Luật Quang Huy có cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, logo, quyền tác giả, sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp,...và tất cả dịch vụ khác liên quan tới sở hữu trí tuệ. Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ, vui lòng gọi Tổng đài 1900.6671 (trong giờ hành chính) hoặc hotline 0369.246.588 (ngoài giờ hành chính) để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.
Trên thực tế hiện nay, với nhịp sống hiện đại âm nhạc chính là một món ăn tinh thần mà nhiều người quan tâm. Khi nhiều người quan tâm thì hành vi xâm phạm bản quyền hay quyền tác giả trong lĩnh vực âm nhạc diễn ra ngày càng phổ biến.
Vì vậy nhiều tác giả đứng trước những thách thức về bảo hộ quyền tác giả đối với những hành vi xâm phạm bản quyền. Để nắm rõ được các quy định về đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc, xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Quang Huy.
1. Đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc là gì?
Đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc là việc tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm nộp hồ sơ đăng ký tới Cục bản quyền tác giả để được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền âm nhạc, qua đó khẳng định được quyền của mình đối với tác phẩm âm nhạc do mình sáng tạo ra đồng thời giúp ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.
2. Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc
Hồ sơ đăng ký bản quyền âm nhạc bao gồm:
- Đơn đăng ký bản quyền tác giả (theo mẫu).
- Quyết định giao việc cho tác giả hoặc tuyên bố tác giả về chủ sở hữu tác phẩm.
- Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu, đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập… của chủ sở hữu tác phẩm (bản sao chứng thực).
- Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu của tác giả (bản sao chứng thực).
- 02 bản in tác phẩm trên Giấy A4 có chữ ký & đóng dấu của tác giả/chủ sở hữu.
- Giấy cam đoan của tác giả cam đoan tự sáng tạo ra tác phẩm và không sao chép của bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào.
- Tài liệu khác (tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể).
3. Đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc ở đâu?
Sau khi hoàn thành hồ sơ nêu trên, chủ sở hữu sẽ nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc tại cục bản quyền tác giả để được xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký.
- Cục Bản quyền tác giả tại Hà Nội: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
- Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.

4. Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bạn cần chuẩn bị đâỳ đủ các giấy tờ như đã nêu ở trên. Việc soạn hồ sơ rất quan trọng và là căn cứ để Cục bản quyền xem xét trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc nên bạn cần chuẩn bị đầy đủ.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết
Chủ sở hữu sẽ nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc tại cục bản quyền tác giả để được xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký.
Hồ sơ sẽ được theo dõi sau khi nộp để kịp thời bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên thẩm định hồ sơ.
Bước 3: Trả kết quả
Sau khi hồ sơ đăng ký được chấp nhận hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký cho chủ sở hữu, để có thể nhận được giấy chứng nhận đăng ký, khách hàng cần nộp chi phí để cấp và nhận giấy chứng nhận.
5. Tại sao phải đăng ký bản quyền bài hát?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 thì:
Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Như vậy, sau khi bài hát được hoàn thành, bản quyền bài hát sẽ tự động được bảo hộ, không bắt buộc bài hát đó đã được đăng ký hay chưa. Tuy nhiên, trên thực tế, pháp luật luôn khuyến khích Tác giả hoặc Chủ sở hữu bài hát đăng ký bản quyền bài hát để được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 thì:
Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.
Như vậy, nếu bạn đã đăng ký bản quyền bài hát thì bạn không có nghĩa vụ chứng minh bản quyền bài hát thuộc về mình khi có tranh chấp xảy ra, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.
6. Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc được bảo hộ bao nhiêu năm?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 thì thời hạn bảo hộ bản quyền bài hát sẽ có 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: Bài hát khuyết danh là bài hát khi công bố không có hoặc chưa có tên tác giả (tên khai sinh hoặc bút danh) thì thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ khi bài hát được công bố lần đầu tiên.
- Trường hợp 2: Bài hát đã có thông tin tác giả thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết, trường hợp có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
7. Thời gian đăng ký bản quyền tác giả bài hát, tác phẩm âm nhạc
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành và các văn bản hướng dẫn thì thời gian được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả bài hát, tác phẩm âm nhạc là 15 ngày làm việc kể từ ngày Cục Bản quyền tác giả nhận được đơn đăng ký bản quyền tác giả bài hát, tác phẩm âm nhạc hợp lệ.
Thời gian 15 ngày làm việc tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, do đó, trong một số trường hợp, mặc dù đã nộp đơn nhưng vẫn chưa đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả bài hát, tác phẩm âm nhạc vì hồ sơ chưa đúng, chưa đủ nên phải tiến hành sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì thời gian có thể kéo dài lâu hơn.
8. Chi phí đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
Chi phí đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc được tính trên từng loại hình tác phẩm khác nhau, đối với chi phí đăng ký bản quyền bài hát chi phí được tính như sau:
- Chi phí (lệ phí) nộp cho cơ quan đăng ký: 110.000 đồng.
- Phí dịch vụ khi sử dụng dịch vụ đăng ký của công ty chúng tôi:
Bài hát được thể hiện dưới dạng viết (chỉ có lời, không có nhạc): 2.100.000 đồng.
Bài hát được thể hiện dưới dạng bản ghi âm, ghi hình (có lời, nhạc lý): 3.300.000 đồng.
9. Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc tại Luật Quang Huy
Luật Quang Huy cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền âm nhạc với chi phí hợp lý, thủ tục nhanh gọn, tư vấn chuyên sâu, thời gian thực hiện công việc nhanh, phạm vi tư vấn trên cả nước.
Trong quá trình cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc, Luật Quang Huy sẽ thực hiện các công việc sau:
- Tư vấn toàn bộ quy trình đăng ký tác phẩm âm nhạc;
- Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị thông tin, tài liệu cần thiết để đăng ký;
- Trực tiếp soạn thảo hồ sơ đăng ký tác phẩm âm nhạc cho khách hàng;
- Trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký tới Cục bản quyền tác giả. Theo dõi hồ sơ, bổ sung, sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu;
- Nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền. Sau đó chuyển cho khách hàng.
Với đội ngũ Luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ , Luật Quang Huy tự tin sẽ mang lại cho khách hàng dịch vụ tốt nhất trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ.
10. Cơ sở pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về quy định đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Nếu nội dung bài viết còn chưa rõ, hoặc bạn cần tư vấn, hỏi đáp thêm về dịch vụ hỗ bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật sở hữu trí tuệ trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.
Trân trọng./.