Chi tiết thủ tục kết hôn với người Oman tại Việt Nam

Chi tiết thủ tục kết hôn với người Oman tại Việt Nam
Với mong muốn giải đáp ngay lập tức các vướng mắc về kết hôn cho người Việt Nam và người nước ngoài, Luật Quang Huy đã triển khai đường dây nóng tư vấn luật kết hôn. Nếu bạn đọc có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi thông qua Tổng đài 19006588.

Nhu cầu người Việt Nam đăng ký kết hôn với người nước ngoài ngày càng gia tăng, trong đó có đăng ký kết hôn với người Oman.

Cho nên, việc bổ sung và nâng cao kiến thức về đăng ký kết hôn với người nước ngoài là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.

Nó không chỉ cần thiết đối với những ai đang có dự định kết hôn mà còn có ý nghĩa đối với các cặp đôi yêu nhau trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân.

Căn cứ theo quy định của pháp luật Luật Quang Huy xin tư vấn về thủ tục đăng ký kết hôn với người Oman như sau:


1. Điều kiện kết hôn với người Oman

Khi kết hôn với người nước ngoài, ngoài việc phải tuân theo pháp luật nước bạn, hai bên còn phải tuân theo những quy định của pháp luật của Việt Nam.

Điều 126 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định rằng:

1. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.

Bên cạnh đó Điều 8, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định điều kiện kết hôn như sau:

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính

Như vậy, để có thể kết hôn với người Oman, hai bên kết hôn phải thỏa mãn pháp luật theo quốc tịch của mỗi bên, trong đó có các điều kiện pháp luật Việt Nam, cụ thể:

  • Về độ tuổi kết hôn, nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Kết hôn dựa trên sự tự nguyện của hai bên;
  • Không có bên nào bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Hai bên không thuộc trường hợp cấm kết hôn theo pháp luật (kết hôn giả tạo, tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, kết hôn nhằm mục đích mua bán người,…) cũng như kết hôn giữa người đồng giới sẽ không được thực hiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam.

2. Hồ sơ đăng ký kết hôn với người Oman

Để đảm bảo cho việc kết hôn giữa hai bên là hợp pháp và có cơ sở, hai bên nam nữ cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau:

2.1 Giấy tờ chung của hai bên cần chuẩn bị

  • Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định (có dán kèm ảnh của hai bên theo kích thước 4×6);
  • Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (cả hai cùng phải thực hiện việc khám sức khỏe để đáp ứng điều kiện kết hôn, việc khám sức khỏe có thể thực hiện tại cơ quan y tế có thẩm quyền, thông thường các bên lựa chọn việc khám sức khỏe tại các bệnh viện đa khoa quận/huyện hoặc bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc trung tâm pháp y tại Việt Nam để thuận tiện nhất).

2.2 Giấy tờ riêng đối với từng đối tượng

Đối với người Oman:

  • Giấy chứng minh về tình trạng hôn nhân

Trường hợp chưa từng kết hôn: Bản tuyên thệ về tình trạng độc thân.

Trường hợp đã kết hôn và ly hôn: Giấy tờ ly hôn.

Trường hợp đã kết hôn nhưng vợ/chồng trước đã chết: Giấy tờ chứng minh vợ/chồng trước đã chết.

  • Hộ chiếu. Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo yêu cầu thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú;
  • Giấy khám sức khỏe kết hôn;
  • Ảnh 4×6 nền trắng, áo tối màu.

Một số giấy tờ ở trên cần sao y, công chứng, dịch thuật, chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và Vương quốc Hồi giáo Oman.

Đối với người Việt Nam

  • Bản sao Giấy khai sinh mới nhất;
  • Bản sao CMND/CCCD Việt Nam;
  • Bản sao sổ Hộ khẩu của người Việt Nam;
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
  • Bản án, quyết định ly hôn (nếu đã từng kết hôn và ly hôn trước đó);

3. Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn với người Oman tại Việt Nam

3.1 Làm tuyên thệ tại Đại sứ quán Oman tại Việt Nam

Công dân Oman chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm:

  • Bản sao Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của người yêu cầu
  • Đối với những người đã ly hôn thì phải có kèm theo một bản sao giấy chứng nhận kết hôn trước đó và Bản án ly hôn với vợ/chồng trước (hoặc giấy chứng tử của người chết)
  • Bản tuyên thệ đã được cấp trước đó nếu cá nhân yêu cầu cấp lại Bản tuyên thệ để sử dụng vào những mục đích khác hoặc do Bản tuyên thệ đã hết hạn.

