Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Lưu ý: Đây chỉ là mẫu hợp đồng áp dụng cho các trường hợp chung. Trên thực tế sẽ có nhiều điều khoản mà các bên cần thống nhất lại. Nếu bạn cần hợp đồng cụ thể, chi tiết để có thể đảm bảo quyền lợi cho mình, vui lòng gọi hotline 1900.6784 để được đội ngũ luật sư tư vấn và hỗ trợ soạn thảo hợp đồng.

Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp ngày nay không còn quá xa lạ nữa. Đây là hoạt động phổ biến trong Luật Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, việc xác lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp hợp lý, đảm bảo đúng quy định pháp luật, bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia là một điều khó khăn. Hiểu được điều đó, công ty Luật Quang Huy xin giải thích rõ ràng hơn về vấn đề này bằng bài viết dưới đây.


1. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp dùng khi nào?

Hợp đồng chuyển nhượng QSH công nghiệp là sự thỏa thuận giữa hai bên dùng trong trường hợp một bên là bên chuyển nhượng (chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp) chuyển quyền sở hữu độc quyền sở hữu công nghiệp cho bên khác hay bênnhận chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng phải thanh toán một khoản tiền cho bên nhận chuyển nhượng theo thảo thuận và có quyền sở hữu công nghiệp.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

2. Mẫu hợp đồng chuyển nhượng QSH công nghiệp

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Số: ……………………/HĐCN

Hôm nay, ngày …………………….. tháng …………………. năm …………………… Tại ……………………………………….

Chúng tôi gồm:

Bên chuyển nhượng (Bên A): …………………………………………………………………………………….…………………………

– Họ và tên/Tên tổ chức: ……………………………………………………………………………………………………………………….………

– Trụ sở chính: …………………………………………………………………………………………………………………………..………………

– Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………

– Mã số thuế: …………………………………………………………………………………………………………………..…………………………

[su_button url=”https://luatquanghuy.vn/wp-content/uploads/hop-dong-chuyen-nhuong-quyen-so-huu-cong-nghiep.docx” target=”blank” style=”3d” background=”#9A1C24″ color=”#F2AF1B” size=”7″ radius=”10″]TẢI MẪU HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP[/su_button]


3. Những nội dung cơ bản trên mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Trên mẫu hợp đồng chuyển nhượng QSH công nghiệp có những nội dung cơ bản như sau:

  • Tên và địa chỉ
  • Căn cứ chuyển nhượng
  • Đối tượng chuyển nhượng
  • Giá chuyển nhượng
  • Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên

4. Cách viết hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.

  • Tên và địa chỉ

Tên, họ tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.

  • Căn cứ chuyển nhượng

Căn cứ chuyển nhượng là văn bằng bảo hộ mà bên chuyển nhượng là chủ văn bằng. Bên chuyển nhượng phải là chủ văn bằng bảo hộ. Văn bằng bảo hộ có thể là: Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu, Giấy chứng nhân đăng kí thiết kế bố trí,..

  • Đối tượng chuyển nhượng

Các bên có thể thỏa thuận đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng là toàn bộ quyền sở hữu đối với toàn bộ khối lượng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc đối với một phần khối lượng bảo hộ. Trong một số trường hợp, các bên có thể thỏa thuận đồng thời nhiều đối tượng sở hữu công nghiệp, nếu như chúng có mối liên hệ chức năng với nhau.

Ví dụ: chuyển nhượng kiểu dáng công nghiệp cùng với nhãn hiệu hàng hóa gắn trên sản phẩm được sản xuất theo kiểu dáng tương ứng.

  • Giá chuyển nhượng

Trong trường hợp bên chuyển nhượng là tổ chức nhà nước hoặc có vốn do Nhà nước góp liên doanh thì giá chuyển nhượng không được thấp hơn mức tối thiểu.

Trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng là tổ chức nhà nước hoặc có vốn do nhà nước góp liên doanh thì giá chuyển nhượng không được cao hơn mức tối đa.

Các mức tối đã và tối thiểu này do Bộ tài chính cùng Bộ Khoa học và công nghệ ấn định.

  • Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên

Đối với hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu: Bên nhận chuyển nhượng phải chịu sự kiểm tra về chất lượng hàng hóa mang nhãn hiệu được chuyển nhượng nếu điều đó là cần thiết và phải bảo đảm chất lượng hàng hóa như hàng hóa do bên chuyển nhượng sản xuất.

Đối với nhãn hiệu: Bên nhận chuyển nhượng phải cam kết bảo đảm hàng sản xuất ra có gắn nhãn hiệu có chất lượng không kém hơn so với chất lượng của hàng hóa gắn nhãn hiệu trước đó. Cam kết này nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho những người tiêu dùng đặt niềm tin vào nhãn hiệu đó.

Tải mẫu hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tại đây:


[su_button url=”https://luatquanghuy.vn/wp-content/uploads/hop-dong-chuyen-nhuong-quyen-so-huu-cong-nghiep.docx” target=”blank” style=”3d” background=”#9A1C24″ color=”#F2AF1B” size=”7″ radius=”10″]TẢI MẪU HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP[/su_button]


5. Cơ sở pháp lý

  • Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả và quyền liên quan.

Công ty Luật Quang Huy xin cung cấp Mẫu Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp mới nhất giúp Qúy khách hàng giải quyết nhanh các vấn đề của mình liên quan đến Luật Sở hữu trí tuệ. Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua tổng đài tư vấn luật sở hữu trí tuệ của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

5/5 - (3 bình chọn)
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Với phương châm "Luật sư của mọi nhà", Luật Quang Huy đang nỗ lực không ngừng để tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc, an toàn cho Quý khách hàng!
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top