Do nhu cầu tư vấn giải đáp thắc mắc liên quan đến luật hình sự tăng cao, Luật Quang Huy đã cung cấp đường dây nóng hỗ trợ hỏi đáp luật hình sự. 100% cuộc gọi tới đường dây này được bảo mật thông tin cuộc gọi. Nếu bạn đọc có nhu cầu được hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay qua Tổng đài 1900.6784.
Tạm giam và tạm giữ là hai thuật ngữ thường bị nhầm lẫn với nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt hai thuật ngữ này? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Luật Quang Huy để được làm rõ.

Nội dung bài viết
1. Thế nào là tạm giam và tạm giữ?
1.1. Tạm giam
Theo quy định, tạm giam là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, khi bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này, người bị tạm giam bị cách ly khỏi xã hội một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền con người, quyền công dân như quyền tự do thân thể, cư trú, đi lại …
1.2. Tạm giữ
Theo quy định, tạm giữ là biện pháp ngăn chặn áp dụng với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người tự thú, đầu thú hoặc người bị bắt theo quyết định truy nã.
Bài viết liên quan
2. So sánh tạm giữ và tạm giam
2.1. Điểm giống nhau giữa tạm giam và tạm giữ
Tạm giam tạm giữ có những điểm giống sau như sau:
- Biện pháp tạm giữ và tạm giam đều là biện pháp ngăn chặn được áp dụng trong tố tụng hình sự để đảm bảo mục đích của điều tra, truy tố, xét xử diễn ra nhanh chóng hơn, thuận lợi hơn.
- Hậu quả của việc áp dụng biện pháp tạm giữ và tạm giam đều làm cho người bị bắt bị hạn chế một số quyền nhân thân trong thời gian đó chẳng hạn như quyền tự do đi lại,…

2.2. Phân biệt tạm giam và tạm giữ
Chúng ta có thể phân biệt tạm giam và tạm giữ theo các tiêu chí như sau:
Tiêu chí | Tạm giữ | Tạm giam |
Căn cứ pháp lý |
Điều 117 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021. |
Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021. |
Điều kiện áp dụng |
Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp bắt khẩn cấp,người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
|
Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.
Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:
Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã. Trường hợp không được tạm giam bao gồm:
|
Những người có thẩm quyền ra quyết định |
|
|
Nơi giam giữ |
|
|
Thời hạn áp dụng | Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú. |
|
Gia hạn thời hạn áp dụng |
|
|
Thẩm quyền gia hạn thời hạn áp dụng | Người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
|
|

3. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề người bị tạm giam và tạm giữ. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hình sự trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.
Trân trọng./.
Bài viết liên quan
-
Phạm nhiều tội là gì, mức phạt áp dụng như thế nào?
-
Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
-
Tội giả mạo trong công tác có thể áp dụng hình phạt gì?
-
Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
-
Đối tượng tác động của tội phạm là gì?
-
Phân biệt tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với tội dâm ô người dưới 16 tuổi