So sánh ly hôn và hủy hôn trái pháp luật

So sánh ly hôn và hủy hôn trái pháp luật
Bạn muốn ly hôn nhanh chóng và đơn giản?

Nếu quá mệt mỏi với thủ tục ly hôn, bạn có thể sử dụng dịch vụ luật sư hỗ trợ ly hôn nhanh chỉ trong O1 ngày với chi phí chỉ từ 9.999.999đ. Liên hệ ngay hotline 0369.246.588 để được báo giá chi tiết. Trân trọng.

Trên thực tế, nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm ly hôn và hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Tại bài viết này, Luật Quang Huy sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó bằng việc so sánh ly hôn và hủy hôn trái pháp luật theo quy định pháp luật hiện hành.


1. Ly hôn và hủy kết hôn trái pháp luật có gì giống nhau?

Ly hôn và hủy kết hôn trái pháp luật có gì giống nhau?
Ly hôn và hủy kết hôn trái pháp luật có gì giống nhau?

Để so sánh ly hôn và hủy kết hôn trái pháp luật, trước hết cần làm rõ những điểm giống nhau của hai vấn đề này về hệ quả, cơ quan có thẩm quyền giải quyết, về quan hệ tài sản, về con chung, cụ thể:

  • Đều làm quan hệ hôn nhân, kết hôn trái pháp luật không còn tồn tại
  • Khi có yêu cầu, Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết
  • Về quan hệ tài sản, tài sản riêng của ai thì thuộc về người đó, tài sản chung theo sự thỏa thuận giữa các bên, không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em; công việc để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập
  • Về con chung, các bên thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

2. Phân biệt ly hôn và hủy hôn trái pháp luật

Phân biệt ly hôn và hủy hôn trái pháp luật
Phân biệt ly hôn và hủy hôn trái pháp luật

2.1 Khái niệm

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án (Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).

Hủy việc kết hôn trái pháp luật là biện pháp do Tòa án thực hiện nhằm làm cho việc kết hôn trái pháp luật không còn tồn tại.

Như vậy, ly hôn và hủy việc kết hôn trái pháp luật là hai khái niệm hoàn toàn riêng biệt.

Nếu ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng hợp pháp thì hủy việc kết hôn trái pháp luật lại là biện pháp nhằm khắc phục việc nam, nữ hoặc cả hai bên nam nữ vi phạm điều kiện kết hôn.

2.2 Người có quyền yêu cầu

Người có quyền yêu cầu ly hôn được quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Theo đó, người có quyền yêu cầu ly hôn bao gồm: vợ, chồng, cả hai vợ chồng, cha, mẹ, người thân thích khác.

Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật được quy định tại Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Theo đó, người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật bao gồm:

  • Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn;
  • Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác;
  • Cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

Như vậy về đối tượng có thẩm quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật rộng hơn so với những người có quyền yêu cầu ly hôn

2.3 Hệ quả pháp lý

Dù ly hôn và hủy việc kết hôn trái pháp luật đều làm quan hệ hôn nhân, kết hôn trái pháp luật không còn tồn tại tuy nhiên hệ quả cũng có những nét khác biệt là:

Hệ quả pháp lý của việc ly hôn được quy định tại Điều 57 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Theo đó, ly hôn sẽ làm chấm dứt các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng. Đồng thời, đây cũng là một sự kiện pháp lý làm chấm dứt chế độ tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân.

Hệ quả pháp lý của việc hủy việc kết hôn trái pháp luật được quy định tại Điều 12 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Theo đó, hủy việc kết hôn trái pháp luật sẽ làm chấm dứt quan hệ như vợ chồng, coi như chưa có vợ, có chồng.

Tài sản chung, nghĩa vụ và hợp đồng giải quyết theo thỏa thuận, nếu có tranh chấp thì Tòa án giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.


3. Cơ sở pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
  • Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
  • Nghị quyết 326/2016/UBTVQH

Trên đây là toàn bộ thông tin chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề: So sánh ly hôn và hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Để được tư vấn cụ thể hơn các bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật ly hôn trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được hỗ trợ giải đáp.

Trân trọng ./.

5/5 - (1 bình chọn)
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Với phương châm "Luật sư của mọi nhà", Luật Quang Huy đang nỗ lực không ngừng để tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc, an toàn cho Quý khách hàng!
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top