ sở kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Khi bán hàng hóa, cơ sở kinh doanh xuất khẩu phải kê khai và nộp đủ thuế tiêu thụ đặc biệt


4. Có khi nào rượu bia không phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt không?

Rượu là mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, song không phải trường hợp nào mặt hàng này cũng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo quy định, có một số trường hợp rượu bia không phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt, chẳng hạn như:

  • Chúng ta bán rượu cho các cơ sở xuất khẩu, hoặc chúng ta trực tiếp xuất khẩu và thoả mãn các điều kiện về hồ sơ, giấy tờ theo quy định thì sẽ không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;
  • Rượu tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, và thực tái xuất khẩu trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo chế độ quy định;
  • Rượu nhập khẩu để bán miễn thuế tại các cửa hàng bán hàng miễn thuế theo quy định của pháp luật.

5. Cơ sở pháp lý

  • Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2016;
  • Thông tư 195/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thi hành Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt;
  • Thông tư 130/2016/TT-BTC hướng dẫn mới về thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt Ngày 12/8/2016 hướng dẫn Nghị định 100/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các Thông tư về thuế.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề: cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn Thuế tiêu thụ đặc biệt trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Cố vấn Nguyễn Quỳnh Trang
Cố vấn Nguyễn Quỳnh Trang
Kiểm toán viên (CPA) – Hiện là cố vấn thuế cao cấp cho nhiều doanh nghiệp lớn trên toàn quốc với 20 năm kinh nghiệm thực tiễn
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HOTLINE 1900.6588

Scroll to Top