Hiện nay, từ giao dịch nhỏ đến các giao dịch lớn, người dân đều phải đóng một khoản thuế, phí nhất định. Để đảm bảo cho người dân nắm rõ mức thuế, phí phải đóng là bao nhiêu, Luật Quang Huy đã mở thêm Tổng đài tư vấn luật thuế phí. Nếu bạn cần hỗ trợ về những vấn đề này, liên hệ ngay cho Luật sư qua Tổng đài 19006588.
Khi sử dụng dịch vụ kiểm toán thuế, doanh nghiệp cần phải có những hiểu biết nhất định về dịch vụ này để thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình. Bài viết sau đây của Luật Quang Huy sẽ giúp bạn đọc hiểu được kiểm toán thuế là gì, dịch vụ kiểm toán thuế một cách chính xác nhất.
1. Kiểm toán thuế là gì?
Theo quy định của pháp luật, ta có định nghĩa về khái niệm kiểm toán thuế như sau:
- Kiểm toán thuế hay còn gọi là kiểm tra thuế là những công việc đặc thù có tính chất nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế, được thực hiện tại trụ sở cơ quan thuế trên cơ sở tờ khai của người nộp thuế. Kiểm toán thuế đặc biệt không chỉ thuần túy là kiểm tra, đánh giá, xác nhận độ tin cậy của thông tin về thuế phải nộp, số thuế đã nộp, số còn phải nộp, đánh giá và xác nhận sự tuân thủ luật pháp về thuế.
- Kiểm tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế nhằm đảm bảo pháp luật thuế được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế – xã hội.
- Kiểm tra thuế được thực hiện tại trụ sở người nộp thuế, chỉ khi người nộp thuế không tự giác sửa đổi, bổ sung những nội dung chưa đúng mà cơ quan quản lý thuế đã kiểm tra, phát hiện và yêu cầu.
2. Hoạt động kiểm toán thuế mang đặc điểm gì?
Hoạt động kiểm toán thuế sẽ bao gồm những đặc điểm như sau:
- Đây là một hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý thuế và cơ quan hải quan nhằm kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thông tin tài liệu trong hồ sơ thuế nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế trong việc kê khai thuế.
- Việc kiểm tra thuế chủ yếu được diễn ra tại trụ sở cơ quan thuế dựa trên hồ sơ kê khai thuế của người nộp thuế.
- Việc kiểm tra thuế có thể diễn ra tại trụ sở của người nộp thuế nếu họ không tự giác sửa đổi, bổ sung những nội dung sai sót mà cơ quan thuế đã kiểm tra, phát hiện và yêu cầu.
3. Thực hiện kiểm toán thuế theo nguyên tắc
Căn cứ theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 thì việc kiểm toán thuế được quy định như sau:
- Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế và ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra thuế.
- Tuân thủ quy định của Luật Quản lý thuế và quy định của pháp luật có liên quan và mẫu biểu kiểm tra, trình tự, thủ tục, hồ sơ kiểm tra thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Không cản trở hoạt động bình thường của người nộp thuế.
- Khi kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế phải ban hành quyết định kiểm tra
- Việc kiểm tra thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, thông tin, hồ sơ mà người nộp thuế đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan của người nộp thuế để xử lý về thuế theo quy định của pháp luật.
4. Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế
Hoạt động kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện đối với các hồ sơ thuế được quy định tại luật Quản lý thuế 2019 như sau:
- Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan thuế được thực hiện trên cơ sở hồ sơ thuế của người nộp thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế. Công chức thuế được giao nhiệm vụ kiểm tra thuế căn cứ vào mức độ rủi ro về thuế của hồ sơ thuế được phân loại từ cơ sở dữ liệu công nghệ thông tin hoặc theo phân công của thủ trưởng cơ quan thuế thực hiện phân tích hồ sơ thuế theo mức độ rủi ro về thuế để đề xuất kế hoạch kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế hoặc xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều này;
- Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan hải quan được thực hiện nhằm kiểm tra, đối chiếu, so sánh nội dung trong hồ sơ thuế với thông tin, tài liệu có liên quan, quy định của pháp luật về thuế, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của cơ quan hải quan thì thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
Việc xử lý kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế được quy định tại luật Quản lý thuế 2019 như sau:
- Trường hợp kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan mà phát hiện vi phạm dẫn đến thiếu thuế, trốn thuế thì người nộp thuế phải nộp đủ thuế, bị xử phạt theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Trường hợp hồ sơ thuế có nội dung cần làm rõ liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế còn được khấu trừ chuyển kỳ sau, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không thu thì cơ quan quản lý thuế thông báo yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu. Trường hợp người nộp thuế đã giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu chứng minh số tiền thuế đã khai là đúng thì hồ sơ thuế được chấp nhận; nếu không đủ căn cứ chứng minh số tiền thuế đã khai là đúng thì cơ quan quản lý thuế yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung.

