Mẫu hợp đồng cầm cố tài sản

Mẫu hợp đồng cầm cố tài sản
Lưu ý: Đây chỉ là mẫu hợp đồng áp dụng cho các trường hợp chung. Trên thực tế sẽ có nhiều điều khoản mà các bên cần thống nhất lại. Nếu bạn cần hợp đồng cụ thể, chi tiết để có thể đảm bảo quyền lợi cho mình, vui lòng gọi hotline 1900.6784 để được đội ngũ luật sư tư vấn và hỗ trợ soạn thảo hợp đồng.

Ngoài hình thức thế chấp tài sản, kỹ quỹ, đặt cọc, tín chấp,… thì cầm đồ là hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được nhiều người lựa chọn trên thực tế. Tuy nhiên, các quy định liên quan hay mẫu hợp đồng như thế nào thì không phải ai cũng nắm được. Qua bài viết dưới đây Luật Quang Huy chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc mẫu hợp đồng cầm cố tài sản:


Các biểu mẫu có liên quan:


1. Hợp đồng cầm cố tài sản là gì?

Theo Điều 309 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Cầm cố tài sản là việc một bên (gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nào đó theo thỏa thuận.

Như vậy, hợp đồng cầm cố tài sản là sự thỏa thuận của các bên về việc bên nhận cầm cố nhận tài sản từ bên cầm cố để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ nhất định.


2. Mẫu hợp đồng cầm cố tài sản

Để đảm bảo được quyền và lợi ích cho mỗi bên, các bên có thể thỏa thuận bên có nghĩa vụ giao cho bên có quyền một tài sản nhất định để đảm bảo thực hiện thỏa thuận, khi đó, hợp đồng cầm cố tài sản được hình thành. Dưới đây là mẫu hợp đồng cầm cố tài sản mới nhất năm 2021:


Mẫu hợp đồng cầm cố tài sản


TẢI MẪU HỢP ĐỒNG CẦM CỐ TÀI SẢN


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

HỢP ĐỒNG CẦM CỐ TÀI SẢN

Tại ….………………………………………… (Trường hợp việc công chứng được thựchiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện Công chứng và Phòng Công chứng), chúng tôi gồm có

BÊN CẦM CỐ TÀI SẢN (SAU ĐÂY GỌI LÀ BÊN A):

Ông (Bà):…………………………..………………Sinh ngày:…………………………………

Chứng minh nhân dân số: ………….………. cấp ngày………..…… tại………………………

Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú): …………………………………………………………………………………………………..

Hoặc có thể chọn một trong các chủ thể sau:

  1. Chủ thể là vợ chồng:

Ông:…………………………………………… ……………Sinh ngày:………………………

Chứng minh nhân dân số:………….…..cấp ngày………..……tại…………………………….

Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú): …………………………………………………………………………………………………..

Cùng vợ là Bà:………………. …………………..…………Sinh ngày:………………………

Chứng minh nhân dân số:………….…..cấp ngày………..……tại…………………………….

Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú): ………………………………………………………………………………………………….. (Trường hợp vợ chồng có hộ khẩu thường trú khác nhau, thì ghi hộ khẩu thường trú của từng người)

  1. Chủ thể là hộ gia đình:

Họ và tên chủ hộ: …………………….……………………Sinh ngày:………………………

Chứng minh nhân dân số:………….…..cấp ngày………..……tại……………………………

Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú): …………………………………………………………………………………………………..

Các thành viên của hộ gia đình:

Họ và tên:……….………………………………………Sinh ngày:……………………………

Chứng minh nhân dân số:………….…..cấp ngày………..……tại……………………………..

Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú): …………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………


Tải mẫu hợp đồng cầm cố tài sản tại đây:


TẢI MẪU HỢP ĐỒNG CẦM CỐ TÀI SẢN


3. Hướng dẫn cách viết mẫu hợp đồng cầm cố tài sản

Hợp đồng cầm cố tài sản được lập dựa trên giao dịch dân sự giữa bên cầm cố và bên nhận tài sản. Vì vậy trước tiên người lập hợp đồng cầm cố tài sản cần chú ý đến địa điểm lập hợp đồng cầm cố tài sản, địa chỉ cụ thể có thể là văn phòng công chứng hoặc là trong ngoài trụ sở công ty.

Tiếp đến là tiến hành kê khai chi tiết các thông tin của bên cầm cố tài sản và bên nhận cầm cố tài sản, thông tin cần đẩy đủ: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, địa chỉ cấp và nơi có hộ khẩu thường trú của các bên. Trường hợp bên cầm cố là tổ chức thì tiến hành cung cấp các thông tin liên quan đến tổ chức, doanh nghiệp như: Tên, địa chỉ, mã số thuế, số fax, thông tin người đại diện….

Hai bên thỏa thuận về số tiền cho vay ghi rõ bằng số và bằng chữ.

Về phần tài sản cầm cố: phải viết rõ tên tài sản thuộc tính và đặc điểm của tài sản đó bao gồm các giấy tờ chứng minh tài sản cầm cố kèm theo. Thông qua sự đồng ý của các chủ tài sản được cầm cố tiến hành bàn giao cho bên nhận cầm cố tài sản.

