Phân biệt sáng chế và giải pháp hữu ích

Phân biệt sáng chế và giải pháp hữu ích
Luật Quang Huy có cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, logo, quyền tác giả, sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp,...và tất cả dịch vụ khác liên quan tới sở hữu trí tuệ. Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ, vui lòng liên hệ hotline 09.678910.86 để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.

Sáng chế và giải pháp hữu ích là hai khái niệm thường đặt cạnh nhau trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ. Chúng đều tạo ra những giải pháp, quy trình có giá trị trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh cũng như trong đời sống.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này vì nó cũng có khá nhiều nét tương đồng. Bài viết sau đây của Luật Quang Huy sẽ giúp bạn phân biệt sáng chế và giải pháp hữu ích một cách cụ thể nhất.


1. Sáng chế là gì?

Căn cứ theo khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019:

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Các sản phẩm sáng chế được bảo hộ độc quyền bằng hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Ví dụ: Xe đạp là một sáng chế của con người, James Watt sáng chế máy hơi nước, Nobel sáng chế công thức thuốc nổ TNT,…

Các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế được quy định trong Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ. Cụ thể là:

  • Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
  • Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
  • Cách thức thể hiện thông tin;
  • Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
  • Giống thực vật, giống động vật;
  • Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
  • Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

2. Giải pháp hữu ích là gì?

Giải pháp hữu ích cũng là một giải pháp kỹ thuật tồn tại ở dạng sản phẩm hoặc quy trình. Mục đích của nó là cải tiến hoặc bổ sung thêm chức năng cho những sáng chế trước đó thông qua việc áp dụng các quy luật tự nhiên. Giải pháp hữu ích phải được tạo ra bởi hoạt động lao động sáng tạo của con người, tuyệt nhiên không phải là sản phẩm của tự nhiên.

Cụ thể, giải pháp hữu ích có thể ở dạng sản phẩm như một kết cấu như máy móc, thiết bị, dụng cụ, linh kiện hoặc dưới dạng một chất như chất liệu, vật liệu, thực phẩm, dược phẩm,… Bên cạnh đó, giải pháp hữu ích còn là một quy trình chẳng hạn như quy trình công nghệ, phương pháp chẩn đoán, kiểm tra, dự báo, sản xuất, chế tạo, xử lý,…

Như vậy, giải pháp hữu ích được xem như một dạng của sáng chế. Tuy nhiên điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ của giải pháp hữu ích đơn giản hơn.

Ví dụ: Tạo ra điện cho xe đạp là một giải pháp hữu ích giúp con người có thể đi nhanh hơn tiết kiệm công sức và thời gian, mang lại lợi ích cho người sử dụng.


3. Sáng chế và giải pháp hữu ích có điểm gì giống nhau không?

Thứ nhất, sáng chế và giải pháp hữu ích đều là đối tượng điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019. Cả hai đều phải tuân thủ đầy đủ mọi quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về đăng ký, gia hạn, duy trì hay chấm dứt sự bảo hộ.

Thứ hai, sáng chế và giải pháp hữu ích đều là những giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình. Đây cũng là tiêu chí đầu tiên để xác định một đối tượng có thể được bảo hộ sáng chế hay không, bởi lẽ nếu đối tượng chỉ là các dấu hiệu, hình dáng, cách thức thể hiện,… thì sẽ được bảo hộ theo các cơ chế khác nhau của sở hữu trí tuệ chẳng hạn như bảo hộ nhãn hiệu, quyền tác giả, kiểu dáng,…

Thứ ba, cả sáng chế và giải pháp hữu ích đều phải có tính mới và có khả năng áp dụng công nghiệp. Tính mới được thể hiện ở chỗ các đặc tính, mô tả về sáng chế hay giải pháp hữu ích phải chưa được công khai trước công chúng hoặc chưa được sản xuất, lưu hành rộng rãi.

Điều này là cần thiết bởi nếu giải pháp đã được phổ biến trong xã hội sẽ rất khó để xác định được người nộp đơn đăng ký có thực sự là người nghiên cứu và phát triển nên sáng chế/ giải pháp hữu ích hay không. Cả sáng chế và giải pháp hữu ích đều phải có khả năng thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

Thứ tư, sáng chế và giải pháp hữu ích đều phải đăng ký bảo hộ với tính độc quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ và được pháp luật bảo hộ.

Thứ năm, bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích khi hết hạn thì không thể gia hạn như Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu,… Văn bằng sáng chế hay giải pháp hữu ích chỉ có thể duy trì hiệu lực bằng cách nộp lệ phí duy trì hiệu lực.

Phân biệt sáng chế và giải pháp hữu ích
Phân biệt sáng chế và giải pháp hữu ích

4. Phân biệt sáng chế và giải pháp hữu ích?

Sáng chế và giải pháp hữu ích có những điểm khác biệt như sau:

Tiêu chí Sáng chế Giải pháp hữu ích
Cơ sở pháp lý Khoản 1 Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019. Khoản 2 Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019.
Đối tượng được

bảo hộ

Đối tượng được bảo hộ sáng chế rộng hơn so với giải pháp hữu ích. Thông thường, các quy trình không được bảo hộ dưới danh nghĩa là giải pháp hữu ích. Trong khi đó, sáng chế luôn được bảo hộ dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình. Đối tượng được bảo hộ giải pháp hữu ích có thể hẹp hơn so với sáng chế.
Điều kiện bảo hộ Để được bảo hộ thì sáng chế phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Tính mới;
  • Trình độ sáng tạo;
  • Khả năng áp dụng công nghiệp.

