Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!
Bạn băn khoăn không biết tội xúc phạm lãnh tụ hay xúc phạm chính lãnh đạo của mình thì bị xử lý ra sao? Có phải đi tù không? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Quang Huy để được giải đáp.
Mọi người cũng xem:
1. Thế nào là tội xúc phạm lãnh tụ, tội xúc phạm lãnh đạo?
Xúc phạm lãnh tụ, lãnh đạo là hành vi dùng lời nói hoặc hành động xâm phạm đến uy tín, danh dự, lợi ích của lãnh tụ, lãnh đạo. Chẳng hạn như hành vi dùng những lời lẽ thô tục, chửi bới, miệt thị lãnh tụ đất nước; tung tin đồn thất thiệt, thông tin sai sự thật về lãnh tụ lên mạng xã hội; đóng giả lãnh tụ để làm những hành động sai trái, không hợp thuần phong mỹ tục,…
Mọi người cũng xem:
2. Trách nhiệm hình sự khi phạm tội xúc phạm lãnh tụ, tội xúc phạm lãnh đạo
2.1. Trách nhiệm hình sự tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân
Trách nhiệm hình sự của tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được quy định tại điều 331 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:
- Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Như vậy người nào phạm tội này mà gây hậu quả ít nghiêm trọng thì phải chịu hình phạt là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Còn nếu người phạm tội mà gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Hình phạt như này sẽ chỉ áp dụng với người phạm tội có đủ cấu thành như sau:
2.2. Dấu hiệu cấu thành tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân
2.2.1. Khách thể
Tội phạm này xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân thông qua việc lợi dụng các quyền tự do dân chủ của mình do Hiến pháp quy định.
2.2.2. Chủ thể
Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
2.2.3. Mặt khách quan
Người phạm tội có hành vi lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tội giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Các quyền tự do, dân chủ nêu trên là những quyền cơ bản của con người được Hiến pháp ghi nhận và bảo vệ. Đa số mọi công dân đều sử dụng các quyền này để bảo vệ lợi ích của mình nhưng không xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân khác.
Tuy nhiên, cũng có người vì động cơ cá nhân hay những động cơ khác đã lợi dụng các quyền đó để xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân khác. Có thể người phạm tội viết báo để đả kích cơ quan Nhà nước, tung tin không có thật gây hoang mang trong nhân dân, khiếu nại, tố cáo gây mất uy tín cho cán bộ công chức.
Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có một trong những hành vi trên và xâm hại đến lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Điều luật không quy định cụ thể ở mức độ nào thì mới cấu thành tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân.
Do đó, tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan chức năng sẽ đánh giá mức độ nguy hiểm của tội phạm.
2.2.4. Mặt chủ quan
Là lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp. Động cơ, mục đích không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.

Mọi người cũng xem:
3. Xúc phạm lãnh đạo, xúc phạm lãnh tụ trên mạng bị xử phạt ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8, Điều 16 và Điều 18 Luật an ninh mạng năm 2018, pháp luật nghiêm cấm sử dụng không gian mạng để đăng tải, phát tán thông tin có nội dung xúc phạm lãnh tụ, danh nhân, danh hùng dân tộc; tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân.
Tùy theo tính chất, mức độ hậu quả của hành vi, cá nhân có hành vi xúc phạm lãnh đạo có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 7 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng.
Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, người xúc phạm lãnh đạo có thể bị xem xét, xử lý hình sự về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân theo quy định tại Điều 331 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 với mức phạt tù cao nhất có thể lên đến 7 năm tù.
Mọi người cũng xem:
4. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
- Luật an ninh mạng năm 2018;
- Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề tội xúc phạm lãnh tụ. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hình sự trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.
Trân trọng./.