Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!
Bạn chưa biết thế nào là phạm tội chưa đạt đã hoàn thành? Bạn băn khoăn không biết phạm tội chưa đạt đã hoàn thành và phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành có điểm gì khác nhau? Những vấn đề này sẽ được Luật Quang Huy giải đáp trong bài viết dưới đây.
Mọi người cũng xem:
1. Thế nào là phạm tội đã hoàn thành?
Tội phạm hoàn thành là trường hợp tội phạm đã thỏa mãn các dấu hiệu được quy định trong cấu thành tội phạm. Đặc điểm của tội phạm hoàn thành là:
- Đã có đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể quy định trong Bộ luật Hình sự,
- Các dấu hiệu đó là dấu hiệu điển hình phản ánh bản chất của tội phạm, các dấu hiệu đó đều là dấu hiệu bắt buộc.
Khi xác định thời điểm hoàn thành của tội phạm, cần chú ý những căn cứ sau:
- Căn cứ vào tính chất, tầm quan trọng của khách thể, yêu cầu bảo vệ đối với từng loại khách thể;
- Căn cứ vào đặc điểm của từng loại tội phạm: tội có cấu thành vật chất hay tội có cấu thành hình thức.
Tội có cấu thành hình thức được coi là hoàn thành từ khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội quy định trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm, không kể họ đã gây ra hoặc chưa gây ra hậu quả tác hại, điển hình là các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội đe doạ giết người, tội cướp tài sản.v.v.
Có thể hiểu phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là trường hợp người phạm tội vì nguyên nhân khách quan, chưa thực hiện hết các hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả nên hậu quả không xảy ra (chưa đạt về hậu quả, chưa hoàn thành về hành vi).
Tội có cấu thành vật chất được coi là hoàn thành khi hành vi phạm tội đã gây ra hậu quả tác hại theo quy định của pháp luật về tội phạm cụ thể. Đặc điểm của trường hợp hoàn thành này là người phạm tội đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, khách thể đã bị xâm phạm; hậu quả tác hại của hành vi phạm tội đã xảy ra theo quy định của cấu thành tội phạm, hậu quả tác hại là dấu hiệu bắt buộc.
Mọi người cũng xem:
2. Thế nào là phạm tội chưa đạt?
Còn phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Phạm tội chưa đạt được chia ra 02 loại:
- Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành;
- Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành.

Mọi người cũng xem:
3. Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là gì?
Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: Là trường hợp người phạm tội đã thực hiện đầy đủ những hành vi mà họ cho là cần thiết để gây hậu quả, nhưng vì nguyên nhân khách quan hậu quả đó không xảy ra (chưa đạt về hậu quả, hoàn thành về hành vi).
Mọi người cũng xem:
4. Phạm tội chưa chưa đạt chưa hoàn thành là gì?
Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là trường hợp người phạm tội vì có những nguyên nhân khách quan mà người phạm tội chưa thực hiện hết các hành vi phạm mà họ cho là cần thiết sẽ thực hiện để gây ra hậu quả nên hậu quả không xảy ra.
Thông thường ở phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là sự chưa đạt hoàn thành hành vi phạm tội mà chưa gây ra hậu quả để có thể đủ các yếu tố dấu hiệu cấu thành tội phạm làm căn cứ để bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mọi người cũng xem:
5. Phân biệt phạm tội chưa đạt đã hoàn thành và phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành
Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành | Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành | |
Giống nhau | Người phạm tội cố ý thực hiện tội phạm, nhưng đều không có hậu quả xảy ra như ý chí của người phạm tội;
Hậu quả không diễn ra do các yếu tố khách quan, ngoài ý muốn tác động; |
|
Khác nhau | Người phạm tội đã không thực hiện được hết các hành vi mà họ cho là cần thiết để thực hiện hành vi phạm tội do các yếu tố khách quan, ngoài ý muốn;
Hậu quả không diễn ra do không thể thực hiện được hết các hành vi phạm tội;
|
Người phạm tội đã thực hiện được hết các hành vi mà họ cho là cần thiết để thực hiện hành vi phạm tội của mình để gây hậu quả, không bị ngăn cản;
Hậu quả không diễn ra do sau khi thực hiện toàn bộ những hành vi đã có những yếu tố khách quan, ngoài ý muốn tác động; |
Ví dụ | A dự định giết B bằng 3 phát súng và bắn vào những chỗ trọng yếu của cơ thể. Nhưng mới bắn phát súng thứ 1 vào B thì B kêu cứu. Lúc này, có nhiều người tới ngăn cản A không cho A thực hiện tiếp hành vi, đồng thời, đưa B đi bệnh viện cấp cứu.
A không thể tiếp tục được hành vi do bị ngăn cản, B được cấp cứu kịp thời nên không chết. => Trong trường hợp này, A mong muốn phải giết được B nhưng chưa thực hiện được hết hành vi đã dự định (bắn 3 phát súng vào chỗ trọng yếu trên cơ thể) thì đã bị ngăn cản bởi người khác. Hậu quả không mong muốn đối với A là B không chết, A không thực hiện được đầy đủ hành vi mà mình đã dự định từ trước. |
C dự định giết D bằng thuốc độc. Sau khi cho D uống hết thuốc độc, A bỏ đi vì tin rằng D sẽ chết. Nhưng không may, liều lượng C cho D uống không đủ để giết người và D lại được cứu chữa kịp thời nên không chết.
=> Trong trường hợp này, C đã cố ý thực hiện hết các hành vi mà C cho là cần thiết để D phải chết. C bỏ đi vì tin rằng D đã chết, nhưng do yếu tố khách quan mà C không thể lường trước được dẫn đến hậu quả là D không chết (hậu quả không xảy ra như mong muốn của C). |
Mọi người cũng xem:
6. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề phạm tội chưa đạt đã hoàn thành theo quy định pháp luật hiện hành. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hình sự trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.
Trân trọng./.