Xúi giục người khác phạm tội là gì? Quy định về xúi giục phạm tội

Trách nhiệm khi xúi giục người khác phạm tội
Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!

Theo định của pháp luật, hành vi xúi giục người khác phạm tội có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Nếu có thì cấu thành của tội danh xúi giục ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Quang Huy, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp.


1. Xúi giục người khác phạm tội là gì?

Xúi giục phạm tội là cố ý tác động đến người khác nhằm thúc đẩy họ phạm tội.

Xúi giục phạm tội có thể là nhằm làm người khác nảy sinh ý định phạm tội và thúc đẩy họ thực hiện tội phạm đó hoặc chỉ nhằm thúc đẩy người khác thực hiện ý định phạm tội đã có. Sự xúi giục có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn như kích động, lôi kéo, cưỡng ép, dụ dỗ, lừa dối…

Hành vi xúi giục phạm tội có thể dẫn đến việc phạm tội của người bị xúi giục (xúi giục phạm tội hoàn thành) hoặc chưa dẫn đến việc phạm tội của người bị xúi giục (xúi giục phạm tội chưa thành). Hành vi xúi giục phạm tội có thể thỏa mãn các dấu hiệu của hành vi đồng phạm. Trong trường hợp này, người xúi giục phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đã xúi giục với vai trò là người xúi giục trong đồng phạm.

Hành vi xúi giục có mức độ nghiêm trọng khác nhau, tùy bản chất của kẻ xúi giục và người bị xúi giục cũng như tùy mối quan hệ giữa họ với nhau.


2. Quy định về đồng phạm

Khoản 1 Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

Để xác định có phải là đồng phạm hay không phải dựa vào các yếu tố sau:

  • Thứ nhất, đồng phạm phải có ít nhất từ hai người trở lên, có đủ dấu hiệu về chủ thể của tội phạm như về năng lực trách nhiệm hình sự, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật;
  • Thứ hai, đồng phạm là gồm nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Như vậy, hành vi phạm tội của mỗi người là cố ý và có sự liên quan, phối hợp chặt chẽ với nhau mà không hề tách rời nhau. Nếu có nhiều người phạm tội nhưng không cố ý cùng thực hiện một tội phạm thì không gọi là đồng phạm.

Để hiểu rõ hơn về chế định đồng phạm cần quan tâm những vấn đề sau:

2.1. Những người được coi là đồng phạm

Tùy thuộc vào quy mô và tính chất mà có thể có những người giữ những vai trò khác nhau như. người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

  • Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chi huy việc thực hiện tội phạm. Chỉ trong trường hợp phạm tội có tổ chức mới có người tổ chức. Người tổ chức có thể có những hành vi như: khởi xướng việc phạm tội;
  • Người thực hành là người trực tiếp thực tội phạm. Trực tiếp thực hiện tội phạm là trực tiếp có hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm;
  • Người xúi giục là những người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm chỉ được coi là người đồng phạm trong vụ án có tổ chức;
  • Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Hành vi của những người tham gia phải có sự liên kết thống nhất với nhau mới được coi là đồng phạm, biểu hiện qua:

  • Hành vi của người này phải là tiền đề cho hành vi của người khác;
  • Hành vi của mỗi người phải có mối quan hệ nhân quả với việc thực hiện tội phạm chung và hậu quả của tội phạm chung đó.

2.2. Phân loại đồng phạm

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì đồng phạm có thể được chia thành các loại đồng phạm sau đây: đồng phạm giản đơn, đồng phạm phức tạp…

  • Đồng phạm giản đơn: đồng phạm giản đơn được hiểu là việc tất cả những người đồng phạm đều là người thực hành, những người đồng phạm không có sự bàn bạc chặt chẽ với nhau hoặc trong quá trình thực hiện tội phạm những người đồng phạm chỉ đơn giản là tiếp nhận ý chí phạm tội của nhau;
  • Đồng phạm phức tạp: Thông thường đây được xác định là trường hợp phạm tội có tổ chức. Dấu hiệu nổi bật của hình thức đồng phạm này được xác định qua việc những người đồng phạm có sự phân công vị trí, vai trò thực hiện tội phạm.

