Hướng dẫn cách hạch toán nộp thuế GTGT

Hướng dẫn cách hạch toán nộp thuế GTGT
Nếu cần được hỗ trợ về thuế VAT, vui lòng gọi Tổng đài 1900.6795 để được tư vấn miễn phí. Ngoài ra, nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ kế toán - thuế, bạn vui lòng liên hệ hotline 09.678910.86. Trân trọng.

Khi phát sinh thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải nộp, doanh nghiệp phải tiến hành hạch toán. Vậy cách hạch toán nộp thuế GTGT trong từng trường hợp cụ thể như thế nào? Bài viết sau đây của Luật Quang Huy sẽ hướng dẫn bạn cách hạch toán nộp thuế giá trị gia tăng theo cách tiện lợi và nhanh chóng nhất.


1. Hạch toán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ?

Hạch toán thuế giá trị gia tăng đầu vào (TK 133) như sau:

1.1. Hạch toán thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ

Khi mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán hạch toán, ghi:

Nợ TK 156, 152, 153, 211, 641, 642, 242… : giá chưa thuế

Nợ TK 1331: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331.. : số tiền phải trả nhà cung cấp.

1.2. Hạch toán thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ

Theo khoản 9 điều 14 của thông tư 219/2013/TT-BTC thì Số thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định, trừ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Nợ TK 156, 152, 153, 211, 641, 642, 242… : giá chưa thuế (bao gồm số thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ)

Có TK 111, 112, 331.. : số tiền phải trả nhà cung cấp.

Trường hợp tại thời điểm giao dịch phát sinh chưa xác định được thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ có được khấu trừ hay không, kế toán ghi nhận toàn bộ số thuế giá trị gia tăng đầu vào trên TK 133. Định kỳ, khi xác định số thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ với thuế giá trị gia tăng đầu ra, kế toán phản ánh vào chi phí có liên quan, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ của hàng tồn kho đã bán)

Nợ các TK 641, 642 (thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ của các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp)

Có TK 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.


2. Hạch toán nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Kế toán được lựa chọn một trong 2 phương pháp ghi sổ sau:

Phương pháp 1: Tách riêng ngay số thuế giá trị gia tăng phải nộp khi xuất hóa đơn, thực hiện hạch toán, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)

Có các TK 511, 515, 711 (giá chưa có thuế giá trị gia tăng)

Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311).

Phương pháp 2: Ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp trực tiếp, định kỳ khi xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp kế toán ghi giảm doanh thu, thu nhập tương ứng:

  • Khi xuất hóa đơn, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)

Có các TK 511, 515, 711 (giá đã có thuế giá trị gia tăng)

  • Khi xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp, ghi:

Nợ các TK 511, 515, 711

Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311).

Hướng dẫn cách hạch toán nộp thuế GTGT
Hướng dẫn cách hạch toán nộp thuế GTGT

3. Hạch toán nộp thuế GTGT vào Ngân sách nhà nước

Hạch toán khi nộp thuế đầu ra vào Ngân sách Nhà nước.

Nợ TK 33311 – Thuế giá trị gia tăng đầu ra

Có các TK 111, 112.


4. Hạch toán thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, tài sản cố định kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải thanh toán và giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản cố định nhập khẩu (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu), ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 611,…

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3333)

Có các TK 111, 112, 331,…

Phản ánh số thuế giá trị gia tăng phải nộp của hàng nhập khẩu:

  • Trường hợp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, ghi:
  • Nợ TK 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
  • Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33312).
  • Trường hợp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu phải nộp không được khấu trừ phải tính vào giá trị vật tư, hàng hoá,tài sản cố định nhập khẩu, ghi:
  • Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 611,…
  • Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33312).
  • Khi thực nộp thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
  • Nợ TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33312)
  • Có các TK 111, 112,…

Trường hợp nhập khẩu ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác).

  • Khi nhận được thông báo về nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu từ bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác ghi nhận số thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, ghi:
  • Nợ TK 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
  • Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33312).
  • Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào NSNN của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với NSNN về thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, ghi:
  • Nợ TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33312)
  • Có các TK 111, 112 (nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác)
  • Có TK 3388 – Phải trả khác (nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu cho bên nhận ủy thác)
  • Có TK 138 – Phải thu khác (ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy thác để nộp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu)
  • Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu phải nộp như bên giao ủy thác mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác, ghi:
  • Nợ TK 138 – Phải thu khác (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)
  • Nợ TK 3388 – Phải trả khác (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)
  • Có các TK 111, 112.

5. Hạch toán nộp thuế giá trị gia tăng được giảm?

Trường hợp doanh nghiệp được giảm số thuế giá trị gia tăng phải nộp, kế toán ghi nhận số thuế giá trị gia tăng được giảm vào thu nhập khác, ghi:

Nợ TK 33311 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (nếu được trừ vào số thuế phải nộp)

Nợ các TK 111, 112 – Nếu số được giảm được nhận lại bằng tiền

Có TK 711 – Thu nhập khác.


6. Hạch toán thuế giá trị gia tăng đầu vào được hoàn?

Trường hợp doanh nghiệp được hoàn thuế giá trị gia tăng theo luật định do thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.


7. Hạch toán thuế giá trị gia tăng bị truy thu?

Hạch toán thuế giá trị gia tăng bị truy thu như sau:

Căn cứ vào quyết định truy thu hạch toán, ghi:

  • Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
  • Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp

Khi nộp khoản tiền thuế giá trị gia tăng truy thu, ghi:

  • Nợ TK 3331
  • Có TK 111/112

8. Cơ sở pháp lý

  • Luật quản lý thuế năm 2019;
  • Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/10/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế;
  • Thông tư số 130/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016  của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế;
  • Thông tư số 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề: hạch toán nộp thuế GTGT.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn Thuế giá trị gia tăng trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

Đánh giá
Cố vấn Nguyễn Quỳnh Trang
Cố vấn Nguyễn Quỳnh Trang
Kiểm toán viên (CPA) – Hiện là cố vấn thuế cao cấp cho nhiều doanh nghiệp lớn trên toàn quốc với 20 năm kinh nghiệm thực tiễn
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ THUẾ

Scroll to Top