Tuy nhiên, yêu cầu về tính sáng tạo của  sáng chế khắt khe hơn so với giải pháp hữu ích. Giải pháp hữu ích được bảo hộ khi có tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp thì Sáng chế được bảo hộ ngoài 2 điều đó ra còn phải đáp ứng được trình độ sáng tạo.

Để được bảo hộ thì giải pháp hữu ích phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Tính mới;
  • Khả năng áp dụng công nghiệp;
  • Không phải là những hiểu biết thông thường.
Hình thức bảo hộ Chủ sở hữu đăng ký bảo hộ sẽ được cấp Bằng độc quyền sáng chế. Chủ sở hữu khi đăng ký bảo hộ được cấp quyền Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Thời hạn bảo hộ Bằng độc quyền sáng chế bắt đầu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn. Để duy trì hiệu lực của Bằng độc quyền sáng chế, chủ sở hữu văn bằng phải nộp lệ phí gia hạn hằng năm. Bằng độc quyền sáng chế bắt đầu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Để duy trì hiệu lực của Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, chủ sở hữu văn bằng phải nộp lệ phí gia hạn hằng năm.
Quyền sử dụng trước Đối tượng của quyền sử dụng trước. Sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người có quyền sử dụng trước tiếp tục sử dụng sáng chế trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế được bảo hộ. Việc thực hiện quyền này không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế. Không phải là đối tượng của quyền sử dụng trước.
Ví dụ Phát minh ra xe đạp là một sản phẩm của sáng chế. Tạo ra điện cho xe đạp để giúp con người tiết kiệm công sức, thời gian. Đây là một giải pháp hữu ích.

5. Thủ tục đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích?

Hồ sơ đăng ký giải pháp hữu ích tương tự như hồ sơ đăng ký sáng chế. Cụ thể như sau:

5.1. Bước 1: Tra cứu khả năng bảo hộ trước khi nộp đơn

Đây không phải là một thủ tục bắt buộc trước khi đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích. Tuy nhiên, bạn nên tiến hành bước này vì đây là bước đầu tiên và quan trọng để đánh giá sơ bộ một sáng chế/giải pháp hữu ích có nên gửi đơn đăng ký bảo hộ hay không hoặc có xung đột với quyền sở hữu trí tuệ của người khác hay không.

5.2. Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ

Những chủ thể có nhu cầu đăng ký sáng chế sẽ nộp đơn thông qua hai hình thức:

  • Gửi qua đường bưu điện;
  • Nộp đơn trực tiếp tới Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ.

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký sáng chế, bạn nên sớm nộp đơn đăng ký để có ngày ưu tiên đăng ký sớm nhất. Tại Việt Nam, nguyên tắc ngày ưu tiên được áp dụng, do đó, ai nộp đơn trước sẽ được hưởng quyền ưu tiên trước.

5.3. Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức hồ sơ

Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, đồng thời xem xét yêu cầu duy trì hiệu lực trong vòng 1 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu. Từ đó, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đưa ra kết luận đơn có hợp lệ hay không.

Nếu hồ sơ không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ấn định thời hạn 2 tháng kể từ ngày ra thông báo. Khi đó, chủ thể đệ đơn sẽ tiến hành sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản hồi. Sau thời hạn trên, nếu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hay ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối duy trì hiệu lực của văn bằng bảo hộ.

5.4. Bước 4: Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

5.5. Bước 5: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung hồ sơ

Những hồ sơ hợp lệ sẽ tiếp tục đem đi thẩm định về mặt nội dung. Sau khi nhận được yêu cầu thẩm định nội dung từ chủ thể, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định thông qua việc đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng đã nêu trong đơn dựa trên điều kiện bảo hộ.

5.6. Bước 6: Nhận giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ sáng chế/ giải pháp hữu ích

Đơn đăng ký sau khi trải qua các giai đoạn thẩm định và kết quả cho thấy đơn đủ điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn sẽ tiến hành nộp phí cấp văn bằng và sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bản gốc giấy chứng nhận đăng ký.


6. Cơ sở pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề: Phân biệt sáng chế và giải pháp hữu ích.

Nếu còn vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn luật sở hữu trí tuệ trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Nguyễn Quang Huy
Nguyễn Quang Huy
Cố vấn cao cấp, giảng viên khoa pháp luật kinh tế – trường Đại học Luật Hà Nội. Tốt nghiệp Thạc sĩ Luật Đại học Duke (Hoa Kỳ), có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các công ty luật lớn trên thế giới.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
chat-zalo
phone-call

GỌI 09.678910.86 NGAY

Scroll to Top