Nếu quá mệt mỏi với thủ tục ly hôn, bạn có thể sử dụng dịch vụ luật sư hỗ trợ ly hôn nhanh chỉ trong O1 ngày với chi phí chỉ từ 10.000.000đ. Liên hệ ngay hotline 1900.6816 hoặc 09.678910.86 để được báo giá cụ thể. Trân trọng.
Bạn đang muốn ly hôn và giành quyền nuôi con? Bài viết này của Luật Quang Huy sẽ chia sẻ kinh nghiệm giành quyền nuôi con khi ly hôn cho bạn đọc.
1. Quy định về quyền nuôi con khi ly hôn
Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2015 thì vợ chồng có thể thỏa thuận về việc ai là người trực tiếp nuôi con khi ly hôn.
Trường hợp không thể thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ trên lợi ích mọi mặt của con.
Tuy nhiên Luật hôn nhân gia đình, Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn lại không có bất cứ quy định cụ thể nào để giải thích lợi ích mọi mặt của con là gì và điều kiện để được nuôi con khi ly hôn là như thế nào.
Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Thực tế xảy ra những tranh chấp giữa vợ và chồng về vấn đề ai là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con khi ly hôn.
Theo đó, khi xảy ra tranh chấp, pháp luật hôn nhân và gia đình có một số quy định như sau:
- Một là, con dưới 36 tháng. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
- Hai là, con trên 7 tuổi. Trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Ba là, trường hợp khác. Căn cứ vào lợi ích mọi mặt của con, Tòa án sẽ cân nhắc giao cho một bên vợ/chồng trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng con.
Xem thêm: Quyền nuôi con khi ly hôn thuộc về ai
2. Kinh nghiệm giành quyền nuôi con
2.1. Bằng chứng về việc vợ chồng có lỗi trong việc ly hôn
Trường hợp một bên có lỗi trong việc ly hôn thì sẽ là yếu tố bất lợi khi giành quyền nuôi con.
Các bằng chứng chứng minh được rằng người vợ/người chồng của mình đã có những hành động hoặc những vi phạm về đạo đức dẫn đến phải chấm dứt hôn nhân như:
- Một bên thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em;
- Thường xuyên say rượu, nghiện ma túy hoặc các chất kích thích;
- Hành vi bỏ rơi, không chăm sóc con chung;
- Đã có con riêng với người vợ, chồng trước đó và đang trực tiếp nuôi con riêng,…
2.2. Chứng minh thu nhập đảm bảo trong việc nuôi con
Cha, mẹ là người trực tiếp nuôi con phải có đủ điều kiện kinh tế để nuôi con sau khi ly hôn. Mức thu nhập hàng tháng của cha mẹ phải đủ để nuôi sống bản thân mình và con cái.
Có nhiều trường hợp vợ chồng khi ly hôn không có thu nhập ổn định, không có công việc với Hợp đồng lao động thường xuyên.
Nếu gặp phải trường hợp này hội đồng xét xử sẽ phải cân nhắc xem thu nhập của bên nào ổn định hơn và các điều kiện khác dưới đây để ra quyết định.
2.3. Chứng minh có thời gian quan tâm, chăm sóc con
Có nhiều trường hợp bố mẹ hoàn toàn đủ điều kiện về kinh tế, chỗ ở nhưng do đặc thù công việc bận rộn, không có thời gian chăm sóc con, thường xuyên đi công tác xa, công tác ở nước ngoài thì cũng đều là những bất lợi trong việc giành quyền nuôi con khi ly hôn.
Để trẻ có thể phát triển toàn diện cả về vật chất và tinh thần thì bên cạnh điều kiện vật chất tốt thì cha/ mẹ phải có thời gian quan tâm, chăm sóc con.
Nếu bạn có kinh tế nhưng lại không thể bố trí thời gian để chăm sóc, gần gũi con thì Tòa án cũng khó có thể giao con cho bạn trực tiếp nuôi dưỡng.
Vì vậy, nếu như đối phương là người thường xuyên phải đi lại xa nhà, không có thời gian bên con, bạn sẽ giành thêm lợi thế trong cuộc chiến giành quyền nuôi con.
Yếu tố thời gian có thể được chứng minh qua thời gian làm việc của bạn hàng tuần, hàng tháng, tính chất công việc có thường xuyên phải đi xa nhà hay không,…
2.4. Chứng minh vợ/chồng không quan tâm, chăm sóc con trong thời gian sống chung
Để được trực tiếp nuôi dưỡng con, người vợ/người chồng phải là người có sự yêu thương và dành nhiều tình cảm cho con.
Do đó, nếu bạn chứng minh được đối phương trong thời gian chung sống thường xuyên có những hành vi bạo lực với con về thể xác hoặc tinh thần, không quan tâm, lo lắng cho con, không hoàn thành tốt trách nhiệm của một người cha, người mẹ… thì bạn sẽ giành lợi thế.
Trẻ nhỏ cần được yêu thương và quan tâm để có thể phát triển toàn diện không chỉ về thể chất mà còn về nhân cách. Nếu không quan tâm lo lắng cho con thì khó mà nuôi dưỡng con tốt được.
2.5. Chứng minh bản thân có những điều kiện khác tốt hơn
Ngoài các điều kiện cơ bản nêu trên, người có yêu cầu nuôi con khi ly hôn có thể đưa ra các tài liệu, chứng cứ về điều kiện khác tốt hơn so với bên còn lại để có thể giành quyền nuôi con.
Các điều kiện này nhằm chứng minh với Tòa án về bản thân sẽ cung cấp môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển của con và có đủ các điều kiện đảm bảo cả về kinh tế lẫn tinh thần đáp ứng cho yêu cầu phát triển bình thường của người con;
3. Cơ sở pháp lý
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề kinh nghiệm giành quyền nuôi con. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hôn nhân và gia đình trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề như là con nhỏ dưới 12 tháng có được ly hôn không và cùng nhiều trường hợp phức tạp khác mà quý khách hàng đang gặp phải.
Trân trọng./.