Mẫu hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

Mẫu hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu
Lưu ý: Đây chỉ là mẫu hợp đồng áp dụng cho các trường hợp chung. Trên thực tế sẽ có nhiều điều khoản mà các bên cần thống nhất lại. Nếu bạn cần hợp đồng cụ thể, chi tiết để có thể đảm bảo quyền lợi cho mình, vui lòng gọi hotline 1900.6784 để được đội ngũ luật sư tư vấn và hỗ trợ soạn thảo hợp đồng.

Hiện nay, việc ký kết các hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu ngày càng trở nên phổ biến. Vậy thế nào là hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu? Hồ sơ, thủ tục chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu ra sao? Trong phạm vi bài viết này, Luật Quang Huy sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc về vấn đề “Hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu”.


1. Thế nào là hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu?

Hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là sự thỏa thuận giữa các bên mà trong đó chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu cho bên nhận chuyển nhượng. Từ thời điểm hợp đồng được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên nhận chuyển nhượng trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu

Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên chuyển quyền cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu trong phạm vi và thời hạn mà các bên đã thỏa thuận.

Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu hay còn gọi là hợp đồng li xăng bao gồm những loại như sau:

  • Chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu (Li-xăng nhãn hiệu) là việc chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép một pháp nhân hoặc cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu của mình trên một vùng lãnh thổ nhất định trong một khoảng thời gian nhất định, trong đó nhãn hiệu được li-xăng phải thuộc quyền sử dụng của bên giao li xăng.
  • Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá có hiệu lực theo thoả thuận giữa các bên nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ và sẽ mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của bên giao bị chấm dứt.

2. Mẫu hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

Bạn có thể tham khảo và tải mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu tại đây:

TẢI MẪU HỢP ĐỒNG CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU

 


3. Hướng dẫn cách điền thông tin hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

Phần 1: Thông tin chung của bên giao và bên nhận

Điền đầy đủ thông tin của hai bên chủ thể (bên giao và bên nhận) trong quan hệ hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu bao gồm: Tên doanh nghiệp, trụ sở chính, điện thoại, mã số thuế, tài khoản số, đại diện, chức vụ, theo giấy ủy quyền số (nếu có).

Phần 2: Các điều khoản trong hợp đồng

Bên giao và bên nhận có thể điền đầy đủ các thông tin theo mẫu chúng tôi đã cung cấp bên trên. Hoặc các bên ký kết hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có thể thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng nhưng phải đảm bảo thể hiện các nội dung sau đây:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
  • Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;
  • Dạng hợp đồng;
  •  Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;
  • Thời hạn hợp đồng;
  • Giá chuyển giao quyền sử dụng;
  • Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.

Phần 3: Ký

Đại diện bên giao và bên nhận ký rõ tên, chức vụ người ký, đóng dấu vào hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.


4. Hồ sơ yêu cầu chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

Hồ sơ yêu cầu chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu bao gồm:

  • 02 bản tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, theo mẫu 02-HĐSD tại Phụ lục D được ban hành kèm theo Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN;
  • 01 bản hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu (Bản gốc hoặc bản sao được chứng thực); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;
  • Bản gốc văn bằng bảo hộ;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu (Trong trường hợp sở hữu chung);
  • Giấy ủy quyền (Trong trường hợp nộp hồ sơ thông qua đại diện);
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (Trong trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

5. Thủ tục chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

Thủ tục chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu bao gồm các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Hồ sơ đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc tại các Văn phòng đại diện của Cục tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 2: Xử lý hồ sơ

  • Trong trường hợp hồ sơ có thiếu sót: Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng, nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ, ấn định thời hạn 02 tháng (Điểm b Khoản 40 Điều 1 của Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN) kể từ ngày ký thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa các thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối về dự định từ chối đăng ký hợp đồng; hoặc ra quyết định từ chối đăng ký hợp đồng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định.
  • Nếu hồ sơ không có thiếu sót: Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp và công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký.

6. Thời gian hoàn thành chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

Thời hạn thẩm định: 02 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Mẫu hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu
Mẫu hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

7. Phí, lệ phí chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

  • Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu: 120.000 đồng/đơn.
  • Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng: 230.000 đồng/Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
  • Phí công bố Quyết định ghi nhận chuyển quyền sử dụng: 120.000 đồng/đơn
  • Phí đăng bạ Quyết định ghi nhận chuyển quyền sử dụng: 120.000 đồng/ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
  • Phí dịch vụ đại diện: Theo quy định của công ty luật, tùy vào từng trường hợp của khách hàng.

8. Sự khác nhau cơ bản giữa chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu và chuyển nhượng quyền sử dụng

Tiêu chí Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu Hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu
Bản chất Bên chuyển nhượng chấm dứt quyền sở hữu đối với đối tượng và xác lập quyền sở hữu cho bên nhận chuyển nhượng Bên nhận chuyển quyền chỉ có quyền sử dụng nhãn hiệu trong phạm vi đã thỏa thuận mà không trở thành chủ sở hữu
Chủ thể
  • Bên chuyển nhượng: chủ sở hữu.
  • Bên nhận chuyển nhượng
  • Bên chuyển giao: chủ sở hữu hoặc bên nhận chuyển giao từ một HĐ chuyển giao khác
  • Bên nhận chuyển giao: tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu
Nội dung
  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
  • Căn cứ chuyển nhượng;
  • Giá chuyển nhượng;
  • Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
  • (Điều 140 Luật SHTT)
  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
  • Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;
  • Dạng hợp đồng;
  • Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;
  • Thời hạn hợp đồng;
  • Giá chuyển giao quyền sử dụng;
  • Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.
  • (Điều 144 Luật SHTT)
Giới hạn
  • Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
  • Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
  • Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

(Điều 139 Luật SHTT)

  • Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.
  • Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.
  • Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

(Điều 142 Luật SHTT)

Hiệu lực hợp đồng Chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
  • Có hiệu lực theo thoả thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
  • Hợp đồng sử dụng mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt.

9. Hạn chế của việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

Căn cứ Điều 142 Luật SHTT, việc hạn chế chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu thể hiện như sau:

  • Một là, quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.
  • Hai là, bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba. Trừ trường hợp việc ký kết được bên chuyển quyền cho phép.
  • Ba là, bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa về việc hàng hóa đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

10. Cơ sở pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019;
  • Thông tư 16/2016/TT-BKHCN sửa sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007;
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả và quyền liên quan.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu theo quy định pháp luật hiện hành. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn sở hữu trí tuệ trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)

TÁC GIẢ BÀI VIẾT

Luật Quang Huy
Luật Quang Huy
Với phương châm "Luật sư của mọi nhà", Luật Quang Huy đang nỗ lực không ngừng để tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc, an toàn cho Quý khách hàng!
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top