Quy định pháp luật về chủ thể tội phạm

6 điều phải biết về chủ thể của tội phạm
Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!

Chủ thể của tội phạm phải đáp ứng đủ một số dấu hiệu theo quy định. Vậy những dấu hiệu đó là gì? Làm sao để phân biệt chủ thể tội phạm với nhân thân người phạm tội? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Quang Huy để được giải đáp nhé.


1. Chủ thể của tội phạm là gì?

Chủ thể của tội phạm là cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt một độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

  • Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định khác.
  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Ví dụ: Công ty A trong quá trình hoạt động của mình đã xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tuy nhiên không thể truy cứu trách nhiệm với Công ty A về hành vi gây ô nhiễm môi trường mà xử phạt vi phạm hành chính. Cá nhân thuộc công ty A đưa ra các quyết định về việc xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội danh này. Tuy nhiên đối với trường hợp ông A vì lợi ích của pháp nhân B đã vi phạm tội trốn thuế, thì ông A bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội phạm nêu trên chứ không phải pháp nhân B.


2. Chủ thể của tội phạm và chủ thể của luật hình sự có phải là 1 không?

Bộ luật hình sự là văn bản quy phạm pháp luật quy định về tội phạm. Trong đó, chủ thể của luật hình sự còn có tên gọi khác là chủ thể của tội phạm. Do đó, chủ thể tội phạm và chủ thể của luật hình sự là một.

6 điều phải biết về chủ thể của tội phạm
6 điều phải biết về chủ thể của tội phạm

3. Dấu hiệu chủ thể tội phạm

Theo quy định, chủ thể tội phạm theo quy định của pháp luật phải có đủ các dấu hiệu sau đây:

  • Chủ thể của tội phạm phải là một người cụ thể đang sống. Khi người phạm tội còn sống họ mới nguy hiểm cho xã hội, cần giáo dục để họ trở thành người có ích cho xã hội. Pháp luật hình sự không cho phép truy cứu trách nhiệm hình sự người đã chết. Sau khi phạm tội, trước khi bị khởi tố nếu người phạm tội đã chết thì không được khởi tố vụ án hình sự. Trong quá trình điều tra, nếu người phạm tội đã chết thì phải đình chỉ vụ án với họ.
  • Chủ thể của tội phạm phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Chỉ những người đủ năng lực trách nhiệm hình sự mới hiểu rõ hành vi của mình đúng hay sai, mới điều khiển được, tự chủ được hành vi của mình. Người đủ năng lực trách nhiệm hình sự là người không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh tật làm mất khả năng nhận thức hoặc tự chủ hành vi của mình. Pháp luật Việt Nam dựa vào 2 tiêu chuẩn để xác định năng lực trách nhiệm hình sự: tiêu chuẩn y học và tiêu chuẩn tâm lý. Theo tiêu chuẩn y học chủ thể tội phạm phải là người không đang trong thời kỳ mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác làm mất khả năng nhận thức và tự chủ hành vi của mình. Theo tiêu chuẩn tâm lý: chủ thể tội phạm phải là người nhận thức và tự chủ được hành vi của mình, là người hiểu được bản chất hành vi, điều khiển được hành vi.
  • Chủ thể tội phạm phải là người đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Độ tuổi theo quy định của Bộ luật Hình sự là tuổi tròn tính từ ngày tháng năm sinh đến ngày tháng năm sinh. Việc xác định độ tuổi được căn cứ vào giấy khai sinh, sổ hộ khẩu. Trường hợp không xác định được độ tuổi thì phải tiến hành giám định độ tuổi. Xét về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, sẽ được chia thành các mốc tuổi như sau:
  • Dưới 14 tuổi: Không phải chịu trách nhiệm hình sự;
  • Từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi: chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, không áp dụng hình phạt tiền;
  • Từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi: phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm tuy nhiên không áp dụng xử phạt tù chung thân hoặc tử hình, đối với hình phạt tug thì được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người thành niên phạm tội tương ứng;
  • Từ đủ 18 tuổi: phải chịu trách nhiệm hình sự với mọi loại tội phạm, và các tất cả các mức hình phạt.

4. Khả năng nhận thức về hành vi

Bộ luật hình sự có quy định cụ thể về khả năng nhận thức hành vi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội như sau:

  • Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo đó, nếu rơi vào các tình trạng này, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự và không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng mất năng lực trách nhiệm hình sự thì người đó sẽ được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
  • Cần lưu ý đối với trường hợp phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác. Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Ví dụ: Anh C thực hiện hành vi giết người trong tình trạng mất khả năng nhận thức do sử dụng chất kích thích. Trong trường hợp này, anh C vẫn được coi là có năng lực trách nhiệm hình sự và vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Vì bản chất của quy định này được hiểu là người sử dụng chất kích thích có quyền lựa chọn việc sử dụng hay không sử dụng các chất kích thích này. Họ có nghĩa vụ phải biết rằng việc sử dụng các chất kích thích này có thể làm cho họ rơi vào tình trạng mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi dẫn đến phạm tội.

