Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!
Hiện nay, xã hội đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn có những trường hợp nam, nữ bị ép kết hôn.
Vậy trong trường hợp đó, người bị ép kết hôn sẽ phải làm gì?
Người ép người khác kết hôn có bị xử lý hành chính hay chịu trách nhiệm hình sự hay không?
Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên của bạn đọc.
Mọi người cũng xem:
1. Bị ép kết hôn là gì?
Bị ép kết hôn là hành vi cưỡng ép người khác kết hôn trái với mong muốn của họ bằng quyền lực.
Mọi người cũng xem:
2. Xử lý như thế nào trong trường hợp bị ép kết hôn?
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có những quy định cấm các hành vi vi phạm quan hệ hôn nhân và gia đình.
Trong đó, luật đã cấm hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện.
Do đó, Bộ luật Hình sự cũng đã có những quy định về hình phạt cho hành vi này tại Điều 181, chương XVII Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Tức là, nếu người nào có các hành vi như cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn hay cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện thì sẽ vi phạm quy định pháp luật và có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Cho nên, nếu bạn bị cưỡng ép hay cản trở kết hôn, ly hôn, bạn có thể báo cho cơ quan công an địa phương nơi cư trú.
Nếu bạn đã đăng ký kết hôn sau khi bị ép, bạn có thể yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật theo quy định tại Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Như vậy, bạn có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật khi có đủ cơ sở. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
Vậy đối với trường hợp đó, người cưỡng ép người khác kết hôn có thể bị xử lý như thế nào? Nội dung dưới đây của Luật Quang Huy sẽ giải đáp thắc mắc này.
Mọi người cũng xem:
3. Xử phạt hành chính khi cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn
Theo điểm c, khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, người nào có hành vi cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Mọi người cũng xem:
4. Hình phạt cho người cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn
Đối với người cưỡng ép người khác kết hôn có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:
Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Như vậy, hình phạt này sẽ chỉ bị áp dụng cho đối tượng có hành vi cưỡng ép, cản trở người khác kết hôn hoặc ly hôn mà đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi này mới phải chấp hành hình phạt trên.
Nếu mới lần đầu có hành vi này, người vi phạm sẽ chỉ bị xử phạt tiền như đã nói ở trên.
Vậy, nếu đã từng bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm thì sẽ bị cảnh cáo hay phạt cải tạo không giam giữ hay phạt tù?
Việc quyết định hình phạt hiện nay, Toà án sẽ căn cứ vào việc trường hợp phạm tội, người phạm tội có tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 51, Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Bên cạnh đó, Toà án còn xem xét đến nhân thân của người phạm tội để định đoạt hình phạt.
Do đó, nếu như bạn không nắm được quy định pháp luật hình sự cũng không có kinh nghiệm tham gia nhiều trong việc xét xử các vụ án hình sự thì sẽ không đơn giản để xác định hình phạt cụ thể cho bạn hoặc người thân, bạn bè của bạn.
Để xác định được chính xác hình phạt của mình hoặc người thân của mình, bạn nên cung cấp đầy đủ thông tin vụ án cho những Luật sư giàu kinh nghiệm, điển hình như các Luật sư của Luật Quang Huy.
Chúng tôi có rất nhiều Luật sư trước đây từng là Thẩm phán, từng xét xử rất nhiều vụ án hình sự, bên cạnh đó, cũng có thời hạn chúng tôi đã là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án trên khắp cả nước.
Để được tư vấn nhanh nhất, đừng ngần ngại, hãy liên hệ cho Luật sư qua Tổng đài trực tuyến 19006588.
Mọi người cũng xem:
5. Cấu thành tội phạm của tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện
Để phải chịu trách nhiệm hình sự nêu trên, người phạm tội phải có 04 yếu tố cấu thành tội phạm như sau:
5.1 Chủ thể tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện
Chủ thể của tội này phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
5.2 Khách thể tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện
Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện đầy đủ chức năng của mình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình; vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc.
Do vậy, hành vi cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân xâm phạm chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ được pháp luật bảo vệ.
5.3 Mặt chủ quan tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện
Với các đặc điểm nêu trên, loại tội phạm này được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, có thể do nhiều động cơ khác nhau nhưng đều chung có mục đích là dẫn tới bắt đầu quan hệ hôn nhân hoặc chấm dứt hôn nhân hoặc chấm dứt việc kết hôn mang tính ép buộc.
5.4 Mặt khách quan tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện
Hành vi nguy hiểm cho xã hội của loại tội phạm này là hành vi cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
Cụ thể các hành vi theo quy định bao gồm:
- Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ.
- Cản trở kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.
- Hành hạ là hành vi đối xử với người lệ thuộc mình dẫn tới những đau đớn về mặt thể chất cho họ như đánh đập, bỏ đói, bắt giữ, nhốt trói,…
- Ngược đãi là hành vi đối xử với người lệ thuộc mình dẫn tới những đau đớn về mặt tinh thần cho họ như mắng chửi, sỉ nhục hoặc hành vi khác làm người bị lệ thuộc cảm thấy nhục nhã, tủi hổ,…
- Uy hiếp tinh thần là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực gây thiệt hại đến các quyền và lợi ích cơ bản của người như dọa gây thương tích, gây thiệt hại về tài sản hoặc đe dọa gây thiệt hại cho người định lấy làm vợ, làm chồng,…
- Yêu sách về của cải là hành vi đòi hỏi việc kết hôn phải thỏa mãn những điều kiện về kinh tế một cách phi lý rõ ràng vượt quá khả năng kinh tế của một bên để cho phép kết hôn hoặc thực hiện nghi lễ kết hôn hoặc để đảm bảo cho đời sống hôn nhân sau này như thách cưới, đòi của hồi môn với giá trị rất lớn nhằm ngăn cản, chia rẽ hai bên không thể vượt qua rào cản về kinh tế để tiến tới hôn nhân.
- Thủ đoạn khác là những hành vi khác trái pháp luật nhằm mục đích cưỡng ép hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiế bộ.
Người có những hành vi nêu trên sẽ chỉ bị xử lý hình sự nếu trước đó đã từng bị xử phạt hành chính về tội này.
Mặt khác, một điều cần lưu ý là những hành vi này nếu đã đủ yếu tố cấu thành các tội hành hạ người khác hoặc tội bức tử thì sẽ bị xử lý về các tội này.
Nếu không đủ các yếu tố cấu thành tội phạm như nêu ở trên, bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Nếu cần tư vấn cụ thể hơn về cấu thành tội phạm tội cưỡng ép, cản trở kết hôn hoặc ly hôn, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay cho Luật Quang Huy qua Tổng đài 19006588
Mọi người cũng xem:
6. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
- Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, HN&GĐ, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trên đây là toàn bộ nội dung về xử lý như thế nào trong trường hợp bị ép kết hôn?.
Qua bài viết này chúng tôi mong rằng sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn về vấn đề này.
Luật Quang Huy là công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn luật Hình sự mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án Hình sự trong cả nước.
Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, có nội dung gây hiểu nhầm hoặc có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể kết nối tới HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được Luật sư tư vấn luật hình sự tư vấn trực tiếp.
Trân trọng./.