Hiện nay, từ giao dịch nhỏ đến các giao dịch lớn, người dân đều phải đóng một khoản thuế, phí nhất định. Để đảm bảo cho người dân nắm rõ mức thuế, phí phải đóng là bao nhiêu, Luật Quang Huy đã mở thêm Tổng đài tư vấn luật thuế phí. Nếu bạn cần hỗ trợ về những vấn đề này, liên hệ ngay cho Luật sư qua Tổng đài 19006588.
Lợi nhuận sau thuế giảm xuống thấp dẫn đến rất nhiều hệ quả xảy ra với doanh nghiệp. Vậy lợi nhuận sau thuế là gì, nguyên nhân chính là do đâu, yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến con số này? Để nắm được những quy định pháp luật liên quan đến lợi nhuận sau thuế, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Quang Huy nhé.
1. Lợi nhuận sau thuế là gì?
Theo quy định của pháp luật, lợi nhuận sau thuế là phần lợi nhuận mà doanh nghiệp được nhận sau khi trừ đi các chi phí trong hoạt động sản xuất và tiền thuế. Nó còn được biết đến với tên gọi quen thuộc hơn là lợi nhuận ròng hay lãi ròng.
Việc tính toán và báo cáo lợi nhuận sau thuế là công việc bắt buộc của mỗi doanh nghiệp sau một năm tài chính (năm ngân sách). Cuối mỗi năm tài chính, doanh nghiệp cần thực hiện quyết toán báo cáo tài chính, quyết toán và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nước. Thu nhập còn lại chính là lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
2. Công thức tính lợi nhuận sau thuế
Theo quy định của pháp luật hiện hành, lợi nhuận sau thuế được tính bằng công thức sau đây:
Lợi nhuận sau thuế | = | Tổng doanh thu | – | Tổng chi phí | – | Thuế thu nhập doanh nghiệp |
Trong đó:
- Tổng doanh thu: Là số tiền doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh của mình tính trong một năm tài chính. Tổng doanh thu được tính bằng cách nhân giá của hàng hóa với số lượng sản phẩm được bán ra.
- Tổng chi phí: Là khoản tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh như: Giá nguyên liệu, chi phí thuê lao động, thuê kho, bãi, chi phí vận hành doanh nghiệp,… Tổng chi phí được tính bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí tài chính và các chi phí khác.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp (thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật). Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thường là 20% (trừ các đối tượng được ưu đãi về thuế suất theo quy định). Ngoài ra, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Lưu ý: Lợi nhuận ròng chịu tác động không nhỏ từ chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế, để tăng lợi nhuận ròng thì cần phải tiết kiệm khoản chi phí này. Mức chi phí hoạt động của doanh nghiệp hiện nay thường dao động ở mức 5%.
3. Ví dụ về tính lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp?
Năm 2021, doanh nghiệp A có doanh thu là 800 triệu đồng/tháng. Tổng chi phí bỏ ra của doanh nghiệp A trong năm 2021 để mua nguyên vật liệu, thuê nhân công, thuê kho, bãi là 250 triệu đồng. Mức thuế suất áp dụng với doanh nghiệp A là 20%. Áp dụng theo công thức trên, ta xác định lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp A trong năm 2021 như sau:
800.000.000 – 250.000.000 – (20% x 800.000.000) = 390.000.000 (đồng).

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế?
Thông qua ví dụ trên, có thể thấy các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế bạn nên ghi nhớ và chú trọng bao gồm các nội dung sau:
- Giá gốc sản phẩm: Giá gốc nhập của sản phẩm vào càng xuống thấp thì lãi ròng càng cao. Doanh nghiệp nên tìm nhiều nguồn hàng khác nhau để chọn ra nguồn hàng lý tưởng nhất, giá ổn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
- Khoản chi hoạt động của doanh nghiệp: Nếu tổng chi phí giảm, mức thuế giảm thì lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp sẽ càng cao. Tuy nhiên, mức thuế thu nhập doanh nghiệp do Nhà nước quy định chung và thường chỉ được điều chỉnh trong một số trường hợp đặc biệt. Vì thế doanh nghiệp cần tìm ra cách để tổng mức khoản chi tối đa chỉ chiếm 30% doanh thu, không vượt quá con số này.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp nào cũng phải nộp thuế theo đúng quy định, không có trường hợp ngoại lệ. Muốn có lãi sau khi trừ thuế và các chi phí thì doanh nghiệp phải xem xét nâng giá thành sản phẩm, giảm thành quả vật liệu,… để tạo ra lãi cho doanh nghiệp.
Ví dụ: Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 92/2021/NĐ-CP hướng dẫn chính sách miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch bệnh.
Theo đó tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 92/2021/NĐ-CP của Chính phủ có quy định giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 đối với trường hợp doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 92/2021/NĐ-CP, có doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 giảm so với doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2019.
Như vậy để tăng lợi nhuận sau thuế thì doanh nghiệp phải giảm tối đa chi phí vận hành doanh nghiệp, chi phí sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, nếu việc này ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm hoặc hiệu quả lao động thì doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra quyết định.
