Quyết toán thuế là gì? Những hình thức quyết toán thuế

Quyết toán thuế là gì? Những hình thức quyết toán thuế
Hiện nay, từ giao dịch nhỏ đến các giao dịch lớn, người dân đều phải đóng một khoản thuế, phí nhất định. Để đảm bảo cho người dân nắm rõ mức thuế, phí phải đóng là bao nhiêu, Luật Quang Huy đã mở thêm Tổng đài tư vấn luật thuế phí. Nếu bạn cần hỗ trợ về những vấn đề này, liên hệ ngay cho Luật sư qua Tổng đài 19006588.

Quyết toán thuế là giai đoạn rất quan trọng và cần thiết đối với các doanh nghiệp hiện nay. Vậy có những hình thức quyết toán thuế nào? Để nắm rõ được những vấn đề liên quan đến quyết toán thuế, xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Quang Huy.


1. Quyết toán thuế là gì?

Quyết toán thuế được hiểu là việc kiểm tra, xác định lại số liệu liên quan đến thuế của doanh nghiệp, của cá nhân với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.


2. Quyết toán thuế tiếng anh là gì?

Quyết toán thuế tiếng Anh là tax finalization và định nghĩa Tax finalization is a mandatory job that every business must carry out the procedure after a certain time of establishment.


3. Trường hợp nào cần quyết toán thuế?

Cá nhân cần quyết toán thuế trong trường hợp:

  • Khi cá nhân nộp thừa số thuế và có nhu cầu được hoàn, bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo;
  • Khi cá nhân cư trú có nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công được phép giảm thuế thuộc trường hợp thiên tai, tai nạn, hỏa hoạn, bệnh hiểm nghèo theo quy định;
  • Người nước ngoài chấm dứt hợp đồng lao động tại Việt Nam cần thực hiện quyết toán thuế trước khi xuất cảnh về nước;
  • Khi cá nhân cư trú có nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công thực hiện quyết toán thuế nếu có số thuế phải nộp thêm;

Doanh nghiệp cần quyết toán thuế trong trường hợp:

Doanh nghiệp sẽ quyết toán khi:

  • Doanh nghiệp quyết toán thuế thu nhập cá nhân không phụ thuộc vào việc có phát sinh khấu trừ hay không phát sinh khấu trừ thuế;
  • Theo ủy quyền của các cá nhân có thu nhập từ nguồn lương của tổ chức, doanh nghiệp.

Doanh nghiệp không được quyết toán thuế khi:

  • Không phát sinh chi trả tiền lương, tiền công;
  • Có phát sinh chi trả tiền lương, tiền công nhưng không phát sinh khấu trừ thuế.

4. Những hình thức quyết toán thuế

4.1. Quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Theo những văn bản quy phạm pháp luật về thuế, những cá nhân có mức lương hàng tháng từ 9 triệu sẽ cần nộp thuế. Cách tính thuế sẽ là:

Số tiền cần nộp thuế = (tổng lương – 9 triệu – 3,6 triệu x số người phụ thuộc) x thuế suất = phần thu nhập tính thuế/tháng x thuế suất

Trong đó xảy ra 2 trường hợp:

  • Một là cá nhân có thu nhập 9 triệu nhưng không có người phụ thuộc nghĩa là không cần nuôi thêm ai thì sẽ phải nộp thuế luôn. Ví dụ bạn có thu nhập 9 triệu/ tháng và không phải nuôi ai thì số tiền cần nộp thuế là: (9 – 9 – 3,6 x0) * 5 % = 0,05 triệu= 50.000
  • Hai là cá nhân có thu nhập 9 triệu nhưng phải nuôi 1 người khác thì tiền được giảm thuế là 3,6 triệu/ người phụ thuộc khi được áp dụng công thức tính thuế ta thấy bị âm thì như vậy họ không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

4.2. Quyết toán thuế doanh nghiệp

Mức thuế doanh nghiệp cần phải đóng dựa trên phần doanh thu mà công ty có được sau khi trừ đi các chi phí được miễn giảm. Cụ thể là doanh nghiệp cần phải đóng thuế 20% nếu như năm n-1 có mức doanh thu dưới 20 tỷ và mức thuế suất sẽ tăng lên 22% trong trường hợp doanh thu của năm n-1 vượt mức 20 tỷ (n là năm quyết toán thuế).

