Con ngoài giá thú là gì ?

Nhằm giải đáp thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ hôn nhân và quan hệ trong gia đình như tảo hôn, quyền và nghĩa vụ các bên, Luật Quang Huy bổ sung đường dây nóng tư vấn về vấn đề này. Nếu bạn đọc có thắc mắc liên quan đến luật hôn nhân và gia đình hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.

Bạn đang thắc mắc không biết con ngoài giá thú là gì? Bạn băn khoăn không biết quyền lợi của con ngoài giá thú được quy định như thế nào? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Quang Huy để được giải đáp.

Giá thú là gì?

Theo từ điển Tiếng Việt, “giá thú” được hiểu là sự phối hợp giữa nam và nữ nhằm mục đích thiết lập nên một gia đình chính thức, cùng nhau sinh sống, chung thuỷ, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau, sinh đẻ con cái để duy trì nòi giống. Sự phối hợp này nếu tuân thủ theo các điều kiện pháp luật đã quy định, thì được pháp luật công nhận và bảo hộ. Sau khi đã làm giá thú, nếu vợ chồng muốn bỏ nhau thì phải thực hiện thông qua thủ tục ly hôn.

Giá thú được coi là một chế định pháp lý và pháp luật có các quy định cụ thể về điều kiện để lập giá thú, hình thức giá thú, hiệu lực giá thú, phân loại các giá thụ trong những trường hợp, hoàn cảnh nhất định.

Giá thú là gì

Có con ngoài giá thú là gì?

Để có thể hiểu rõ thuật ngữ “con ngoài giá thú” là gì, chúng ta cần tìm hiểu từ nhiều góc độ khác nhau, cụ thể như sau:

  • Theo từ điển Tiếng Việt: Con ngoài giá thú được hiểu là con mà cha mẹ không phải là vợ chồng theo quy định của pháp luật.
  • Theo từ điển Luật học: Không có giải thích khái niệm con ngoài giá thú là gì mà chỉ đưa ra khái niệm là con ngoài hôn nhân tương tự như khái niệm con ngoài giá thú (con có cha mẹ không phải là vợ chồng).
  • Dưới góc độ pháp lý: Hiện nay không có bất cứ văn bản pháp lý nào quy định về định nghĩa của con ngoài giá thú. Tuy nhiên, một cách hiểu khái quát nhất, con ngoài giá thú là con được sinh ra mà cha mẹ không phải là vợ chồng trước pháp luật. Con ngoài giá thú được sinh ra trong các trường hợp sau:
  • Nam, nữ (đều còn độc thân) có quan hệ tình cảm với nhau, sinh con ra nhưng không kết hôn với nhau. Khi đó, con sinh ra là con ngoài giá thú.
  • Nam, nữ có con với nhau, tuy nhiên một trong hai bên hoặc cả hai bên đều đã kết hôn. Khi đó, con sinh ra cũng được coi là con ngoài giá thú.

Có con ngoài giá thú là gì

Như vậy, có thể hiểu, con ngoài giá thú là con được sinh ra khi bố mẹ không đăng ký kết hôn, khác với con trong giá thú là con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp.

Ví dụ: A (Nam) đủ 19 tuổi, B (Nữ) đủ 18 tuổi có quan hệ yêu đương với nhau và sống chung với nhau như vợ chồng. Trong thời gian sống thử chung, A và B có một đứa con gái. Tuy nhiên, A và B không đi đăng ký kết hôn nên con của A và B được xác định là con ngoài giá thú.