2.3. Nguyên tắc xử lý đồng phạm trong luật hình sự

2.3.1. Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự chung

Tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự chung về toàn bộ tội phạm đã gây ra. Luật hình sự quy định những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về một tội phạm mà họ đã thực hiện, đếu áp dụng hình phạt của cùng một tội mà họ thực hiện.

Mọi đồng phạm đều bị áp dụng nguyên tắc chung về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và nguyên tắc xác định hình phạt.

2.3.2. Nguyên tắc độc lập của trách nhiệm hình sự trong đồng phạm

Theo đó, mỗi người đồng phạm đều phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm. Trách nhiệm hình sự độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm thể hiện ở chỗ mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đến đâu thì áp dụng trách nhiệm đến đó. Người đồng phạm này không phải chịu trách nhiệm hình sự về sự vượt quá của người đồng phạm khác.


3. Căn cứ xác định đồng phạm

3.1. Căn cứ khách quan

Đó là căn cứ vào số lượng người tham gia trong vụ án, căn cứ vào tính liên kết về hành vi cùng thực hiện một tội phạm, căn cứ vào hậu của do vụ án đồng phạm gây ra.

  • Căn cứ vào số lượng người trong vụ án: Điều 17 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định trong vụ án đồng phạm phải có từ hai người trở lên, những người này đều phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự;
  • Căn cứ vào tính liên kết về hành vi: Những người là đồng phạm phải cùng nhau thực hiện một tội phạm. Hành vi của người đồng phạm này liên kết chặt chẽ với hành vi của người đồng phạm kia. Hành vi của tất cả đồng phạm đều hướng về một tội phạm, cùng tạo điều kiện, hỗ trợ cho nhau để thực hiện tội phạm thuận lợi;
  • Căn cứ vào hậu quả do tội phạm gây ra trong vụ án đồng phạm là hậu quả chung do toàn bộ những người đồng phạm gây ra. Hành vi của mỗi người trong vụ án đều là nguyên nhân gây ra hậu quả chung ấy.

3.2. Căn cứ chủ quan

Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, tất cả những người trong vụ án đồng phạm phải có hình thức lỗi cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Tất cả họ đều thấy rõ hành vi của toàn bộ những người trong vụ án nguy hiểm cho xã hội.

Mỗi người đồng phạm đều thấy trước hành vi của mình và hành vi của người đồng phạm khác trong vụ án đồng phạm là nguy hiểm, thấy trước hành vi của tất cả những người đồng phạm đều là nguyên nhân dẫn đến hậu quả tác hại. Vụ án có yếu tố đồng phạm khác vụ án thông thường do một người thực hiện ở những điểm sau đây:

  • Vụ án có yếu tố đồng phạm có hai người trở lên;
  • Thông thường vụ án đồng phạm có tính chất, mức độ nguy hiểm hơn vụ án do một người thực hiện;
  • Vụ án đồng phạm phải có hình thức lỗi cố ý;
  • Hành vi của những người trong vụ án đồng phạm có sự liên kết chặt chẽ để cùng thực hiện một tội phạm, còn hành vi của người phạm tội đơn lẻ không liên kết với ai;
  • Hậu quả tác hại trong vụ án đồng phạm là hậu quả chung do toàn bộ những người đồng phạm gây ra, hậu quả tác hại trong vụ án do một người thực hiện là hậu quả riêng do chính hành vi của người đó gây ra.
Trách nhiệm khi xúi giục người khác phạm tội
Trách nhiệm khi xúi giục người khác phạm tội