5. Mục đích của doanh nghiệp cần dịch vụ kiểm toán thuế
Mục đích của doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ kiểm toán thuế là để nhận được những lợi ích và quyền lợi sau đây:
- Về chứng từ gốc: đầy đủ, chính xác, đúng quy định của các luật Quản lý thuế;
- Về sổ sách kế toán: đúng, đầy đủ, chính xác theo luật kế toán;
- Về báo cáo thuế: đúng, đầy đủ, chính xác theo các luật Quản lý thuế;
- Về báo cáo tài chính: đúng, đầy đủ, chính xác theo các luật thuế và luật kế toán, luật Quản lý thuế,…;
- Về sai sót: giảm tới mức thấp nhất;
- Giải trình số liệu: hiệu quả nhất;
- Về truy thu, nộp phạt thuế: giảm tới mức thấp nhất.
Công việc chính của kiểm toán vì mục đích thuế là kiểm tra tính chính xác, trung thực và hợp lý. Do đó, việc kiểm toán thuế có thể giúp doanh nghiệp tìm ra rủi ro, sai sót trong chứng từ, sổ sách, báo cáo tài chính hoặc quy trình kế toán của doanh nghiệp. Các cuộc kiểm toán có thể phát hiện các sai sót trước khi doanh nghiệp nộp các loại tờ khai thuế, báo cáo thuế của doanh nghiệp, giúp ngăn ngừa hạn chế sai sót, rủi ro trước việc kiểm tra của Cơ quan thuế.
Có rất nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình soạn lập, nộp báo cáo thuế cho cơ quan như: nhân sự, công cụ phương tiện, tổ chức bộ máy kế toán, quy trình lưu chuyển chứng từ kế toán phức tạp, khả năng kiểm tra thấp, giám sát việc thực hiện lập báo cáo thuế,… khiến cho báo cáo kế toán thuế trở nên thiếu độ tin cậy, không khách quan, chứa đựng nhiều rủi ro về sai sót, gian lận và do vậy, cần phải có sự kiểm tra độc lập, đủ trình độ chuyên môn.
Như vậy để cho báo cáo kế toán thuế mang tính hiệu quả thì cần thiết phải có hoạt động kiểm toán độc lập đối với báo cáo thuế, báo cáo tài chính để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro về số thuế và tiền thuế truy thu phải nộp.
Các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế giúp gia tăng độ tin cậy của các thông tin mà khách hàng cung cấp cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và các bên có lợi ích liên quan khác theo quy định của pháp luật.
Các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế đáng tin cậy làm tăng niềm tin của nhà đầu tư. Trong nội bộ doanh nghiệp, các cuộc kiểm toán này làm tăng thêm sự hiểu biết của Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên và Ban Điều hành về chính bản thân doanh nghiệp và các rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt.
Việc kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế giúp dự báo nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp, nhằm ổn định tình hình tài chính của doanh nghiệp, tạo niềm tin cho khách hàng và giới đầu tư, đưa ra những kết quả phân tích, dự báo phù hợp và đáng tin cậy cho việc ra quyết định đối với người sử dụng thông tin.
Đối với vai trò người quản lý, khi người quản lý tự nguyện chấp nhận kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế thì nhờ đó sẽ làm tăng độ tin cậy của thông tin trên báo cáo tài chính, cải thiện lợi thế so với trường hợp không kiểm toán. Hơn nữa những lợi ích mang lại sẽ luôn luôn nhiều hơn so với chi phí cho cuộc kiểm toán.
Đối với xã hội, việc kiểm toán thuế là một trách nhiệm phải thực hiện của người quản lý đối với chủ sở hữu doanh nghiệp và cũng là trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với các bên liên quan trong xã hội.
Do vậy, lợi ích của xã hội sẽ được đảm bảo hợp lý từ việc kiểm toán được xem như là một phần của hệ thống kiểm soát của xã hội đối với thông tin trên báo cáo tài chính. Như vậy kiểm toán độc lập là một phương thức đảm bảo ở mức độ hợp lý nhất định độ tin cậy của thông tin để bảo vệ quyền lợi chung của xã hội và các liên quan trong nền kinh tế thị trường mà thông tin là cơ sở cho việc ra quyết định kinh tế.
6. Cơ sở pháp lý
- Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật Quản lý thuế;
- Luật kế toán số 88/2015/QH13 Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật kế toán.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề: kiểm toán thuế là gì và các vấn đề có liên quan.
Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn Thuế trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.
Trân trọng./.