Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!
Tước quyền công dân là gì?
Trường hợp nào người phạm tội sẽ bị áp dụng hình phạt này?
Thời hạn áp dụng hình phạt tước quyền công dân là bao lâu theo quy định pháp luật hình sự hiện hành?
Trong bài viết này, Luật Quang Huy sẽ trình bày các quy định về tước quyền công dân theo pháp luật của Việt Nam hiện hành.
1. Tước quyền công dân là gì?
Tước quyền công dân có thể hiểu là hoạt động của nhà nước, dùng quyền năng của mình để hạn chế một hoặc một số khả năng lựa chọn hành vi của một công dân có quốc tịch quốc gia đó.
2. Trường hợp bị tước quyền công dân
Tước quyền công dân mang tính chất chính trị, không cho người bị kết án hưởng một số quyền chính trị của công dân trong thời hạn nhất định để phòng ngừa sự lợi dụng các quyền đó để gây thiệt hại cho xã hội và Nhà nước.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, quyền công dân được quy định là một hình phạt bổ sung, chỉ được áp dụng khi và chỉ khi có hình phạt chính áp dụng kèm theo.
Tại Điều 14 Hiến pháp 2013 nêu rõ rằng quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, chỉ khi người phạm tội bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội phạm mà Bộ luật Hình sự quy định ví dụ như tội khủng bố thì người phạm tội mới bị tước một hoặc một số quyền công dân.
Nếu bạn đang thắc mắc, trường hợp phạm tội của bạn hoặc người thân, bạn bè của bạn có thể bị áp dụng hình phạt này hay không, đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.
Luật Quang Huy cần bạn cung cấp thông tin để xác định về tội phạm, từ đó kết luận trường hợp của bạn có bị áp dụng hình phạt tước quyền công dân hay không.
3. Công dân bị hạn chế những quyền nào?
Theo Điều 44 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì có 3 quyền công dân bị hạn chế
3.1 Tước quyền bầu cử, ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước
Theo đó, trong thời gian bị tước quyền, người chấp hành án không được tham gia bầu cử hoặc ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước.
Uỷ ban nhân dân cấp xã không được đưa người bị tước quyền bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước vào danh sách cử tri.
Trường hợp đã có tên trong danh sách cử tri nhưng đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị Toà án tước quyền bầu cử thì Uỷ ban nhân dân cấp xã phải xóa tên người đó trong danh sách cử tri, thu hồi thẻ cử tri của người đó và thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
3.2 Tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước
Trong thời gian thi hành án, người chấp hành án không được phép dự tuyển hoặc tiếp tục làm việc trong cơ quan nhà nước.
Trường hợp người chấp hành án đang là cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước mà bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước thì cơ quan nơi người đó làm việc phải ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định buộc thôi việc hoặc đình chỉ công tác trong thời hạn bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước đối với người đó.
3.3 Tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân
Trong thời gian thi hành án, người chấp hành án không được đăng ký nghĩa vụ quân sự; dự tuyển hoặc tiếp tục làm công chức, viên chức, công nhân quốc phòng trong Quân đội nhân dân; dự tuyển hoặc tiếp tục phục vụ trong Công an nhân dân.
Trường hợp người chấp hành án đang là quân nhân, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng trong Quân đội nhân dân hoặc đang phục vụ trong cơ quan, đơn vị Công an nhân dân mà bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân thì cơ quan, đơn vị nơi người đó làm việc phải ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định buộc người đó ra khỏi lực lượng vũ trang nhân dân.
4. Thời hạn tước một số quyền công dân
Theo khoản 2 điều 44 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật mà hình phạt bổ sung tước quyền công dân có thời hạn từ 01 đến 05 năm.
Thời gian sẽ tính từ lúc chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ lúc bắt đầu hưởng án treo.
5. Cơ sở pháp lý
- Hiến pháp năm 2013;
- Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Trên đây là toàn bộ nội dung về vấn đề tước quyền công dân.
Qua bài viết này chúng tôi mong rằng sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn về vấn đề này.
Luật Quang Huy là công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn luật Hình sự mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án Hình sự trong cả nước.
Nếu còn điều gì chưa rõ, cần hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật trực tuyến của Luật Quang Huy qua HOTLINE 19006588.
Trân trọng./.