Khi chuẩn bị đủ các giấy tờ trên, người có yêu cầu làm Bản tuyên thệ nộp tại cơ quan đại diện ngoại giao của Oman tại Việt Nam (tại địa chỉ: Số 74 P. Trích Sài, Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội)

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, viên chức ngoại giao sẽ hẹn và tiến hành cấp 01 Bản tuyên thệ cho người có yêu cầu.

3.2 Hợp pháp hóa lãnh sự hồ sơ kết hôn

Đối với lãnh sự hóa giấy tờ, tài liệu của nước Oman để được sử dụng tại Việt Nam thì cần có các giấy tờ như sau:

  • Tờ khai hợp pháp hoá lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK (Có thể in từ Cổng thông tin điện tử về Công tác lãnh sự – Bộ Ngoại giao: lanhsuvietnam.gov.vn);
  • 01 Bản chính giấy tờ tùy thân bao gồm chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu;
  • 01 bản chụp giấy tờ tùy thân không phải chứng thực đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;
  • Giấy tờ đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự: 01 bản chụp giấy tờ đề nghị để lưu tại Bộ Ngoại giao;
  • 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên. 01 bản chụp các bản dịch này để lưu tại Bộ Ngoại giao;
  • 01 phong bì có ghi rõ địa chỉ người nhận (nếu hồ sơ gửi qua đường bưu điện và yêu cầu trả kết quả qua đường bưu điện).

Khi đã chuẩn bị đủ các giấy tờ trên, cá nhân nộp hồ sơ đến 1 trong 2 địa chỉ sau:

  • Cục Lãnh sự (Bộ ngoại giao Việt Nam) có địa chỉ tại 40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội;
  • Sở ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh có địa chỉ tại 184 Bis Pasteur, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét giải quyết.

Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc có sai sót thì yêu cầu bổ sung theo quy định.

Đối với trường hợp hồ sơ có số lượng từ 10 giấy tờ, tài liệu trở lên thì thời hạn giải quyết có thể dài hơn nhưng không quá 05 ngày làm việc.

Kết quả được trả trực tiếp tại trụ sở cơ quan đại diện hoặc hoặc gửi trả qua đường bưu điện nếu có yêu cầu của đương sự.

3.3 Thủ tục đăng ký kết hôn tại Cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam

Công dân muốn thực hiện đăng ký kết hôn thì phải nộp hồ sơ nêu trên tại Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi công dân Việt Nam cư trú.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp sẽ nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ, điều kiện kết hôn của cả hai bên nam nữ và xác minh tính xác thực của hồ sơ nếu cần thiết.

Nếu đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết.

Công chức Tư pháp hộ tịch ghi thông tin của hai bên nam, nữ, cùng hai bên ký vào sổ hộ tịch và giấy chứng nhận kết hôn.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, công nhận quan hệ hôn nhân cho cả hai bên.

Trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm điều cấm hoặc không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn có quyền từ chối đăng ký kết hôn.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp quận/huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Trường hợp hai bên nam, nữ không thể có mặt tại Ủy ban nhân dân để nhận giấy này thì có thể làm đơn gia hạn thời hạn nhận giấy đăng ký kết hôn.

Nếu quá thời hạn 60 ngày mà không có mặt nhận giấy đăng ký kết hôn thì hai bên sẽ phải thực hiện lại thủ tục đăng ký kết hôn nếu vẫn muốn xác lập quan hệ hôn nhân.


4. Cơ sở pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
  • Luật hộ tịch năm 2014;
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch;
  • Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
  • Công văn 840/HTQTCT-HT về việc cung cấp thông tin liên quan đến giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự và giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài.

Trên đây là bài viết chi tiết về thủ tục, hồ sơ đăng ký kết hôn với người Oman.

Qua bài viết này chúng tôi mong muốn các bạn có thể hiểu rõ các hồ sơ, trình tự, thủ tục để tiến hành kết hôn một cách nhanh chóng.

Nếu còn những vướng mắc, cần trao đổi trực tiếp, các bạn có thể liên hệ đến Tổng đài tư vấn luật Hôn nhân và Gia đình của Luật Quang Huy theo HOTLINE 19006588. Chúng tôi hân hạnh được hỗ trợ.

Trân trọng./.


Dịch vụ luật sư:

Luật Quang Huy hỗ trợ khách hàng tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn với người Oman tại Việt Nam, hỗ trợ dịch thuật công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ của công dân Oman và thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam.

Khách hàng cần hỗ trợ liên hệ số điện thoại: 19006588 ấn phím 2.

5/5 - (1 bình chọn)
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Với phương châm "Luật sư của mọi nhà", Luật Quang Huy đang nỗ lực không ngừng để tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc, an toàn cho Quý khách hàng!
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top