Phần lời chứng của công chứng viên thì phía bên văn phòng công chứng sẽ tiến hành soạn thảo và làm chứng cho sự thỏa thuận của hợp đồng cầm cố tài sản nói trên.


4. Hợp đồng cầm cố tài sản là loại hợp đồng gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 410 Bộ luật dân sự năm 2015 về các loại hợp đồng dân sự thì ta thấy hợp đồng cầm cố tài sản là loại hợp đồng song vụ có sự ràng buộc quyền và nghĩa vụ giữa các bên ký kết hợp đồng với nhau.

Quan hệ cầm cố đòi hỏi phải có sự chuyển giao tài sản bảo đảm từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố quản lý trong thời hạn của hợp đồng cầm cố. Như vậy, những tài sản là vật hữu hình sẽ là đối tượng của cầm cố. Còn những tài sản tồn tại dưới dạng quyền hay những tài sản sẽ hình thành trong tương lai thì sao? Quyền tài sản hay tài sản hình thành trong tương lai phải có các giấy tờ pháp lý cụ thể để xác định quyền sở hữu của bên bảo đảm và chắc chắn nó sẽ hình thành trong tương lai sẽ trở thành đối tượng của các giao dịch bảo đảm. Do vậy, các bên có thể lựa chọn các loại tài sản này là đối tượng của biện pháp cầm cố bằng cách khi giao kết hợp đồng sẽ chuyển giao các giấy tờ liên quan và khi tài sản hình thành hay quyền tài sản được thanh toán sẽ yêu cầu bên cầm cố chuyển giao bản thân những tài sản đó cho bên nhận cầm cố.

Khi tài sản được chuyển giao, bên nhận cầm cố sẽ giữ tài sản đó hoặc ủy quyền cho người thứ ba giữ tài sản; trường hợp ủy quyền cho người thứ ba thì bên nhận cầm cố vẫn phải chịu trách nhiệm chính trước bên cầm cố về những thiệt hại gây ra cho tài sản cầm cố.

Hợp đồng cầm cố là hợp đồng thực tế. Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản đó cho bên nhận cầm cố. Do vậy, biên bản bàn giao tài sản hay việc ký kết nhận tài sản bảo đảm là căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cầm cố.

Quan hệ cầm cố là 1 hình thức phát triển của quan hệ cầm cố mang tính chất chuyên nghiệp dưới dạng là 1 dịch vụ kinh doanh tiền tệ có biện pháp bảo đảm là cầm cố – được gọi là cầm đồ. Bên nhận cầm đồ phải là chủ thể có đăng kí kinh doanh dịch vụ cầm đồ, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lãi suất cho vay, bảo quản và xử lý tài sản cầm đồ…


5. Quy định về hợp đồng cầm cố tài sản

5.1 Chủ thể hợp đồng cầm cố tài sản

Chủ thể của hợp đồng cầm cố bao gồm:

  • Bên cầm cố;
  • Bên nhận cầm cố.

Bên cạnh đó thì đối tượng của hợp đồng cầm cố tài sản chỉ có thể là tài sản. Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015, tài sản được hiểu là :

1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Theo đó, bản chất của cầm cố tài sản là bên cầm cố đưa tài sản của mình cho bên nhận cầm cố. Do đó, tài sản phải là vật có sẵn tại thời điểm xác lập giao dịch cầm cố. Cụ thể:

  • Đối với vật là giấy tờ có giá thì bản thân giấy tờ đó phải là tài sản mới được cầm cố.
  • Đối với vật là bất động sản hay động sản ở đây phải đảm bảo: Đó là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố và được phép chuyển giao theo quy định của luật.

5.2 Nội dung hợp đồng cầm cố tài sản

Hiệu lực của cầm cố tài sản: Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.

Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Nghĩa vụ của bên cầm cố: Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thoả thuận. Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền huỷ hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố. Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Quyền của bên cầm cố: Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 314 của Bộ luật này nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị. Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt. Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.

Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.

Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố: Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố. Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Quyền của bên nhận cầm cố: Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó. Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thoả thuận. Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

Chấm dứt cầm cố tài sản: Cầm cố tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây: Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt; Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác; Tài sản cầm cố đã được xử lý; Theo thoả thuận của các bên.

Trả lại tài sản cầm cố: Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 315 của Bộ luật dân sự 2015 hoặc theo thỏa thuận của các bên thì tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

5.3 Hình thức hợp đồng cầm cố tài sản

Bộ luật dân sự năm 2015 không xác định rõ hình thức của cầm cố tài sản, tuy nhiên theo quy định tại Điều 310 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hiệu lực của hợp đồng cầm cố tài sản ta có thể hiểu, nếu cầm cố tài sản là động sản thì có thể thể hiện hợp đồng cầm cố tài sản bằng hình thức miệng hoặc hình thức văn bản, nếu cầm cố bất động sản thì bắt buộc phải thể hiện bằng văn bản.

Văn bản cầm cố không nhất thiết phải công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định.


Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề: Mẫu hợp đồng cầm cố tài sản. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.

Trân trọng ./.

5/5 - (1 bình chọn)
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Với phương châm "Luật sư của mọi nhà", Luật Quang Huy đang nỗ lực không ngừng để tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc, an toàn cho Quý khách hàng!
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top