Nếu có vấn đề cần giải đáp thắc mắc về bảo hiểm xã hội, bạn vui lòng liên hệ ngay qua số điện thoại Tổng đài hỏi đáp bảo luật hiểm xã hội 19006573 để được tư vấn hỗ trợ trực tuyến.
Người lao động khi tiến hành ký kết hợp đồng lao động sẽ được doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước tiến hành đóng bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên trong trường hợp người lao động bị tạm giam mà chưa kết thúc hợp đồng lao động thì có được tham gia đóng bảo hiểm xã hội hay không?
Qua bài phân tích sau đây tổng đài tư vấn Luật Quang Huy chúng tôi xin giải quyết về vấn đề: Người lao động bị tạm giam có được tham gia đóng bảo hiểm xã hội?
Mọi người cũng xem:
1. Có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người bị tạm giam?
Theo quy định tại khoản 2 điều 88 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với đối tượng là người lao động bị tạm giam.
2. Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
Trường hợp người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH về như sau:
Người lao động mà bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì người lao động và đơn vị được tạm dừng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn phải đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Công ty bạn có một người lao động (NLĐ) đang bị tạm giam, do đó, trong thời gian này công ty bạn được tạm dừng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho NLĐ.
Tuy nhiên, công ty và NLĐ vẫn phải đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà NLĐ được hưởng theo quy định của pháp luật.
Mọi người cũng xem:
2. Đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam
Cụ thể vấn đề này được hướng dẫn tại Khoản 5 Điều 16 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP như sau:
b) Sau thời gian tạm giam, nếu được cơ quan có thẩm quyền xác định bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam.
Trường hợp người lao động là cán bộ, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, công nhân công an và người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu thì người lao động và người sử dụng lao động thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội. Các trường hợp khác thì việc đóng bù thông qua người sử dụng lao động trên cơ sở tiền đóng bảo hiểm xã hội do cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đảm bảo;
c) Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại Khoản 3 Điều 122 của Luật Bảo hiểm xã hội
Sau thời gian tạm giam nếu bạn được cơ quan có thẩm quyền xác định bị oan, sai, không vi phạm pháp luật thì thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ-BNN trên tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc và truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh, không tính lãi đối với số tiền truy đóng.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định NLĐ là có tội thì không thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN và không phải truy đóng BHYT cho thời gian bị tạm giam.
Trường hợp người lao động là cán bộ, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, công nhân công an và người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu thì người lao động và người sử dụng lao động thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội.
Các trường hợp khác thì việc đóng bù thông qua người sử dụng lao động trên cơ sở tiền đóng bảo hiểm xã hội do cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đảm bảo;
Các trường hợp khác thì việc đóng bù thông qua người sử dụng lao động trên cơ sở tiền đóng bảo hiểm xã hội do cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đảm bảo
Mọi người cũng xem:
3. Cơ sở pháp lý
- Bảo hiểm xã hội 2014
- Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế
- Nghị định số 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
Trên đây là phần giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Người lao động bị tạm giam có được tham gia đóng bảo hiểm xã hội?
Nếu còn gì thắc mắc hay chưa rõ bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.
Trân trọng ./.