Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản có thể bị phạt gì?

Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản có thể bị phạt gì?
Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!

Nhà nước ta đã ban hành nhiều quy định để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, duy trì môi trường sinh thái cũng như đảm bảo lợi ích kinh tế.

Vậy hành vi hủy hoại nguồn lợi thủy sản nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm có thể bị phạt gì?

Bài viết dưới đây, Luật Quang Huy sẽ phân tích vấn đề Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản theo Điều 242 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 để bạn có thể tham khảo.


1. Điều 242 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội phạm gì?

Điều 242 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản.


2. Nguồn lợi thủy sản là gì?

Khoản 2 Điều 3 Luật thủy sản năm 2017 quy định: Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí.


3. Hình phạt áp dụng với người phạm tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản?

3.1 Hình phạt chính

Theo quy định tại Điều 242 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, hình phạt chính của tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản đối với người phạm tội là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn. Số tiền phải nộp phạt, thời hạn của hình phạt tù sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp, tình tiết khác nhau của vụ án.

Cụ thể:

3.1.1 Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Bạn sẽ bị áp dụng hình phạt này nếu thực hiện hành vi vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây, gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định đối với tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm:

  • Sử dụng chất độc, chất nổ, hóa chất, dòng điện hoặc phương tiện, ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản;
  • Khai thác thủy sản trong khu vực cấm hoặc trong khu vực cấm có thời hạn;
  • Khai thác loài thủy sản bị cấm khai thác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 244 (Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm) của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
  • Phá hoại nơi cư ngụ của loài thủy sản thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Vi phạm quy định khác của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

3.1.2 Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 05 năm

Bạn sẽ bị áp dụng hình phạt này nếu thực hiện hành vi phạm tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.

3.1.3 Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm

Bạn sẽ bị áp dụng hình phạt này nếu thực hiện hành vi phạm tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản 1.500.000.000 đồng trở lên hoặc thủy sản thu được trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.

Dựa theo quy định trên, có thể thấy, người có hành vi phạm tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản phải chịu hình phạt tiền ít nhất là 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù ít nhất là 06 tháng. Tùy vào mức độ nguy hiểm của hành vi, hậu quả của tội phạm tác động đến loại thủy sản, giá trị thủy sản, hậu quả tác động đến con người mà hình phạt có thể cao hơn.

Việc quyết định hình phạt ngoài việc xác định mức độ nguy hiểm của hành vi, hậu quả của tội phạm tác động đến thủy sản, con người, Thẩm phán còn phụ thuộc vào các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại Điều 51, Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Bên cạnh đó, nhân thân người phạm tội hay hoàn cảnh của họ (phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình gây ra, người phạm tội bị đe dọa, cưỡng bức,…) cũng sẽ là một trong những yếu tố liên quan đến việc quyết định mức phạt đối với người phạm tội.

Do vậy, ví dụ, người phạm tội tuy phạm tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản có mức độ nguy hiểm của hành vi lớn, gây hậu quả thiệt hại về giá trị thủy sản lớn, gây tổn hại đến sức khỏe người khác ở mức cao hoặc chết người,.v.v. nhưng có tình tiết giảm nhẹ hay nhân thân tốt, trước đó chưa phạm tội lần nào, thành thật khai báo, khắc phục thiệt hại xảy ra hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ thì Toà án có thể xem xét để giảm nhẹ hình phạt ở khung thấp hơn.

Để xác định được các tình tiết có lợi hay bất lợi cho người phạm tội, xác định được mức phạt cụ thể nhất, bạn nên tìm đến những Luật sư uy tín, có thâm niên, điển hình như Luật Quang Huy.

Tại Luật Quang Huy, các Luật sư đa phần đều từng là Thẩm phán với kinh nghiệm nhiều năm xét xử cũng đã từng là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án hình sự.

Để được hỗ trợ nhanh nhất, bạn hãy liên hệ cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.

Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản có thể bị phạt gì?
Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản có thể bị phạt gì?

3.2 Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.


4. Hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản?

4.1 Hình phạt chính

Khác với người phạm tội, theo quy định tại Điều 242 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 hình phạt chính áp dụng cho pháp nhân thương mại phạm tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản là phạt tiền và đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Số tiền pháp nhân thương mại phạm tội phải nộp phạt sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp, tình tiết khác nhau của vụ án.

Cụ thể:

4.1.1 Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng

Pháp nhân thương mại phạm tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản sẽ bị áp dụng hình phạt này nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Sử dụng chất độc, chất nổ, hóa chất, dòng điện hoặc phương tiện, ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản;
  • Khai thác thủy sản trong khu vực cấm hoặc trong khu vực cấm có thời hạn;
  • Khai thác loài thủy sản bị cấm khai thác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 244 (Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm) của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
  • Phá hoại nơi cư ngụ của loài thủy sản thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Vi phạm quy định khác của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

4.1.2 Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng

Pháp nhân thương mại phạm tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản sẽ bị áp dụng hình phạt này nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.

4.1.3 Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm

Pháp nhân thương mại phạm tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản sẽ bị áp dụng hình phạt này nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản 1.500.000.000 đồng trở lên hoặc thủy sản thu được trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.

Dựa theo quy định trên, có thể thấy, pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản sẽ phải chịu hình phạt tiền ít nhất là 300.000.000 đồng. Tùy vào mức độ nguy hiểm của hành vi, hậu quả của tội phạm tác động đến loại thủy sản, giá trị thủy sản, hậu quả tác động đến con người mà hình phạt có thể cao hơn.

Việc quyết định hình phạt ngoài việc xác định mức độ nguy hiểm của hành vi, hậu quả của tội phạm tác động đến thủy sản, con người, Thẩm phán còn phụ thuộc vào các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại Điều 84, Điều 85 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 áp dụng với pháp nhân thương mại.

