Chứng nhận hợp quy sản phẩm là gì? Thủ tục thực hiện?

Chứng nhận hợp quy sản phẩm là gì? Thủ tục thực hiện?
Luật Quang Huy có cung cấp dịch vụ xin tất cả các loại giấy phép con, giấy phép đủ điều kiện kinh doanh mà bạn cần. Vui lòng liên hệ hotline 09.678910.86 để được tư vấn giải đáp miễn phí. Xin cảm ơn.

Chứng nhận hợp quy là gì? Khi nào cần hợp quy sản phẩm? Xin chứng nhận hợp quy sản phẩm ở cơ quan nào? Thủ tục, trình tự xin chứng nhận hợp quy sản phẩm ra sao? Đây đều là các thắc mắc thường thấy khi các doanh nghiệp nhập khẩu hay trước khi doanh nghiệp tiến hành sản xuất. Để giải đáp các thắc mắc này, mời quý bạn đọc bài viết sau đây của Luật Quang Huy.


Tổng quan về bài viết

1. Chứng nhận hợp quy là gì?

Chứng nhận hợp quy sản phẩm là hoạt động đánh giá và xác nhận một loại sản phẩm, hàng hóa cụ thể nào đó về mức độ phù hợp của chúng so với các quy chuẩn tương ứng.


2. Giấy hợp quy sản phẩm xin ở đâu?

Các doanh nghiệp muốn xin chứng nhận hợp quy sản phẩm có thể nộp hồ sơ tại các cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hoặc Uỷ ban nhân dân thành phố tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tùy vào đối tượng mà doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh là gì, cụ thể như sau:

  • Đối với sản phẩm là thực phẩm: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận Hợp quy thực phẩm là Bộ Y tế – Cục An toàn thực phẩm.
  • Đối với vật liệu xây dựng: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hợp quy Vật liệu xây dựng là Sở Xây dựng tỉnh, thành phố.
  • Đối với đồ chơi trẻ em: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em.
  • Đối với vải các loại: Sở Công thương là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hợp quy vải các loại.

3. Các sản phẩm phải chứng nhận hợp quy là gì?

Các sản phẩm cần chứng nhận hợp quy (Tiếng Anh là: certificate of conformity) hay gọi là đối tượng của công bố hợp quy là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành hoặc được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. Công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc.

Cụ thể có các nhóm sản phẩm sau cần phải chứng nhận hợp quy:

  • Nhóm các sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Khoa học công nghệ: mü bảo hiểm, đồ chơi trẻ em, điện, điện tử,…
  • Nhóm sản phẩm về thực phẩm: rượu, bia, sữa….
  • Nhóm sản phẩm nông nghiệp: thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các loại giống cây trồng…
  • Nhóm các loại vật liệu xây dựng: Gạch nung và gạch đất nung; Hỗn hợp xi măng; Bê tông; Các loại vải: vải địa kỹ thuật; Bọt biển, xốp; Kính, thủy tinh; Thạch cao; Kim loại: Sắt, thép, inox, đồng, nhôm,…; Nhựa; Giấy và màng; Gốm sứ…
  • Nhóm các sản phẩm vật liệu xây dựng có chứa sợi vô cơ và sợi hữu cơ tổng hợp.
  • Nhóm các sản phẩm phụ gia cho xi măng và bê tông.
  • Nhóm các sản phẩm xi măng và clinker xi măng.
  • Nhóm các sản phẩm về gạch và đá ốp lát.
  • Nhóm sản phẩm về các loại cửa: cửa sổ, cửa đi,……
  • Nhóm sản phẩm sứ vệ sinh.
  • Nhóm sản phẩm hợp kim nhôm định hinh hay ống nhựa polyvinyl clorua không hóa dẻo.
  • Nhóm sản phẩm về sơn cũng như vật liệu chống thấm hay vật liệu xảm khe,…
  • Nhóm các sản phẩm về thông tin và truyền thông: máy vi tính, laptop…, điện thoại di động, các thiết bị truyền thông…
  • Nhóm các sån phẩm thuộc quản lý của Bộ giao thông- vận tải: gương xe, lốp xe, kính xe, các thiết bị giám sát hành trình đi, xe đạp điện,…
  • Và các nhóm sản phẩm khác theo quy định.

