Mẫu biên bản họp gia đình thừa kế

Mẫu biên bản họp gia đình thừa kế
Thấu hiểu vướng mắc về thủ tục thừa kế, lập di chúc và việc phân chia tài sản, Luật Quang Huy đã bổ sung đường dây nóng tư vấn luật thừa kế. Để được tư vấn miễn phí 24/7 về vấn đề này, Quý khách hàng hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua Tổng đài 1900.6784.

Biên bản họp gia đình được xem là sự thống nhất ý kiến của các thành viên trong gia đình về một vấn đề cụ thể nào đó như: phân chia tài sản thừa kế, quyền tài sản, đất đai…

Đây được xem là một văn bản thể hiện mong muốn, nhất trí chung của tất cả các thành viên trong gia đình.

Các thành viên trong gia đình cùng ký tên hoặc điểm chỉ trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và bày tỏ ý chí riêng của mình.

Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ cung cấp đến bạn quy định của pháp luật hiện hành về biên bản họp gia đình thừa kế.

1. Mẫu biên bản họp gia đình thừa kế

Khi họp gia đình để thống nhất về việc chia di sản thừa kế của một người hoặc chia thừa kế phần di sản trong khối tài sản chung của hộ gia đình, chúng ta rất cần có biên bản để ghi nhận những nội dung, ý kiến của thành phần tham gia.

Pháp luật hiện hành không quy định mẫu biên bản họp gia đình về thừa kế.

Tuy nhiên, có thể sử dụng mẫu biên bản dưới đây để ghi nhận diễn biến sự kiện này.

Mẫu biên bản họp gia đình về thừa kế đất đai, nhà ở cũng có thể lập tương tự, chỉ cần ghi nhận đầy đủ và chính xác nội dung.

TẢI MẪU BIÊN BẢN GIA ĐÌNH THỪA KẾ


2. Cách viết biên bản họp gia đình về thừa kế tài sản

Trong biên bản họp gia đình, có các nội dung cần lưu ý như sau:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biểu mẫu, ngày tháng lập văn bản.
  • Thông tin về thành phần tham dự cuộc họp: họ và tên, ngày tháng năm sinh, giấy tờ chứng minh nhân thân, hộ khẩu thường trú…
  • Thông tin về nội dung cuộc họp: ghi đầy đủ và chi tiết các thông tin liên quan đến tài sản thừa kế để lại, thỏa thuận của những người tham gia về việc phân chia di sản.
  • Kết luận cuối cùng: ghi rõ phần di sản này thuộc về ai? người nào sẽ được hưởng phần di sản này…
  • Ý kiến của những thành phần tham gia cuộc họp: cần ghi rõ sự đồng ý, không đồng ý hay những ý kiến khác.
  • Xác nhận của người lập biên bản và những người tham gia cuộc họp: cần ký trực tiếp, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ xác nhận.
  • Xác nhận của đại diện chính quyền địa phương (nếu có).

Trong nội dung biên bản họp gia đình thừa kế, những người có quyền hưởng di sản có thể đưa vào nội dung thỏa thuận cử người đại diện thừa kế thay thế cho việc lập văn bản thỏa thuận cử người đại diện thừa kế.

Việc này thường được áp dụng khi lập biên bản họp gia đình thừa kế đất.

Sau đó, những người có quyền được hưởng di sản thừa kế tiến hành việc phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.


Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề biên bản họp gia đình thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành.

Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật dân sự trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.

Trân trọng./.

4.7/5 - (3 bình chọn)

TÁC GIẢ BÀI VIẾT

Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Có nhiều kinh nghiệm tư vấn và tranh tụng trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, đất đai, hành chính.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top