Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!
Bạn thắc mắc không biết theo quy định của pháp luật phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết là gì? Bạn băn khoăn không biết giữa phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết có điểm gì giống và khác nhau? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Quang Huy, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp.
Mọi người cũng xem:
1. Khái niệm phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết
Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Mọi người cũng xem:
2. Sự giống nhau giữa tình thế cấp thiết và phòng vệ chính đáng
Tình thế cấp thiết và phòng vệ chính đáng có các điểm giống nhau như sau:
- Thực hiện hành vi với mục đích đảm bảo lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác;
- Đều là tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi nên trong cả dân sự hay hình sự thì hai trường hợp này đều không khiến người gây thiệt hại bị truy cứu trách nhiệm. Nói cách khác, hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết hoặc phòng vệ chính đáng không phải là hành vi phạm tội.
- Ngoài ra, pháp luật dân sự cũng có quy định về loại trừ trách nhiệm dân sự cho 02 hành vi trên cũng như chủ thể thực hiện 02 hành vi cũng không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra;
- Trường hợp chủ thể thực hiện hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng hoặc tình thế cấp thiết thì đều phải chịu trách nhiệm hình sự/dân sự và phải bồi thường thiệt hại mình gây ra.

Mọi người cũng xem:
3. Phân biệt phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết
Tiêu chí | Phòng vệ chính đáng | Tình thế cấp thiết |
Khái niệm | Là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
|
Là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. |
Nguồn nguy hiểm dẫn đến hành vi |
|
|
Phương thức thực hiện | Chống trả lại một cách cần thiết.
|
Gây ra một thiệt hại khác.
Việc hy sinh lợi ích này để bảo vệ lợi ích khác lớn hơn, cần thiết và quan trọng hơn phải là biện pháp cuối cùng duy nhất. Nếu còn có những biện pháp khác, không cần gây thiệt hại thì vẫn chưa phải là tình thế cấp thiết. Biện pháp cuối cùng, duy nhất là biện pháp mà chỉ có nó mới có thể ngăn chặn được sự cố nguy hiểm đang xảy ra.
|
Thiệt hại xảy ra | Người phòng vệ chính đáng được gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm phạm đến lợi ích hợp pháp ở mức độ cần thiết. Đây là mức độ đủ khả năng loại trừ hành vi xâm phạm của người tấn công. Mức độ cần thiết có thể là ngang bằng hoặc mức độ thiệt hại lớn hơn so với thiệt hại do hành vi tấn công gây ra miễn là cần thiết để loại trừ hành vi tấn công chứ không quá mức, quá đáng.
Để đánh giá mức độ cần thiết cần căn cứ tương quan lực lượng giữa bên tấn công và bên phòng chính đáng, căn cứ vào công cụ phương tiện được dùng, vào mỗi quyết tâm của bên tấn công.
|
Mức độ thiệt hại do người thực hiện hành vi trong tình thế cấp thiết gây ra bắt buộc phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Người khắc phục tình trạng nguy hiểm trong tình thế cấp thiết phải lựa chọn cách khắc phục sự nguy hiểm.
|
Đối tượng của hành vi | Người phòng vệ chính đáng gây ra thiệt hại cần thiết cho chính người đang có hành vi xâm phạm lợi ích hợp pháp chứ không gây thiệt hại cho người khác.
Đây là căn cứ loại trừ được nguồn gốc nguy hiểm, bảo vệ được lợi ích hợp pháp, chống tình trạng lợi dụng danh nghĩa phòng vệ chính đáng để vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho xã hội.
|
Trong tình thế cấp thiết đối tượng bị hành vi khắc phục tình trạng nguy hiểm thiệt hại là một lợi ích.
Tuy nhiên, pháp luật không cho phép gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe người khác để khắc phục tình trạng nguy hiểm trong tình thế cấp thiết. |
Ưu tiên lựa chọn thực hiện | Không bắt buộc là lựa chọn cuối cùng của người phòng vệ chính đáng. | Phải là lựa chọn cuối cùng, không còn cách nào khác để ngăn ngừa thiệt hại thì mới được phép gây ra một thiệt hại khác nhỏ hơn để ngăn ngừa thiệt hại cho xã hội bởi thiên tai, súc vật…
Điều kiện này đòi hỏi người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết phải tính toán thật chính xác và nhanh chóng về khả năng đe dọa ngay tức khắc của sự nguy hiểm, nếu không chọn phương pháp gây thiệt hại thì tất yếu không thể tránh được thiệt hại lớn hơn. Nếu còn biện pháp khác để khắc phục sự nguy hiểm và việc gây thiệt hại là không cần thiết thì không thuộc tình thế cấp thiết. |
Ví dụ | Trong đêm tối, A bị một số người gọi ra nơi vắng vẻ rồi dùng chân tay đấm đá túi bụi, A thấy thế phải bỏ chạy, nhưng vẫn bị số người này đuổi theo, sẵn có con dao nhọn trong túi, A lấy ra giơ lên dọa: “thằng nào vào đây tao đâm chết!”.
Những người đuổi theo vẫn lao vào để đánh A, liền bị A dùng dao đâm trúng tim một người chết ngay tại chỗ. Nếu xét về phương tiện, A dùng dao còn những người tấn công chỉ dùng chân tay, nhưng nếu xét về mối tương quan lực lượng thì một bên chỉ có một mình A còn bên kia có nhiều người và đặc biệt xét trong hoàn cảnh cụ thể, trong đêm tối hành vi xâm phạm của những người này phải coi là nguy hiểm đến tính mạng sức khoẻ của A, nên hành vi của A được coi là phòng vệ chính đáng. |
Vì muốn ngăn chặn đám cháy đang lây lan trong dãy dân cư liền nhau F bắt buộc phải đập nhà anh G để ngăn đám cháy lại.
Trường hợp này có thể thấy F đã không còn sự lựa chọn nào khác và thiệt hại xảy ra đối với nhà anh G rõ ràng nhỏ hơn thiệt hại của cháy nhà của cả khu dân cư do đó hành vi của F thỏa dấu hiệu của tình thế cấp thiết và sẽ được loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp này.
|
Mọi người cũng xem:
4. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết theo quy định pháp luật hiện hành. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hình sự trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.
Trân trọng./.