4. Các phương thức chứng nhận hợp quy sản phẩm

Về Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được quy định trong Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2012, thì các phương thức đánh giá chứng nhận hợp quy được phân loại theo 8 phương thức.

  • Phương thức 1: Thực hiện thử nghiệm mẫu điển hình.
  • Phương thức 2: Thực hiện thử nghiệm mẫu điển hình, đánh giá quá trình sản xuất. Bên cạnh đó là giám sát thông qua thử nghiệm để lấy mẫu trên thị trường
  • Phương thức 3: Thực hiện thử nghiệm mẫu điển hình và sau đó đánh giá quá trình sản xuất. Và thực hiện giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy ở chính tại nơi sản xuất và kết hợp với việc đánh giá quá trình sản xuất sản phẩm.
  • Phương thức 4: Thực hiện thử nghiệm mẫu điển hình cùng việc đánh giá quá trình sản xuất. Bên cạnh đó là giám sát thông qua việc thử nghiệm lấy mẫu ngay tại nơi sản xuất và có cả trên thị trường. Và kết hợp cùng việc đánh giá quá trình sản xuất.
  • Phương thức 5: Thực hiện thử nghiệm mẫu điển hành và sau đó đánh giá về quá trình sản xuất, Thực hiện việc giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy ở chính nơi sản xuất hoặc là lấy mẫu ở trên thị trường. Bên cạnh đó vẫn phải kết hợp với việc đánh giá cả quá trình sản xuất.
  • Phương thức 6: Thực hiện đánh giá cùng giám sát hệ thống quản lý.
  • Phương thức 7: Thực hiện thử nghiệm và đánh giá về lô sản phẩm, hàng hóa.
  • Phương thức 8: Chỉ thực hiện thử nghiệm hoặc là thực hiện kiểm định toàn bộ số phản phẩm hay hàng hóa.

Trong những phương thức mà chúng tôi đã nêu ra ở trên. Phương thức 5 và phương thức 7 chính là hai phương thức được sử dụng phổ biến nhất. Nó áp dụng với đa số các loại sản phẩm hiện hành, cần thiết như công bố thực phẩm, công bố hợp quy về đồ chơi trẻ em, công bố hợp quy về vật liệu xây dựng…

Đối với các sản phẩm nhập khẩu có số lượng nhiều, mỗi lần nhập khẩu lại tiến hành đánh giá gây tốn kém thì bên canh việc thử nghiệm, đánh giá theo lô sản phẩm, hàng hóa thì có thể thực hiện đánh giá tại nguồn (tức là thành lập đoàn đánh giá sang nơi sản xuất để cấp giấy chứng nhận đàng kỷ tại nguồn). Ngoài việc chứng nhận sản phẩm hợp quy, mọi sản phẩm lưu thông trên thị trường đều cần có hệ thống đảm bảo chất lượng.

Ví dụ:

  • Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001: không phụ thuộc vào sản phẩm và quy mô;
  • Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 22000 áp dụng cho lĩnh vực an toàn thực phẩm;
  • Hệ thống quản lý chất lượng môi trường theo ISO 14001 (khi sản xuất phát thải ra môi trường bụi, khỏi, nước thải thì doanh nghiệp bắt buộc phải có giấy chứng nhận trước khi tiến hành sản xuất);
  • Chứng nhận sản xuất nông nghiệp tốt theo chương trình VIETGAP thường áp dụng cho pham vi rộng như tinh, địa phương, nông trường;
  • Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp theo ISO 45001: doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống HTQL AT&SKNN thường tích hợp nó với hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 và Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.
Chứng nhận hợp quy sản phẩm là gì? Thủ tục thực hiện?
Chứng nhận hợp quy sản phẩm là gì? Thủ tục thực hiện?

5. Quy trình làm hợp quy sản phẩm

Trình tự quy trình làm hợp quy sản phẩm như sau:

Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy sản phẩm tại tổ chức chứng nhận sự phù hợp có thẩm quyền.