Quyền lợi của con ngoài giá thú

Để đảm bảo lợi ích cho các con sinh ra khi bố mẹ không có hôn nhân hợp pháp, pháp luật vẫn có những quy định để đảm bảo lợi ích cho con ngoài giá thú. Cụ thể, quyền lợi của con ngoài giá thú bao gồm những quyền lợi sau đây:

Được quyền xác định cha mẹ

Việc xác định cha mẹ cho con ngoài giá thú vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của con. Đây là một trong những căn cứ cơ bản để bảo vệ quyền và lợi ích của con ngoài giá thú được quy định tại Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Cụ thể, việc xác định cha, mẹ, con ngoài giá thú được quy định như sau:

  • Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
  • Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
  • Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Theo đó, việc đăng ký xác định cho con ngoài giá thú được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi con cư trú.

Quyền lợi của con ngoài giá thú

Được hưởng các quyền lợi hợp pháp về nhân thân và tài sản

Con ngoài giá thú có quyền được được hưởng các quyền lợi hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật như sau:

  • Con ngoài giá thú được hưởng các quyền liên quan đến tài sản tương ứng theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, Bộ luật Dân sự năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Chẳng hạn như quyền được nhận thừa kế từ cha, mẹ theo di chúc hoặc theo pháp luật; quyền được hưởng tài sản theo công sức đóng góp của mình vào khối tài sản ấy.
  • Con ngoài giá thú có quyền được tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, nơi học tập và rèn luyện bản thân nhằm nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia các hoạt động liên quan đến chính trị, kinh tế, văn hóa theo nguyện vọng và khả năng của bản thân. Trong trường hợp sống chung cùng với cha, mẹ thì con ngoài giá thú có nghĩa vụ tham gia công việc của gia đình; thực hiện các công việc liên quan đến sản xuất và lao động phù hợp với bản thân nhằm đóng góp thêm cho thu nhập của gia đình.

Được cha, mẹ nuôi dưỡng như những đứa con trong giá thú

Theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình. Cụ thể, con ngoài giá thú có những quyền lợi như sau:

  • Con ngoài giá thú được cha, mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được hưởng các quyền liên quan đến việc phát triển thể chất; phát triển tinh thần, đạo đức và trí tuệ; được học tập trong một môi trường và điều kiện tốt nhất từ cha, mẹ. Ngược lại, con ngoài giá thú có bổn phận và nghĩa vụ của mình phải yêu thương, chăm sóc cho cha, mẹ của mình; tận tâm, hiếu thảo và phụng sự cho cha, mẹ;
  • Con ngoài giá thú chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi) hoặc con ngoài giá thú đã thành niên (đủ 18 tuổi trở lên) nhưng thuộc trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống mình thì có quyền sống chung với cha, mẹ; được cha, mẹ của mình đùm bọc, yêu thương và chăm sóc;
  • Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền yêu thương con và tôn trọng suy nghĩ, ý kiến của con; chăm sóc con cả về mặt thể chất lẫn tinh thần; tạo mọi điều kiện cần thiết cho con con để con có môi trường học tập tốt nhất để con trở thành người con hiếu thảo trong gia đình, là công dân có ích cho đất nước.
  • Cha, mẹ thực hiện các quyền giám hộ hoặc đại diện theo quy định cho con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.
  • Cha mẹ không được phân biệt, đối xử giữa con ngoài giá thú với con trong giá thú hoặc trên cơ sở giới tính hoặc tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; cấm các hành vi xúi giục, ép buộc con thực hiện các hành vi trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.

Ví dụ: Nghĩa vụ cấp dưỡng khi không sống chung với con được pháp luật quy định cho đến khi con trưởng thành theo quy định tại Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Con ngoài giá thú có được khai sinh mang họ cha không?

Họ của con ngoài giá thú khi đăng ký khai sinh

Như đã đề cập ở trên, con ngoài giá thú không được thừa nhận là con chung của vợ chồng. Điều này đi cùng với việc trong nhiều trường hợp đứa con được sinh ra nhưng chưa được xác định cha.

Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 87/2020/NĐ-CP có quy định về trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ như sau:

  • Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống;
  • Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch năm 2014 thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh cho con.

Hơn nữa, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 87/2020/NĐ-CP, việc xác định họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh.

Trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán.

Như vậy, con ngoài giá thú vẫn có thể được khai sinh mang họ cha nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con và giữa cha mẹ có thỏa thuận về việc lấy họ của người cha làm họ của đứa trẻ.

Con ngoài giá thú có được khai sinh mang họ cha không

Thủ tục làm giấy khai sinh cho con ngoài giá thú mang họ cha

Thủ tục làm giấy khai sinh cho con ngoài giá thú mang họ cha được thực hiện như sau:

Thành phần hồ sơ

Giấy tờ phải xuất trình bao gồm:

  • Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh, nhận cha, mẹ, con.
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh, nhận cha, mẹ, con (trong giai đoạn chuyển tiếp).

Giấy tờ phải nộp bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP;
  • Giấy chứng sinh của con. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật;
  • Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có). Cụ thể, căn cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con được quy định tại Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP bao gồm một trong các giấy tờ sau:
  • Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
  • Thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

Lưu ý:

  • Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính; nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao có chứng thực giấy tờ đó.
  • Trường hợp pháp luật quy định xuất trình giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ xuất trình, đối chiếu với thông tin trong Tờ khai và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm bản sao giấy tờ đó. Cán bộ tiếp nhận có thể chụp 01 bản giấy tờ xuất trình hoặc ghi lại thông tin của giấy tờ xuất trình để lưu hồ sơ.
  • Cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp.
  • Trường hợp cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan về nội dung yêu cầu đăng ký hộ tịch thì cơ quan đăng ký hộ tịch phải giải thích rõ cho người lập văn bản cam đoan về trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật.

Thủ tục thực hiện

Bước 1: Người thực hiện thủ tục cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như chúng tôi đã trình bày ở trên.

Bước 2: Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, người thực hiện thủ tục đem nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ tiến hành đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cha, mẹ thì ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký đăng ký khai sinh cho con.

Bên cạnh việc trực tiếp nộp hồ sơ, có thể thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân nơi cư trú của cha, mẹ của con.

Bước 3: Cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

  • Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.
  • Hồ sơ đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con sau khi đã được hướng dẫn theo quy định mà không được bổ sung, hoàn thiện thì cán bộ tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ. Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do từ chối, người tiếp nhận ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên.

Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức Tư pháp – Hộ tịch sẽ tiến hành báo cáo lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.

Sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức Tư pháp – Hộ tịch  ghi nội dung nhận cha, mẹ, con vào Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con; ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh, cùng người đi đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con ký tên vào Sổ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh và Trích lục nhận cha, mẹ, con cho người yêu cầu.

Lưu ý: Trong một số trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 04/2020/TT-BTP, việc đăng ký nhận cha, mẹ, con, bổ sung hộ tịch được thực hiện như sau:

Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh nhưng không có thông tin về người cha, nay vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục nhận cha, con mà chỉ cần làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.

Cơ sở pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
  • Bộ dân sự năm 2015;
  • Nghị định số 123/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 87/2020/NĐ-CP quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
  • Thông tư số 04/2020/TT-BTP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề con ngoài giá thú là gì. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Tìm hiểu thêm:

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân và gia đình trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

Đánh giá
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Với phương châm "Luật sư của mọi nhà", Luật Quang Huy đang nỗ lực không ngừng để tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc, an toàn cho Quý khách hàng!
Theo dõi
Thông báo của
guest
2 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Vũ thị hường
Khách
Vũ thị hường
09/09/2023 19:13

Nếu trong thời gian chung sống người vợ ngoại tình và có con vs người khác trong thời gian sống chung vs Ck liệu người con đó có dk chia tài sản k

Luật Quang Huy
Thành viên
Luật Quang Huy
16/10/2023 11:22
Trả lời  Vũ thị hường

Bạn liên hệ đến tổng đài tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình của Luật Quang Huy theo HOTLINE 1900 6588 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhé!

phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top