Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!
Nếu sử dụng trái phép tài sản của người khác bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vậy hình phạt dành cho tội danh này là gì? Các yếu tố cấu thành tội phạm như thế nào?
Tại bài viết này, Luật Quang Huy sẽ cung cấp cho bạn đọc về những quy định liên quan đến tội sử dụng trái phép tài sản.
1. Tội sử dụng trái phép tài sản là gì?
Hiện nay, pháp luật Hình sự không có quy định về khái niệm của tội sử dụng trái phép tài sản. Tuy nhiên, bạn có thể hiểu:
Tội sử dụng trái phép tài sản là hành vi vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác.
Tội sử dụng trái phép tài sản được quy định tại Điều 177 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
2. Hình phạt tội sử dụng trái phép tài sản
Theo Điều 177 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định tội sử dụng trái phép tài sản gồm 03 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung
2.1 Hình phạt chính
2.1.1 Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
Hình phạt này được áp dụng với các trường hợp sau:
- Người thực hiện hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác vì vụ lợi trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
- Người thực hiện hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác đã bị xử lý kỷ luật về tội sử dụng trái phép tài sản
- Người thực hiện hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này.
- Hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Người vì vụ lợi sử dụng trái phép tài sản dưới 500.000.000 đồng là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa nếu không thuộc trường hợp quy định tại điều 219 (Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí) và điều 220 (Tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng) của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
2.1.2 Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
Hình phạt này được áp dụng cho các trường phạm tội sử dụng trái phép tài sản có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
- Tài sản trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1500 triệu đồng;
- Tài sản là bảo vật quốc gia: là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: là trường hợp người phạm tội đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để có thể thực hiện được hành vi sử dụng trái phép tài sản.
- Tái phạm nguy hiểm: là đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.
2.1.3 Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm
- Hình phạt này được áp dụng trong trường hợp tài sản bị sử dụng trái phép trị giá 1,5 tỷ đồng trở lên.
2.2 Hình phạt bổ sung
Hình phạt bổ được quy định (có thể được áp dụng) là: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Chúng ta có thể thấy các khung hình phạt và mức phạt đều có sự tăng dần dựa vào các yếu tố của tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ để biết được các hình phạt cụ thể cho người phạm tội trong từng trường hợp cụ thể.
Ngoài các tình tiết định khung như trên, Toà án còn căn cứ vào những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 51, Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và nhân thân người phạm tội để quyết định hình phạt.
Để xác định được áp dụng cụ thể hình phạt nào, bạn cần có kiến thức uyên thâm và sự giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình sự, điển hình như các Luật sư của Luật Quang Huy.
Chúng tôi luôn luôn cố gắng vận dụng các quy định pháp luật. kinh nghiệm từng giải quyết các vụ án cụ thể để đưa ra tư vấn chính xác nhất cho khách hàng, đảm bảo quyền lợi khách hàng theo đúng quy định cũng như nguyên tắc hành nghề.
Nếu bạn đang cần hỗ trợ của Luật Quang Huy, đừng ngần ngại, hãy liên hệ cho chúng tôi theo Tổng đài 19006588.
3. Cấu thành tội phạm của tội sử dụng trái phép tài sản
3.1 Khách thể tội sử dụng trái phép tài sản
Tội phạm xâm phạm chủ yếu đến quyền sử dụng tài sản, người phạm tội còn phải chiếm hữu tài sản, do đó tội phạm cũng xâm phạm đến quyền chiếm hữu tài sản của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.
3.2 Chủ thể tội sử dụng trái phép tài sản
Chủ thể của tội phạm có thể là bất kỳ ai, người Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch từ đủ 16 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực trách nhiệm. Tội phạm có thể được thực hiện bởi cá nhân hoặc cũng có thế do nhiều người cùng thực hiện.
3.3 Mặt khách quan tội sử dụng trái phép tài sản
Hành vi phạm tội của tội này là hành vi sử dụng trái phép tài sản. Trong đó, hành vi sử dụng được hiểu là hành vi khai thác giá trị sử dụng của tài sản nhưng không làm cho chủ tài sản mất hẳn tài sản.
- Cấu thành tội phạm của tội sử dụng trái phép tài sản
Tính trái phép của hành vi sử dụng thể hiện ở chỗ: Người phạm tội tự ý sử dụng tài sản của người khác để phục vụ cho nhu cầu cá nhân của mình, cho thuê, mượn nhằm thu lợi cho bản thân, sau đó lại trả về chỗ cũ hoặc người phạm tội sử dụng tài sản thuộc phạm vi quản lí của mình, sử dụng không đúng không đúng quy định.
Ở đây cần chú ý phân biệt hành vi sử dụng trái phép với hành vi chiếm đoạt. Chỉ coi là sử dụng trái phép nếu hành vi chỉ nhằm khai thác giá trị sử dụng của tài sản trong thời gian nhất định và do vậy chỉ làm cho chủ tài sản mất khả năng chiếm hữu , sử dụng trong khoảng thời gian đó. Sau thời gian này, chủ tài sản sẽ có lại tài sản của mình.
Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 chỉ quy định giá trị tài sản bị sử dụng trái phép mà không quy định giá trị sử dụng (hoa lợi) của tài sản bị sử dụng trái phép, do đó không cần phải xác định giá trị sử dụng mà người phạm tội đã khai thác lợi ích của tài sản mà chỉ cần xác định giá trị tài sản bị sử dụng trái phép.
Các trường hợp nêu trên chỉ bị coi là phạm tội sử dụng trái phép tài sản khi hành vi đó không thuộc trường hợp vi phạm quy định về: quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 219 và Điều 220 Bộ luật Hình sự.
3.4 Mặt chủ quan tội sử dụng trái phép tài sản
- Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội biết mình có hành vi sử dụng trái phép tài sản và chỉ mong muốn sử dụng , không mong muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình .
- Động cơ phạm tội được quy định là động cơ vụ lợi. Qua việc sử dụng trái phép tài sản người phạm tội nhằm thu về lợi ích vật chất cho cá nhân hoặc nhóm cá nhân. Nếu không vì vụ lợi thì hành vi sử dụng trái phép tài sản không cấu thành tội sử dụng trái phép tài sản.
Nếu cần hỗ trợ để biết trường hợp của bạn hay người thân của bạn có đủ yếu tố cấu thành tội sử dụng trái phép tài sản hay không, bạn có thể liên hệ cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.
4. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Trên đây là toàn bộ nội dung về vấn đề xoay quanh tội danh sử dụng trái phép tài sản.
Qua bài viết này chúng tôi mong rằng sẽ giúp bạn nắm được rõ về chủ đề này.
Luật Quang Huy là công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn luật Hình sự mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án Hình sự trong cả nước.
Nếu còn điều gì chưa rõ, cần hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự trực tuyến của Luật Quang Huy qua HOTLINE 19006588.
Trân trọng./.