Nên hay không nên cấp dưỡng một lần sau ly hôn?

Nên hay không nên cấp dưỡng một lần sau ly hôn
Bạn muốn ly hôn nhanh chóng và đơn giản?

Nếu quá mệt mỏi với thủ tục ly hôn, bạn có thể sử dụng dịch vụ luật sư hỗ trợ ly hôn nhanh chỉ trong O1 ngày với chi phí chỉ từ 9.999.999đ. Liên hệ ngay hotline 0369.246.588 để được báo giá chi tiết. Trân trọng.

Một trong những vấn đề quan trọng của vợ, chồng khi ly hôn là vấn đề cấp dưỡng cho con sau hôn nhân.

Đây là vấn đề quan trọng bởi lẽ khi cha mẹ ly hôn, con là người chịu nhiều thiệt thòi.

Đồng thời những quyền và lợi ích của con bị hạn chế.

Khi vợ chồng ly dị, mặc dù chấm dứt quan hệ vợ chồng nhưng không làm chấm dứt quan hệ cha, mẹ, con vì thế vẫn đặt ra quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con.

Cấp dưỡng được coi là một nghĩa vụ mà cha mẹ phải thực hiện với con sau ly hôn.

Vậy cấp dưỡng là gì? Có thể cấp dưỡng một lần sau ly hôn hay không?

Bài viết này của Luật Quang Huy chúng tôi xin cung cấp đến bạn thông tin liên quan đến cấp dưỡng một lần sau ly hôn.


1. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn

Căn cứ khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cấp dưỡng được hiểu là việc:

  • Một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác;
  • Để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng:
  • Trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cấp dưỡng là nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau ly hôn:

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Theo đó, cha, mẹ người mà không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thỏa thuận.

Mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng sẽ do các bên thỏa thuận với nhau.

Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng hợp lý.


2. Có được cấp dưỡng một lần sau ly hôn không?

Bên cạnh mức cấp dưỡng, pháp luật đặt ra phương thức cấp dưỡng cho con khi vợ chồng ly hôn.

Hiện nay có rất nhiều phương thức cấp dưỡng được quy định tại Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Theo đó, có năm phương thức cấp dưỡng bao gồm:

  • Cấp dưỡng định kỳ hàng tháng;
  • Cấp dưỡng hàng quý;
  • Cấp dưỡng nửa năm;
  • Cấp dưỡng hàng năm;
  • Cấp dưỡng một lần.

Như vậy, cấp dưỡng một lần là một trong những phương thức mà hai bên vợ chồng có thể thỏa thuận lựa chọn để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn.

Phương thức này khắc phục được hiện tượng trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của người được người được cấp dưỡng.

Trường hợp không thỏa thuận được về việc cấp dưỡng một lần thì Tòa án sẽ quyết định vấn đề này.


3. Mức cấp dưỡng một lần sau ly hôn được xác định như thế nào?

Mức cấp dưỡng sau ly hôn được quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

 Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Theo đó, mức cấp dưỡng một lần sau ly hôn được xác định trên cơ sở tự nguyện, tôn trọng sự thỏa thuận của người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng và người giám hộ của người được cấp dưỡng.

Trường hợp hai bên vợ chồng không thỏa thuận được với nhau thì mức cấp dưỡng một lần được xác định căn cứ vào các yếu tố sau:

  • Thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Tức là căn cứ vào mức thu nhập thường xuyên hoặc tài sản còn lại của cá nhân đó sau khi đã trừ đi chi phí thông thường cần thiết cho cuộc sống của họ.

  • Nhu cầu thiết yếu của con (là người được cấp dưỡng): dựa trên mức chi tiêu cần thiết của con theo mức sống trung bình của một cá nhân ở độ tuổi tương tự tại địa phương nơi con cư trú, bao gồm các chi phí cần thiết về ăn ở, mặc, đi lại, học hành, khám chữa bệnh và các chi phí cần thiết khác nhằm bảo đảm cuộc sống của người được cấp dưỡng.

Như vậy, căn cứ vào khả năng thực tế và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng được xác định tại thời điểm thỏa thuận nghĩa vụ cấp dưỡng, có thể đưa ra mức cấp dưỡng một lần cho con khi ly hôn.

Mức cấp dưỡng này thường được xác định bằng mức cấp dưỡng 1 tháng nhân với thời gian phải cấp dưỡng.

Mức này phải phù hợp với điều kiện kinh tế của người phải cấp dưỡng tại thời điểm đó.

Trong trường hợp mức cấp dưỡng cho con vượt quá khả năng của người cấp dưỡng thì người cấp dưỡng có quyền làm đơn đề nghị tòa án xem xét lại mức cấp dưỡng cũng như phương thức cấp dưỡng cho con.

Nếu việc cấp dưỡng một lần vượt quá khả năng của người phải cấp dưỡng và người đó không đồng ý về việc cấp dưỡng này thì tòa án xem xét và quyết định phương thức cấp dưỡng khác phù hợp hơn.


4. Có nên cấp dưỡng một lần sau ly hôn không?

Có thể thấy, việc áp dụng phương thức cấp dưỡng một lần sau ly hôn có thể giúp hạn chế được tình trạng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo định kỳ, bảo vệ quyền lợi của người được cấp dưỡng.

Ngoài ra, khi thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần sẽ giúp cơ quan thi hành án dân sự kiểm soát được người phải thực hiện đúng nghĩa vụ cấp dưỡng của mình hay chưa bằng việc theo dõi hoặc cưỡng chế thực hiện.

Bên cạnh những ưu điểm của phương thức này, cấp dưỡng một lần sau ly hôn cũng còn tồn tại những nhược điểm như:

  • Cấp dưỡng một lần sau ly hôn thông thường khoản cấp dưỡng tương đối lớn;
  • Điều này gây khó khăn cho cho người phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Không phải bất cứ người nào cũng có thể đủ tài chính để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần.

Khi các bên đã lựa chọn áp dụng phương thức này nhưng không thể thực hiện thì quyền lợi của người được cấp dưỡng sẽ không được bảo đảm.

Đây là lý do khiến phương thức này ít được ưu tiên áp dụng trên thực tế.

Việc áp dụng phương thức cấp dưỡng nào tùy thuộc vào sự thỏa thuận của vợ chồng hoặc tòa án có thẩm quyền quyết định tùy từng trường hợp khác nhau.


5. Cơ sở pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình 2014
  • Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình

Trên đây là toàn bộ các quy định của pháp luật về vấn đề cấp dưỡng một lần sau ly hôn hiện nay.

Nếu còn những thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, bạn vui lòng liên hệ TỔNG ĐÀI 19006588 gặp Luật sư tư vấn luật trực tuyến của Luật Quang Huy.

Trân trọng./.

5/5 - (2 bình chọn)
Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Có nhiều kinh nghiệm tư vấn và tranh tụng trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, đất đai, hành chính.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top