Bảo hiểm thất nghiệp là gì? #5 điều cần biết về BHTN

Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Nếu có vấn đề cần giải đáp thắc mắc về bảo hiểm thất nghiệp, bạn vui lòng liên hệ ngay qua số điện thoại Tổng đài hỏi đáp bảo luật bảo hiểm thất nghiệp 19006573 để được tư vấn hỗ trợ trực tuyến. Trân trọng.

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, mất thu nhập một cách đột ngột.

Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm nhiều chế độ như trợ cấp thất nghiệp, tư vấn và giới thiệu việc làm cho người lao động, hỗ trợ học nghề,…

Trong bài viết này, Luật Quang Huy sẽ giải đáp thắc mắc về những điều bạn cần biết về bảo hiểm thất nghiệp.


1. Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp là quá trình tổ chức và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung – quỹ bảo hiểm thất nghiệp – được hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia (người lao động, người sử dụng lao động, và sự hỗ trợ của Nhà nước) nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro về việc làm.

Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm nhiều chế độ như trợ cấp thất nghiệp, tư vấn và giới thiệu việc làm cho người lao động, hỗ trợ học nghề,… và một số quyền lợi khác.


2. Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định tại Điều 42 Luật Việc làm năm 2013, bảo hiểm thất nghiệp có các chế độ:

  • Trợ cấp thất nghiệp.
  • Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
  • Hỗ trợ học nghề.
  • Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp

3. Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định rõ 02 nhóm đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể:

  • Người lao động
  • Người sử dụng lao động

Trong đó:

  • Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc: Không xác định thời hạn; Xác định thời hạn; Theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
  • Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
    • Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân;
    • Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
    • Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; + Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác
    • Cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động đã nêu.

Ngoại lệ: Người lao động đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì KHÔNG PHẢI tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Lưu ý: Trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động cùng một thời điểm thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực.

Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Với mục đích chia sẻ rủi ro bằng việc trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ, tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề, bảo hiểm thất nghiệp đang bảo vệ việc làm cho chính những người buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.


4. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bạn sẽ được hưởng các quyền lợi sau:

  • Được nhân viên trung tâm giới thiệu việc làm cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí về lao động – việc làm và dạy nghề; hướng dẫn các thủ tục để hưởng bảo hiểm thất nghiệp liên quan đến hồ sơ, chính sách đối với người lao động.
  • Đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp khi mất việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng việc làm.
  • Nhận sổ bảo hiểm xã hội khi mất việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng việc làm.
  • Được nhận trợ cấp thất nghiệp theo quy định và trợ cấp một lần khi tìm được việc làm, hoặc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
  • Nhận thẻ bảo hiểm ý tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp và không phải đóng phí bảo hiểm y tế trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.
  • Được hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp miễn phí (thời hạn không quá 06 tháng) tại cơ sở dạy nghề.

5. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 Luật việc làm thì mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:

  • Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
  • Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
  • Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.

Lưu ý: Mức tiền l­ương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định; 20 tháng lương tối thiểu vùng đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

6. Cơ sở pháp lý

  • Luật số 38/2013/QH13 của Quốc hội: Luật việc làm
  • Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp
  • Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện điều 52 của Luật việc làm

Trên đây là Tổng hợp những điều bạn cần biết về bảo hiểm thất nghiệp.

Trong quá trình tìm hiểu, tham gia và giải quyết chế độ của mình, nếu còn vấn đề gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp tới tổng đài tư vấn Bảo hiểm trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

Trân trọng./.

5/5 - (3 bình chọn)
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Với phương châm "Luật sư của mọi nhà", Luật Quang Huy đang nỗ lực không ngừng để tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc, an toàn cho Quý khách hàng!
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

HOTLINE TƯ VẤN BHXH

Scroll to Top