Phân biệt tội phạm hoàn thành và tội phạm kết thúc

Tội phạm kết thúc là gì và dấu hiệu nhận biết
Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!

Việc xác định đúng thời điểm tội phạm kết thúc có ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm hình sự của tội phạm, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy tội phạm kết thúc là gì và dấu hiệu nhận biết như thế nào? Trong bài viết này, Luật Quang Huy sẽ giải đáp các thắc mắc trên cho quý bạn đọc.


1. Tội phạm là gì?

Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã dành riêng một Điều luật để giải thích khái niệm tội phạm. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 8 nêu rõ:

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Từ quy định trên, có thể hiểu một cách đơn giản, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có yếu tố lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.

Theo đó, tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm gồm tính gây thiệt hại về mặt khách quan và yếu tố lỗi về mặt chủ quan, được xác định dựa trên các tiêu chí:

  • Tính chất quan hệ xã hội bị xâm hại;
  • Hậu quả của hành vi phạm tội gây ra;
  • Tính chất và mức độ lỗi;
  • Tính chất của động cơ và mục đích phạm tội.

Với những hành vi mặc dù có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không được xác định là tội phạm. Thay vào đó, những hành vi vi phạm này sẽ được xử lý bằng các biện pháp khác như xử phạt vi phạm hành chính,…


2. Tội phạm kết thúc là gì?

Trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 cũng đưa ra những khái niệm như “chuẩn bị phạm tội”, “phạm tội chưa đạt”, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội” nhưng không có một khái niệm nào về tội phạm hoàn thành và tội phạm kết thúc.

Thời điểm tội phạm kết thúc là khi hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt, không còn xảy ra trên thực tế. Việc xác định đúng thời điểm tội phạm hoàn thành và tội phạm kết thúc có ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm hình sự của tội phạm, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng phạm, phòng vệ chính đáng.


3. Tội phạm kết thúc tiếng anh là gì?

Tội phạm kết thúc tiếng Anh là: “end crime”.

In the Penal Code, there are also concepts such as “preparing to commit a crime”, “committing an incomplete crime”, voluntarily stopping the crime halfway”, but there is no concept of complete crime and crime. offense ends. The time when the crime is over is when the offense has actually stopped, no longer in fact happening.

The correct determination of the time when the crime is completed and the crime ends is meaningful in determining the criminal responsibility of the crime, the statute of limitations for criminal prosecution, accomplices, and legitimate defense.

Tội phạm kết thúc là gì và dấu hiệu nhận biết
Tội phạm kết thúc là gì và dấu hiệu nhận biết

4. Dấu hiệu nhận biết tội phạm kết thúc

Tội phạm kết thúc khi hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt không còn xảy ra trên thực tế. Tội phạm kết thúc có thể xảy ra trong các trường hợp sau:

  • Hành vi phạm tội chấm dứt vì chủ thể đã được mục đích;
  • Hành vi phạm tội chấm dứt vì chủ thể đã bị ngăn cản nên không thực hiện tiếp được;
  • Hành vi phạm tội chấm dứt vì chủ thể đã tự ý dừng lại.
  • Đặc điểm của từng loại tội phạm: tội có cấu thành vật chất hay tội có cấu thành hình thức.

Tội có cấu thành hình thức được xem là hoàn thành từ khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội quy định trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm, không quan tâm có hậu quả xảy ra trên thực tế hay chưa. Ví dụ của loại tội này đó là tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội đe doạ giết người, tội cướp tài sản

Tội có cấu thành vật chất được xem là hoàn thành khi hành vi phạm tội đã gây ra hậu quả được quy định là cấu thành bắt buộc của tội danh đó. Đặc điểm của trường hợp hoàn thành này là người phạm tội đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, khách thể đã bị xâm phạm; hậu quả tác hại của hành vi phạm tội đã xảy ra theo quy định của cấu thành tội phạm, hậu quả xảy ra trên thực tế là dấu hiệu bắt buộc. Ví dụ: tội giết người, trộm cắp tài sản

Ví dụ: Đối với tội cướp tài sản, chỉ cần người phạm tội có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực thì tội phạm được xem là đã hoàn thành; nhưng đối với tội trộm cắp thì tội phạm chỉ được xem là hoàn thành khi người phạm tội đã lấy được tài sản của người khác.

Tội phạm hoàn thành không có nghĩa là tội phạm chấm dứt hay tạm ngừng trên thực tế.


5. Phân biệt tội phạm hoàn thành và tội phạm kết thúc

Thứ nhất, về hành vi. Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm theo Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đối với từng tội danh.

Như vậy, thời điểm tội phạm hoàn thành không phụ thuộc vào việc người phạm tội đã thỏa mãn mục đích của mình hay chưa. Còn tội phạm kết thúc là hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt không còn xảy ra trên thực tế.