Thay vào đó, hãy tìm cách để tăng doanh thu như nâng cao năng lực sản xuất, tăng thời gian làm việc của lao động, mở rộng quy mô của doanh nghiệp.
5. Ý nghĩa lợi nhuận sau thuế?
Việc xác định được chính xác lợi nhuận sau thuế có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Cụ thể ý nghĩa của lợi nhuận sau thuế như sau:
5.1. Giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh, là thước đo chân thực phản ánh doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi hay thua lỗ, hòa vốn. Các nhà quản lý của doanh nghiệp sẽ dựa vào con số tài chính này để tìm ra phương án cải thiện kết quả kinh doanh hoặc phát huy các chính sách kinh doanh mang lại hiệu quả tốt.
Các cổ đông có thể phân tích lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp để đưa ra quyết định có nên tiếp tục đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không. Nếu lợi nhuận ròng tăng liên tục thì điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động rất tốt.
Đặc biệt với trường hợp công ty cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên, lợi nhuận sau thuế chính là cơ sở để các cổ đông xem xét người quản trị doanh nghiệp hiện tại có đủ năng lực để điều hành doanh nghiệp hay không, họ sẽ cân nhắc đổi người nếu người đương nhiệm làm việc không hiệu quả.
5.2. Phục vụ cho hoạt động nghiên cứu
Các nhà đầu tư thường phân tích chỉ số lợi nhuận ròng để nhận xét xem doanh nghiệp đó có đang sống khỏe hay không. Trong một khoảng thời gian nhất định, nếu con số này liên tục tăng, chứng tỏ hoạt động kinh doanh ngày một tốt đẹp và ngược lại.
Ngoài ra, nhìn vào con số của doanh nghiệp và so sánh với con số trung bình trên thị trường, chủ doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định, nghiên cứu kế hoạch kinh doanh tiếp theo cho phù hợp.
5.3. Phân chia lợi nhuận sau thuế
Đối với các khoản tiền chia cho các cổ đông cần tuân thủ đúng như thỏa thuận ban đầu. Nếu lợi nhuận các năm trước bị âm, thì lợi nhuận sau thuế của năm nay sẽ phải bù lỗ năm trước, phần còn lại mới được phân chia.
Theo đó, với quỹ dự phòng tài chính, trích 10% lợi nhuận sau thuế; các quỹ đặc biệt phải được trích theo tỷ lệ đã được nhà nước quy định; sau khi tiến hành trích lập các quỹ nêu trên, phần còn lại của lợi nhuận sau thuế sẽ được đưa vào quỹ khen thưởng, phúc lợi của doanh nghiệp.
5.4. Giúp chủ doanh nghiệp vay vốn
Không chỉ các doanh nghiệp nhỏ cần gọi vốn đầu tư để bứt phá, mà ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng cần làm điều này để mở rộng quy mô. Trong quá trình gọi vốn, con số lợi nhuận sau thuế là một trong những cơ sở để các nhà đầu tư cân nhắc. Đối với doanh nghiệp lớn, lợi nhuận sau thuế là con số rất quan trọng vì nó chính là nguồn thu nhập của các cổ đông.
Lưu ý: Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp không phải toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp đó kiếm được. Trong báo cáo thu nhập sẽ bao gồm nhiều khoản chi phí không sử dụng đến tiền mặt (khấu hao, khấu trừ dần). Vì vậy, để nắm được doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu tiền mặt cần phải xem báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
6. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế là gì?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, tỷ suất lợi nhuận là tỷ số giữa mức lợi nhuận thu được với tổng số vốn cố định và vốn lưu động được sử dụng trong cùng một kỳ. Theo đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế là con số quan trọng, giúp chủ doanh nghiệp biết được tổng lợi nhuận bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu. Ngoài ra, nó cũng quyết định xem doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi hay không.
Cụ thể tỷ suất lợi nhuận sau thuế được chia làm hai trường hợp như sau:
- Lãi ròng > 0: Tỷ suất lợi nhuận ròng của doanh nghiệp có giá trị dương, điều này đồng nghĩa với việc công ty đang làm ăn có lãi;
- Lãi ròng < 0: Tỷ suất lợi nhuận ròng của doanh nghiệp có giá trị âm, điều này đồng nghĩa với việc tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp khó khăn, thua lỗ, chủ doanh nghiệp hoặc các cổ đông cần chú ý để thay đổi chiến lược kinh doanh cho phù hợp.
Tuy nhiên, việc chỉ tính ra tỷ suất âm hay dương vẫn chưa thể hiện rõ tính hiệu quả của doanh nghiệp. Việc xác định con số này cần dựa vào đặc thù của từng ngành nghề. Do đó, khi thực hiện báo cáo tài chính, kế toán chỉ có thể so sánh với trung bình toàn ngành, hoặc với các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề tại một thời điểm xác định để đánh giá kết quả kinh doanh của đơn vị mình.
7. Cơ sở pháp lý
- Luật quản lý thuế năm 2019;
- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020;
- Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ Quy định về hoá đơn, chứng từ;
- Thông tư số 78/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ;
- Thông tư số 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề: lợi nhuận sau thuế.
Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn về Thuế trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.
Trân trọng./.