Do đó, xét cho cùng thì việc họ bị mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi khi sử dụng chất kích thích dẫn đến phạm tội là do ý chí chủ quan của người đó, nên trường hợp này vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự bình thường.

Quy định pháp luật về chủ thể tội phạm
Quy định pháp luật về chủ thể tội phạm

5. Chủ thể đặc biệt của tội phạm

Chủ thể của tội phạm thông thường đòi hỏi phải đáp ứng dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự. Với những tội phạm cụ thể cần phải có thêm những dấu hiệu đặc trưng khác, những chủ thể đòi hỏi dấu hiệu đặc biệt như vậy gọi là chủ thể đặc biệt. Dấu hiệu của chủ thể đặc biệt của tội phạm có thể thuộc một trong các dạng sau đây:

  • Các dấu hiệu liên quan đến chức vụ, quyền hạn. Ví dụ: Tội tham ô tài sản đòi hỏi dấu hiệu đặc biệt của chủ thể phải là người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp quản lý tài sản;
  • Các dấu hiệu liên quan đến nghề nghiệp, công việc. Ví dụ: Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ thì chủ thể đặc biệt ở đây phải là người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp khi đang làm nhiệm vụ;
  • Các dấu hiệu liên quan đến nghĩa vụ. Ví dụ: Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự yêu cầu chủ thể phải là người đang ở tuổi mà theo quy định của pháp luật phải thực hiện nghĩa vụ quân sự;
  • Các dấu hiệu liên quan đến tuổi. Ví dụ: Tội giao cấu với trẻ em đòi hỏi chủ thể phải là người đã thành niên (đủ 18 tuổi);…

6. Phân biệt chủ thể của tội phạm với nhân thân người phạm tội

Theo quy định, chủ thể của tội phạm với nhân thân người phạm tội được phân biệt theo những tiêu chí sau đây:

Tiêu chí Chủ thể của tội phạm Nhân thân người phạm tội
Khái niệm Chủ thể của tội phạm là khái niệm của khoa học pháp lý hình sự, là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm, là điều kiện tất yếu để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội một cách cố ý hoặc vô ý, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định. Ngoài ra, đối với chủ thể đặc biệt của tội phạm còn phải có thêm các dấu hiệu như: Giới tính, lứa tuổi, chức vụ, nghề nghiệp, quan hệ gia đình,…

Khái niệm nhân thân người phạm tội lại bao gồm tất cả các dấu hiệu mà luật hình sự quy định về chủ thể thường cũng như chủ thể đặc biệt của tội phạm, nhưng trong khái niệm nhân thân người phạm tội thì dấu hiệu đó được thể hiện rộng hơn, chi tiết hơn.

Nhân thân của người phạm tội là tổng hợp tất cả các khía cạnh xã hội đặc trưng của người phạm tội tạo thành cá nhân bao gồm các đặc điểm về mặt pháp lý hình sự, xã hội – nhân khẩu học, xã hội – sinh học và đạo đức – tâm lý học của người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, mà các đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng để giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự của người đó một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật, đồng thời góp phần đấu tranh chống tình trạng phạm tội.

Khái niệm nhân thân người phạm tội còn bao gồm những đặc điểm, dấu hiệu mà trong khái niệm chủ thể của tội phạm không có hoặc không cần thiết phải quy định về mặt pháp lý, như những dấu hiệu về thái độ làm việc, thái độ trong các mối quan hệ xã hội, trình độ văn hóa, lối sống , hoàn cảnh gia đình và đời sống kinh tế, thái độ chính trị, ý thức pháp luật, tôn giáo hay tiền án tiền sự là các đặc điểm của nhân thân tội phạm,…

Đặc điểm
  • Có năng lực trách nhiệm hình sự;
  • Đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
  • Thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội;
  • Trái với quy định của Bộ luật hình sự;
  • Có lỗi trong việc thực hiện hành vi.
  • Tính chất của tội phạm được thực hiện;
  • Cơ chế thực hiện tội phạm (đơn nhất phức tạp hay đa tội phạm);
  • Động cơ, mục đích phạm tội;
  • Hình thức phạm tội (đơn lẻ hay đồng phạm);
  • Người phạm tội là người có tiền án, tái phạm hay chưa có tiền án tiền sự;
  • Những tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự liên quan đến nhân thân.

7. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật dân sự năm 2015;
  • Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề chủ thể của tội phạm. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hình sự trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Luật sư Tạ Hồng Chúc
Luật sư Tạ Hồng Chúc
Trưởng Văn phòng Luật sư Phú Thọ, Đoàn Luật sư Tỉnh Phú Thọ
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top