Bước 2: Tổ chức sẽ cử các chuyên gia chứng nhận xuống cơ sở đăng ký của doanh nghiệp để tiến hành đánh giá ban đầu về các điều kiện. Bao gồm lấy mẫu thử nghiệm theo phương thức 5 hoặc phương thức 7.

Bước 3: Sau khi lấy mẫu, các chuyên gia sẽ tiến hành phân tích và đánh giá kết quả thử nghiệm.

Bước 4: Báo cáo đánh giá.

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận:

Căn cứ vào kết quả thử nghiệm và đánh giá ở bước trên, nếu sản phẩm đáp ứng được các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì sản phẩm đó sẽ được cấp giấy chứng nhận hợp quy cùng dấu hợp quy.

Bước 6: Đánh giá, giám sát sản phẩm định kỳ hàng năm (định kỳ 9 – 12 tháng/ 1 lần).


6. Tại sao phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy của sản phẩm?

Việc chứng nhận hợp quy của sản phẩm là bắt buộc và đối với mỗi nhóm đối tượng sau đây sẽ có những sự cần thiết riêng:

6.1. Đối với doanh nghiệp

Thông qua hoạt động đánh giá, Giấy chứng nhận hợp quy sẽ giúp các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện và phát triển hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm nhằm đem đến cho khách hàng sự yên tâm và dịch vụ tốt nhất, nâng cao uy tín của doanh nghiệp.

Việc chứng nhận hợp quy sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh khi đưa sản phẩm ra thị trường lưu hành. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không phải đối diện với những rủi ro do bị thu hồi sản phẩm không phù hợp với chất lượng sản phẩm theo quy định và phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.

Chứng nhận hợp quy là văn bản chứng nhận cho doanh nghiệp khi cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng và các đối tác liên quan khi mua và sử dụng sản phẩm sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Chứng nhận hợp quy là một trong những văn bằng pháp lý làm nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế do được bên thứ ba chứng nhận.

6.2. Đối với người tiêu dùng

Khi sử dụng những sản phẩm đã được chứng nhận hợp quy, khách hàng sẽ yên tâm khi sử dụng các sản phẩm đảm bảo yêu cầu chất lượng bởi các hàng hóa này có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm, thân thiện với môi trường sinh thái.

6.3. Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Chứng nhận hợp quy giúp cho nhà nước thuận lợi trong việc quản lý các loại sản phẩm đang lưu hành trên thị trường. Nhờ đó bảo vệ quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường giúp nâng cao chất lượng của sản phẩm, hàng hóa nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển tốt hơn.


7. Trách nhiệm của tổ chức chứng nhận hợp quy

Theo Điều 17 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN thì tổ chức, cơ quan có trách nhiệm chứng nhận hợp quy như sau:

7.1. Thứ nhất, trách nhiệm của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

  • Chỉ đạo hoạt động công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư này khi ban hành các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng để quản lý;
  • Chỉ định cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm quản lý hoạt động công bố hợp quy trong lĩnh vực được phân công; thông báo danh sách cơ quan đầu mối cho các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện và gửi tới Bộ Khoa học và Công nghệ để phối hợp, quản lý;
  • Giao trách nhiệm thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy cho các cơ quan chuyên ngành;
  • Định kỳ hằng năm, tổng hợp tình hình chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp, thông báo cho Bộ Khoa học và Công nghệ để phối hợp quản lý; đột xuất, khi có yêu cầu, tổng hợp báo cáo tình hình công bố hợp quy về Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

7.2. Thứ hai, trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan đầu mối được chỉ định theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này

  • Giúp Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất quản lý và hướng dẫn hoạt động đánh giá sự phù hợp, công bố hợp chuẩn và công bố hợp quy;
  • Phối hợp với các cơ quan đầu mối ở Trung ương thuộc các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc đôn đốc, hướng dẫn thực hiện việc công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư này;
  • Thực hiện việc theo dõi tình hình công bố hợp chuẩn và công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ trên cơ sở báo cáo của các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; theo dõi việc chỉ định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực về hoạt động đánh giá sự phù hợp.