Quyết toán thuế là gì? Những hình thức quyết toán thuế
Quyết toán thuế là gì? Những hình thức quyết toán thuế

5. Những lưu ý cần biết khi tiến hành quyết toán thuế là gì?

Kiên định và khôn khéo trong cách trao đổi khi giải trình quyết toán thuế;

Doanh nghiệp cần có đầy đủ hệ thống sổ sách và chứng từ kế toán;

Cần hoàn thiện các tồn đọng, các rủi ro mà mình đã rà soát ra một cách chuẩn mực;

Cần phải rà soát, kiểm tra lại toàn bộ tính hợp lý và đầy đủ của chứng từ kế toán.


6. Nội dung công việc quyết toán thuế

Hằng năm vào cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp sẽ tự kê khai và nộp thuế cho cơ quan thuế. Trước khi quyết toán thuế, kế toán cần chuẩn bị các chứng từ liên quan như:

  • Tờ khai thuế giá trị gia tăng đã nộp hàng tháng;
  • Chứng từ, hóa đơn mua vào, bán ra kèm với các tờ khai đã nộp;
  • Những giấy tờ nộp tiền thu;
  • Quyết toán thuế TNCN theo mẫu 05/KK;
  • Quyết toán thuế TNDN theo mẫu 03/TNDN;
  • Sổ cái các TK theo bảng cân đối số phát sinh;
  • Sổ chi tiết các tài khoản liên quan;
  • Bảng trích khấu hao TSCĐ và bảng phân bố CCD;
  • Biên bản đối chiếu công nợ các năm;
  • Sổ chi tiết công nợ phải thu;
  • Sổ chi tiết công nợ phải trả;

Tùy vào từng loại thuế quyết toán, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và nộp lên cơ quan thuế. Các trường hợp phân bổ, phương pháp phân bổ, khai thuế, tính thuế, quyết toán thuế đối với loại thuế được phân bổ thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 Thông tư 80/2021/TT-BTC về Hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý thuế.

Theo Điều 44, Luật số: 38/2019/QH14 về quản lý thuế thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế được quy định rõ ràng như sau:

  • Đối với thuế khai theo tháng, quý:

Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng

Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.

  • Đối với thuế khai theo năm

Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm.

Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.

Doanh nghiệp thông thường sẽ phải trình bày cho thanh tra thuế kiểm tra các giấy tờ như chứng từ, hóa đơn, sổ sách kế toán đã cân đối trong những năm trước. Trường hợp số thuế phải nộp giảm vì doanh nghiệp kê khai sai, thanh tra thuế sẽ phải tính toán lại số liệu đúng trên thực tế và dựa vào đó để tính số tiền phạt mà doanh nghiệp phải nộp.


7. Lời khuyên trong quá trình kê khai, quyết toán thuế

Một số lời khuyên trong quá trình kê khai, quyết toán thuế như sau:

  • Doanh nghiệp cần cẩn chuẩn bị đầy đủ hệ thống sổ sách và chứng từ kế toán. Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và cả đến khi quyết toán thuế, hệ thống sổ sách, chứng từ chi tiết phải được in đầy đủ và lưu trữ để phục vụ quyết toán. Doanh nghiệp cần đảm bảo các số liệu có liên quan, tránh trường hợp đến khi bị thanh tra mới thấy có sự không trùng khớp trong số liệu.
  • Khi thực hiện quyết toán thuế cần rà soát, kiểm tra toàn bộ chứng từ kế toán. Việc này vừa giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về chứng từ kế toán, vừa giúp kế toán nắm được toàn bộ nội dung hợp lệ và còn thiếu của chứng từ.
  • Sử dụng phần mềm kế toán có tính năng lập tờ khai thuế tự động.

8. Cơ sở pháp lý

  • Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
  • Luật quản lý thuế 2019.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề quyết toán thuế là gì? Những hình thức quyết toán thuế. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn thuế trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)

TÁC GIẢ BÀI VIẾT

Cố vấn Nguyễn Quỳnh Trang
Cố vấn Nguyễn Quỳnh Trang
Kiểm toán viên (CPA) – Hiện là cố vấn thuế cao cấp cho nhiều doanh nghiệp lớn trên toàn quốc với 20 năm kinh nghiệm thực tiễn
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HOTLINE 1900.6588

Scroll to Top