Thứ hai, về thời điểm. Nói đến tội phạm hoàn thành là hoàn thành về mặt pháp lý, còn nói đến tội phạm kết thúc là nói đến tội phạm đã thực sự chấm dứt trên thực tế. Thời điểm tội phạm nào đó được coi là hoàn thành nhưng có thể vẫn tiếp diễn, chưa kết thúc.

Ví dụ: một người thực hiện hành vi cướp tài sản; sau khi dùng vũ lực, người phạm tội mới lấy tài sản và mang đi tiêu thụ. Thời điểm người phạm tội chiếm đoạt tài sản thì tội cướp tài sản đã được coi là tội phạm hoàn thành nhưng vào thời điểm đó tội cướp tài sản vẫn chưa kết thúc.

Thứ ba, về cách xác định. Khi xác định trường hợp phạm tội với lỗi cố ý đã hoàn thành hay chưa, chỉ cần kiểm tra hành vi phạm tội đó đã thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm hay chưa. Nếu đã thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm thì là tội phạm hoàn thành.

Ngược lại, nếu chưa thỏa mãn các yếu tố cấu thành của tội phạm thì tội phạm chưa hoàn thành. Thời điểm tội phạm hoàn thành khi nào tùy thuộc vào việc xây dựng các dấu hiệu của cấu thành tội phạm.

(Ví dụ: đối với tội cướp tài sản, chỉ cần người phạm tội có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực thì tội phạm được xem là đã hoàn thành; nhưng đối với tội trộm cắp thì tội phạm chỉ được xem là hoàn thành khi người phạm tội đã lấy được tài sản của người khác).

Ngược lại, nhiều trường hợp thời điểm tội phạm kết thúc nhưng chưa hoàn thành. Ví dụ: một người mới có hành vi chuẩn bị phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc thực hiện hành vi phạm tội chưa đạt thì bị bắt giữ.

Bên cạnh đó, có thể phân biệt tội phạm hoàn thành và tội phạm kết thúc thông qua các trường hợp của tội phạm kết thúc:

  • Khi người phạm tội đã đạt được mục đích nên dừng việc thực hiện các hành vi phạm tội;
  • Khi người phạm tội bị ngăn cản nên không thể tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội;
  • Khi người phạm tội tự ý dừng việc phạm tội.

Thời điểm tội phạm kết thúc và hoàn thành có thể trùng nhau hoặc không.

Ví dụ 1: A dùng súng bắn B và B chết ngay tức khắc. Lúc này, thời điểm tội phạm hoàn thành và kết thúc trùng nhau. Tội phạm hoàn thành vì đã thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội giết người là A đã có hành vi tước đoạt tính mạng của B trái pháp luật (bắn B). Còn tội phạm kết thúc vì mục đích của A đã đạt được (B chết) và A lúc này không thực hiện tội phạm nữa.

Ví dụ 2: A dùng súng bắn B. Tưởng B đã chết nên A bỏ đi. Nhưng sau đó B không chết mà bị thương, sau khi nhập viện cấp cứu thì chết sau 2 ngày. Ở trường hợp này, thời điểm tội phạm kết thúc xảy ra trước thời điểm tội phạm hoàn thành. Tội phạm chưa hoàn thành vì chưa thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội giết người là có hậu quả nạn nhân chết. Tội phạm lúc này đã kết thúc vì sau khi A bắn B xong đã bỏ đi và không thực hiện tội phạm nữa.

Thứ tư, về ý nghĩa của sự phân biệt. Việc phân biệt tội phạm hoàn thành với tội phạm kết thúc có ý nghĩa quan trọng như sau:

  • Xác định tội phạm hoàn thành, phân biệt với các trường hợp tội phạm chưa hoàn thành (trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt) có ý nghĩa quan trọng để quyết định hình phạt. Với những điều kiện giống nhau, tội phạm hoàn thành phải được coi là nguy hiểm hơn so với các trường hợp tội phạm chưa hoàn thành. Do vậy, cần phải quyết định hình phạt nghiêm khắc hơn đối với người phạm tội hoàn thành so với người phạm tội chưa đạt hay chuẩn bị phạm tội.
  • Xác định thời điểm tội phạm kết thúc có ý nghĩa để áp dụng các chế định khác có liên quan như chế định phòng vệ chính đáng (Điều 22 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017), chế định truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 27 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017). Căn cứ để xác định quyền phòng vệ chính đáng, có đồng phạm, áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong các quy định của Bộ luật hình sự không phải dựa trên cơ sở xác định tội phạm đã hoàn thành hay chưa mà là trên cơ sở xác định tội phạm đã kết thúc hay chưa.

6. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề tội phạm kết thúc theo quy định pháp luật hiện hành. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn luật hình sự trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Luật sư Lê Thị Oanh
Luật sư Lê Thị Oanh
Nguyên thẩm phán TAND tỉnh Tuyên Quang, Nguyên Chánh án TAND Thành phố Tuyên Quang, Luật sư Đoàn Luật sư TP Hà Nội
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top