7.3. Thứ ba, trách nhiệm của cơ quan đầu mối được chỉ định theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thuộc các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

  • Thực hiện việc theo dõi và quản lý hoạt động đăng ký công bố hợp quy của các cơ quan chuyên ngành; phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong công tác quản lý hoạt động công bố hợp quy; định kỳ hằng năm, tổng hợp báo cáo gửi Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan về tình hình chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp, đồng thời gửi về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để phối hợp quản lý;
  • Tổng hợp tình hình hoạt động công bố hợp quy của các cơ quan chuyên ngành và định kỳ hằng năm, đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan.

7.4. Thứ tư, trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định

Tiếp nhận hồ sơ đăng ký và quản lý hồ sơ công bố hợp quy; hủy bỏ, đình chỉ kết quả tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành và các quy chuẩn kỹ thuật địa phương liên quan đến các lĩnh vực được phân công quản lý;

Công bố công khai trên trang thông tin điện tử của mình về tình hình công bố hợp quy với các nội dung sau:

  • Tên tổ chức, cá nhân công bố hợp quy;
  • Sản phẩm, hàng hóa công bố hợp quy;
  • Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;
  • Loại hình đánh giá: Bên thứ nhất (tên tổ chức, cá nhân) hay bên thứ ba (tên tổ chức chứng nhận được chỉ định).

Phối hợp với Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương trong việc cung cấp các thông tin về công bố hợp quy để thuận lợi cho việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Định kỳ hằng năm, đột xuất khi có yêu cầu, tổng hợp, báo cáo cơ quan đầu mối danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã đăng ký công bố hợp quy (theo Mẫu 4. BCTNHS quy định tại Phụ lục III Thông tư này).

7.5. Thứ năm, trách nhiệm của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Tiếp nhận đăng ký và quản lý hồ sơ công bố hợp chuẩn; hủy bỏ, đình chỉ kết quả tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại địa phương và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ hoặc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương tình hình công bố hợp chuẩn;

Tiếp nhận đăng ký và quản lý hồ sơ công bố hợp quy; hủy bỏ, đình chỉ kết quả tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành và các quy chuẩn kỹ thuật địa phương liên quan đến các lĩnh vực được phân công quản lý; công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ hoặc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương tình hình công bố hợp quy với các nội dung sau:

  • Tên tổ chức, cá nhân công bố hợp quy;
  • Sản phẩm, hàng hóa công bố hợp quy;
  • Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;
  • Loại hình đánh giá: Bên thứ nhất (tên tổ chức, cá nhân) hay bên thứ ba (tên tổ chức chứng nhận được chỉ định).

Phối hợp với cơ quan chuyên ngành ở địa phương trong việc cung cấp các thông tin về công bố hợp chuẩn để thuận lợi cho việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Định kỳ hằng năm, đột xuất khi có yêu cầu, tổng hợp, báo cáo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tình hình tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy (theo Mẫu 4. BCTNHS quy định tại Phụ lục III Thông tư này) theo quy định tại điểm a, b khoản này.


8. Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 28/2012/TT-BKHCN về Quy định công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
  • Thông tư 27/2020/TT-BTC về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Tài chính ban hành.
  • Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề hợp quy sản phẩm. Nếu như quý khách hàng có nhu cầu cấp giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm hoặc có thắc mắc gì về quy trình, thủ tục hay những quy định pháp lý liên quan, xin vui lòng liên hệ tới Luật Quang Huy.

Luật Quang Huy là không chỉ là địa chỉ uy tín trong việc tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà còn có bề dày kinh nghiệm trong việc xin các giấy phép con cho doanh nghiệp.

Nếu nội dung bài viết còn chưa rõ, hoặc bạn cần tư vấn, hỏi đáp thêm về dịch vụ hỗ bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Nguyễn Quang Huy
Nguyễn Quang Huy
Cố vấn cao cấp, giảng viên khoa pháp luật kinh tế – trường Đại học Luật Hà Nội. Tốt nghiệp Thạc sĩ Luật Đại học Duke (Hoa Kỳ), có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các công ty luật lớn trên thế giới.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
chat-zalo
phone-call

GỌI 09.678910.86 NGAY

Scroll to Top