4. Trách nhiệm hình sự khi xúi giục người khác phạm tội

Người nào có hành vi xúi giục người khác phạm tội thỏa mãn quy định của Bộ luật Hình sự sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Người thực hiện hành vi xúi giục sẽ phải phải chịu trách nhiệm hình sự trong các trường hợp sau:

4.1. Trường hợp người xúi giục là động phạm

Khoản 3 điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định đồng phạm bao gồm: Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Như vậy, khi thực hiện hành vi phạm tội với vai trò đồng phạm người xúi giục sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

4.2. Trường hợp xúi giục người hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân

Khoản 1 Điều 109 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Như vậy, người nào mà thực hiện hành vi xúi giục người hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt như trên.

4.3. Trường hợp xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân

Theo Khoản 1 Điều 120 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: Bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm khi có người nào xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân.

4.4. Trường hợp xúi giục người khác tự sát

Theo khoản 1 Điều 131 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017: Bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi thực hiện một trong các hành vi sau đây:

  • Kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ;
  • Tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng của họ.

Theo đó, hành vi xúi giục phải dẫn đến việc nạn nhân tự sát. Nếu hành vi xúi giục kèm theo hành vi dồn ép người khác hoặc buộc họ không còn con đường nào khác phải tự sát thì không phạm tội xúi giục mà phạm tội bức tử.

4.5. Trường hợp xúi giục gây rối trật tự công cộng

Tại điểm d Khoản 2 Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: Người xúi giục người khác gây rối thì bị phạt tù từ 02 đến 07 năm.

4.6. Trường hợp xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội

Theo điểm c khoản 1 điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Như vậy, người nào thực hiện hành vi xúi giục thuộc một trong các trường hợp nêu trên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


5. Cấu thành của tội xúi giục

5.1. Mặt khách quan của tội xúi giục

Xúi giục phạm tội có thể là nhằm làm người khác nảy sinh ý định phạm tội và thúc đẩy họ thực hiện tội phạm đó hoặc chỉ nhằm thúc đẩy người khác thực hiện ý định phạm tội đã có. Sự xúi giục có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn như kích động, lôi kéo, cưỡng ép, dụ dỗ, lừa dối…

Hành vi xúi giục phạm tội có thể dẫn đến việc phạm tội của người bị xúi giục (xúi giục phạm tội hoàn thành) hoặc chưa dẫn đến việc phạm tội của người bị xúi giục (xúi giục phạm tội chưa thành).

Hành vi xúi giục phạm tội có thể thỏa mãn các dấu hiệu của hành vi đồng phạm. Trong trường hợp này, người xúi giục phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đã xúi giục với vai trò là người xúi giục trong đồng phạm.

Hành vi xúi giục có mức độ nghiêm trọng khác nhau, tùy bản chất của kẻ xúi giục và người bị xúi giục cũng như tùy mối quan hệ giữa họ với nhau.

5.2. Khách thể của tội xúi giục

Hành vi nêu trên xâm phạm đến nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội tùy thuộc vào tội phậm của người bị xúi giục có thể là sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, danh dự người khắc,…

5.3. Mặt chủ quan của tội xúi giục

Người phạm tội thực hiện tội danh xúi giục với lỗi cố ý. Người phạm tội danh xúi giục biết rõ những tính chất nguy hiểm của hành vi xúi giục người khác phạm tội nhưng vẫn thực hiện.

5.4. Chủ thể của tội xúi giục

Chủ thể của tội danh xúi giục là người có năng lực trách nhiệm hình sự (được hiểu là người có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi xúi giục người khác phạm tội và có khả năng điều khiển hành vi đó).


6. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề xúi giục người khác phạm tội theo quy định pháp luật hiện hành. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hình sự trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Luật sư Lê Thị Oanh
Luật sư Lê Thị Oanh
Nguyên thẩm phán TAND tỉnh Tuyên Quang, Nguyên Chánh án TAND Thành phố Tuyên Quang, Luật sư Đoàn Luật sư TP Hà Nội
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top