Thấu hiểu vướng mắc về thủ tục thừa kế, lập di chúc và việc phân chia tài sản, Luật Quang Huy đã bổ sung đường dây nóng tư vấn luật thừa kế. Để được tư vấn miễn phí 24/7 về vấn đề này, Quý khách hàng hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua Tổng đài 1900.6784.
Người con riêng có quyền hưởng thừa kế của cha dượng, mẹ kế hay không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định hàng thừa kế và phân chia thừa kế, đặc biệt đối với loại tài sản cần rất nhiều thủ tục, thông tin như bất động sản.
Ngoài ảnh hưởng đến quyền, lợi ích về tài sản thì nó còn trực tiếp tác động đến tình cảm, sự hòa hợp của các thành viên trong gia đình với nhau.
Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ thông tin đến bạn quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề con riêng có được hưởng thừa kế không?
1. Con riêng có được hưởng thừa kế theo di chúc không?
Di chúc là một giấy tờ hợp pháp thể hiện nguyện vọng, mong muốn của một người về cách phân chia tài sản mình có được sau khi chết.
Bởi quyền để lại tài sản sau khi chết là quyền của người để lại di sản.
Do đó, khi để lại di sản thừa kế, người lập di chúc để tài sản của mình cho con riêng thì người con riêng được quyền hưởng thừa kế.
Trường hợp con ngoài giá thú là con riêng của vợ chồng thì con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế theo di chúc.
Di chúc này phải hợp pháp về cả nội dung và hình thức theo đúng quy định của pháp luật.
2. Con riêng có được hưởng thừa kế theo pháp luật không?
Theo quy định tại Điều 654 Bộ luật dân sự 2015, con riêng có được hưởng thừa kế nếu:
Con riêng và bố dượng, mẹ kế có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định về diện thừa kế theo pháp luật và thừa kế thế vị.
Như vậy, theo Điều luật này thì về nguyên tắc giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế không được hưởng di sản thừa kế của nhau.
Pháp luật có quy định về trường hợp con riêng cùng sống chung với bố dượng, mẹ kế có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với bố dượng, mẹ kế, chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế khi ốm đau, già yếu, tàn tật.
Con riêng không được ngược đãi, hành hạ, xúc phạm bố dượng, mẹ kế…
Theo đó, thứ nhất, con riêng của bố dượng, mẹ kế có quyền được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015.
Bởi lẽ, khi họ đã chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế và xem như bố mẹ ruột của mình, thì theo hướng ngược lại họ được công nhận như là con đẻ của bố dượng, mẹ kế.
Vì vậy, trong trường hợp hàng thừa kế thứ nhất chỉ còn con riêng thì họ vẫn được quyền hưởng toàn bộ di sản của bố dượng mẹ kế, mặc dù vẫn còn tồn tại những người có mối quan hệ huyết thống với người để lại di sản như ông bà nội, hay ông bà ngoại, anh chị em ruột.
Nếu đáp ứng quy định trên của pháp luật thì con riêng cũng có quyền để thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015.
Trường hợp này được hiểu rằng:
- Nếu con riêng của bố dượng, mẹ kế để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với họ thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;
- Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc chứng minh có thể gặp khó khăn nếu xảy ra tranh chấp với những người khác được hưởng quyền thừa kế.
Trong trường hợp này, người con riêng phải chứng minh về mối quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng với cha, mẹ kế như cùng chung hộ khẩu, xác nhận của cơ quan chức năng về nơi cư trú, có chăm sóc, nuôi dưỡng cha, mẹ khi ốm đau, xác nhận của cơ quan địa phương có thẩm quyền, họ hàng, làng xóm…
Trường hợp người con riêng không chứng minh được mình có quan hệ cha, mẹ con với bố, mẹ thì họ sẽ không được hưởng di sản thừa kế mà bố dượng, mẹ kế để lại.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề Con riêng có được hưởng thừa kế không theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, có nội dung gây hiểu nhầm hoặc có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn về con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế không, bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật dân sự trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.
Trân trọng ./.