Nhằm giải đáp được toàn bộ các thắc mắc liên quan đến thuế suất, đối tượng đóng, đối tượng miễn thuế xuất nhập khẩu, Luật Quang Huy đã bổ sung thêm Tổng đài tư vấn luật thuế xuất nhập khẩu trực tuyến. Nếu Quý khách có nhu cầu kết nối với chúng tôi, bạn liên hệ ngay cho Luật sư qua Tổng đài 19006588.
Trên thực tế nhiều người vẫn chưa nắm rõ các quy định liên quan đến thuế và thủ tục nhập khẩu đường tinh luyện nên quá trình nhập khẩu còn gặp nhiều khó khăn. Trong bài viết này, Luật Quang Huy hướng dẫn bạn đọc thủ tục và thuế nhập khẩu đường tinh luyện theo các quy định của pháp luật hiện hành.
1. Tổng quát về đường tinh luyện
Đường tinh luyện là đường được sản xuất trực tiếp từ cây mía, với độ tinh khiết rất cao và sạch. Nên đường tinh luyện còn được gọi là đường trắng tinh khiết. Quá trình sản xuất của đường tinh luyện không hề sử dụng chất tẩy trắng nhưng vẫn có thể loại bỏ được tạp chất, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Sau quy trình sản xuất đường trắng, người ta tiếp tục làm nguyên liệu đầu vào cho đường tinh luyện, làm ra những hạt đường kết tinh trong suốt. Sau đó, chia ra thành nhiều loại đường tinh chế khác nhau, hạt to hạt nhỏ…
Đường tinh luyện được coi là có hàm lượng calo rỗng vì nó không chứa vitamin, khoáng chất, protein, chất béo, chất xơ hoặc các hợp chất dinh dưỡng khác.
Đường tinh luyện xuất hiện trong nhiều loại sản phẩm đã trải qua quá trình xử lý như bánh kẹo, sữa chua, kem, sữa có đường, chocolate… Nó thường được thêm vào thực phẩm và đồ uống để cải thiện hương vị. Đường tinh luyện giúp cho hương vị ngọt ngào hơn, khi nấu canh, rau hoặc các món ăn hàng ngày. Thêm chút đường thì mùi vị và cảm giác khi ăn sẽ ngon hơn, nhìn món ăn sẽ mềm mướt hơn. Tuy nhiên, nó không mang lại lợi ích cho sức khỏe nhiều như vị ngọt của nó.
2. Kiểm tra mã HS code, thuế nhập khẩu đường
Mã HS code của đường mía hoặc đường củ cải và đường sucroza tinh khiết về mặt hóa học, ở thể rắn thuộc nhóm là: 1701. Doanh nghiệp dựa vào thực tế hàng hóa của mình để áp mã HS code phù hợp.
- Mã HS code của đường tinh luyện là: 1701.99.10, thuế nhập khẩu ưu đãi 40%;
- Nhập từ các nước trong khối ASEAN có form D: thuế nhập khẩu 5%.;
- Thuế giá trị tăng: 5%;.
3. Quy trình, thủ tục nhập khẩu đường tinh luyện
Căn cứ theo khoản 4 Mục B Phụ lục III Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện quy định:
Đường tinh luyện là một trong những hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan và hình thức để quản lý loại hàng hóa này chính là giấy phép nhập khẩu đường tinh luyện.
Theo đó, có thể thấy rằng pháp luật quy định trường hợp chủ thể muốn nhập khẩu đường tinh luyện vào Việt Nam thì bắt buộc phải làm thủ tục nhập khẩu đường tinh luyện trong đó có xin giấy phép nhập khẩu theo pháp luật. Quy trình, thủ tục nhập khẩu đường tinh luyện phải đảm bảo tuân thủ quy định riêng và quy định chung tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP, cụ thể:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ. Hồ sơ cấp giấy phép gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép của quý khách: 01 bản chính.
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 01 bản sao có đóng dấu của quý khách.
- Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật để làm thủ tục nhập khẩu đường tinh luyện.
Quy trình xin giấy phép nhập khẩu đường tinh luyện thực hiện như sau:
- Người yêu cầu gửi 01 bộ hồ sơ thủ tục nhập khẩu đường tinh luyện theo quy định trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, bộ, cơ quan ngang bộ thông báo để người yêu cầu hoàn thiện hồ sơ. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời.
- Trường hợp pháp luật có quy định về việc bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép phải trao đổi ý kiến với các cơ quan liên quan, thời hạn xử lý hồ sơ tính từ thời Điểm nhận được ý kiến trả lời của cơ quan liên quan.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ.
Bộ Công thương là cơ quan quản lý về sản phẩm đường tinh luyện, do đó, đây sẽ là cơ quan có thẩm quyền xem xét thủ tục nhập khẩu đường tinh luyện và tiến hành cấp giấy phép nhập khẩu đường nếu đáp ứng đủ điều kiện và hồ sơ hợp lệ.

4. Thủ tục hải quan nhập khẩu đường tinh luyện
Thủ tục hải quan nhập khẩu đường tinh luyện. Bộ hồ sơ cơ bản gồm:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu giá trị;
- Commercial Invoice (hóa đơn thương mại) (nếu có);
- Bill of Lading (vận đơn);
- Packing List (phiếu đóng gói);
- Certificate of Origin – C/O (chứng nhận xuất xứ) nếu có;
- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật và an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Các chứng từ liên quan khác.
5. Cơ sở pháp lý
- Luật thuế xuất nhập khẩu năm 2016;
- Nghị định 134/2016/NĐ-CP nghị định Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật quản lý ngoại thương.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề thủ tục và thuế nhập khẩu đường tinh luyện theo quy định pháp luật hiện hành. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn thuế xuất nhập khẩu trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.
Trân trọng./.