Do đó, nếu pháp nhân thương mại tuy phạm tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản có mức độ nguy hiểm của hành vi lớn, gây hậu quả thiệt hại về giá trị thủy sản lớn, gây tổn hại đến sức khỏe người khác ở khung hình phạt cao hoặc chết người,v.v nhưng có tình tiết giảm nhẹ như tự nguyện sửa chữa, khắc phục hậu quả, đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm, có nhiều đóng góp trong việc thực hiện các chính sách xã hội, v.v thì Toà án có thể xem xét để giảm nhẹ hình phạt ở khung thấp hơn.

Để xác định được các tình tiết có lợi hay bất lợi cho pháp nhân thương mại phạm tội, xác định được mức phạt cụ thể nhất, bạn nên tìm đến những Luật sư uy tín, có thâm niên, điển hình như Luật Quang Huy.

Tại Luật Quang Huy, các Luật sư đa phần đều từng là Thẩm phán với kinh nghiệm nhiều năm xét xử cũng đã từng là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án hình sự.

Để được hỗ trợ nhanh nhất, bạn hãy liên hệ cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.

Hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản?
Hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản?

4.2 Hình phạt bổ sung

Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.


5. Cấu thành tội phạm của tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản

5.1 Chủ thể tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản

Chủ thể của tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản là người từ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự. Bởi Khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự đã liệt kê các tội phạm mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng không bao gồm tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản. Do vậy, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm này là người từ đủ 16 tuổi.

Chủ thể của tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự bao gồm năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi của mình.

Một chủ thể khác của tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản là pháp nhân thương mại. Một tổ chức được gọi là pháp nhân thương mại khi pháp nhân đó được thành lập hợp pháp và mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.

Chủ thể của tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản là pháp nhân thương mại có năng lực trách nhiệm hình sự. Năng lực trách nhiệm hình sự của pháp nhân xuất hiện từ thời điểm pháp nhân này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận tư cách pháp nhân (ngày giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có hiệu lực…)

5.2 Khách thể tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản

Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản xâm phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản của nhà nước.

Đối tượng tác động của tội phạm này là các loại động vật sinh sống dưới nước (ao, hồ, sông, suối, biển,…). Nếu loại thủy sản là động vật hoang dã quý hiếm thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Cấu thành tội phạm của tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản
Cấu thành tội phạm của tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản

5.3 Mặt chủ quan tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản

Người phạm tội hay pháp nhân thương mại phạm tội thực hiện tội phạm hủy hoại nguồn lợi thủy sản với lỗi cố ý.

5.4 Mặt khách quan tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản

Mặt khách quan của tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản bao gồm các hành vi sau:

  • Khai thác thủy sản không bảo đảm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản như: sử dụng chất độc, chất nổ, các hóa chất khác, dòng điện hoặc các phương tiện ngư cụ khác bị cấm như đèn thủy ngân, lưới quét nhiều tầng trong mùa sinh sản để khai thác thủy sản dẫn đến việc hủy hoại nguồn lợi thủy sản. Hoặc khai thác thủy sản ở khu vực bị cấm, trong mùa sinh sản hoặc trong thời gian không được khai thác và các loại thủy sản quý hiếm trong danh mục cấm khai thác; khai thác loài thủy sản bị cấm khai thác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 244 (Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm) của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
  • Phá hoại nơi cư ngụ của các loài thủy sản quý hiếm trong danh mục cần được bảo vệ của Chính phủ. Hành vi phá hoại này có thể dùng sức mạnh vật chất như dùng chất nổ hoặc dùng các hóa chất…để phá hoạt nơi cư ngụ của thủy sản làm cho môi trường sống ở đó bị biến dạng dẫn đến các loài thủy sản không phát triển được, bị tuyệt diệt hoặc bỏ đi nơi khác.
  • Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; hoặc gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 21%;
  • Các hành vi khác vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi trên thuộc một trong các trường hợp sau:

Thứ nhất: Gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

Thứ hai: Đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi trên mà vẫn còn vi phạm. Để xác định là đã bị xử phạt hành chính về các hành vi nói trên thì phải có quyết định xử phạt hành chính về các hành vi đó và thời hạn chưa qua một năm kể từ thời điểm ra quyết định xử phạt.

Thứ ba: Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà vẫn còn vi phạm. Điều đó được hiểu là trước đó đã có lần vi phạm, đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích, nay lại có hành vi vi phạm bết kì hành vi nào được quy định tại Điều 242 về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản.

Để xác định một vụ việc có phải truy cứu trách nhiệm hình sự hay không, bạn phải xem xét kỹ các dấu hiệu cấu thành tội phạm. Nếu không có đủ các yếu tố trên sẽ không phải chịu các hình phạt được quy định tại Điều 242 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Nếu cần tư vấn để biết trường hợp của bạn hay người thân của bạn có đủ yếu tố cấu thành tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản hay không, bạn có thể liên hệ cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.


6. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
  • Luật Thủy sản năm 2017.

Bài viết trên đây của chúng tôi là hướng dẫn cho bạn đọc về vấn đề Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản theo Điều 242 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Luật Quang Huy là công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn luật Hình sự mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án Hình sự trong cả nước.

Nếu bài viết chưa giải đáp được toàn bộ thắc mắc hay cần hỗ trợ, bạn hãy liên hệ trực tiếp tới Tổng đài tư vấn luật Hình sự trực tuyến qua Hotline 19006588 của Luật Quang Huy.

Trân trọng./.

5/5 - (2 bình chọn)
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Phú Thọ. Nguyên là Chánh tòa hình sự tòa án nhân dân Tỉnh Phú Thọ, có gần 30 năm kinh nghiệm xét xử các vụ án lớn nhỏ.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top