Thời hạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

Thời gian xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!

Bạn băn khoăn không biết thời gian xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là bao lâu? Ý nghĩa của việc xét xử vụ án hình sự là gì? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây của Luật Quang Huy để được giải đáp.


1. Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là gì?

Xét xử phúc thẩm là giai đoạn của tố tụng hình sự trong đó tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị nhằm khắc phục sai lầm của tòa án cấp sơ thẩm, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật bảo vệ lợi ích nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan tổ chức cá nhân.


2. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hình sự được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 346 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021, thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hình sự được quy định như sau:

  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày; Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.
  • Trong thời hạn 45 ngày đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu, 75 ngày đối với vụ án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định sau đây:
  • Đình chỉ xét xử phúc thẩm;
  • Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm.
  • Chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.
Thời gian xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Thời gian xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

3. Thời gian xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là bao lâu?

Pháp luật không quy định cụ thể thời gian xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là bao lâu. Thời gian này sẽ căn cứ vào tình tiết của vụ án, căn cứ vào quá trình thảo luận và xem xét của thẩm phán, hội đồng xét xử,…

Do đó, thời gian của mỗi vụ xét xử phúc thẩm đối với vụ án nghiêm trọng hay không quá nghiêm trọng sẽ có phần khác nhau.


4. Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo thì việc xét xử phúc thẩm có được tiến hành nữa hay không?

Khoản 1 Điều 348 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021 quy định về việc đình chỉ xét xử phúc thẩm cụ thể như sau:

  • Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ việc xét xử phúc thẩm đối với vụ án mà người kháng cáo đã rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát đã rút toàn bộ kháng nghị. Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.
  • Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.

Như vậy, trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị thì Tòa án cấp phúc thẩm sẽ đình chỉ việc xét xử phúc thẩm đối với vụ án đó.


5. Trường hợp người kháng cáo chỉ rút một phần kháng cáo thì việc xét xử phúc thẩm được thực hiện như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 348 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021, trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo trước khi mở phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng cáo khác thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo, kháng nghị đã rút.


6. Ý nghĩa của xét xử vụ án hình sự

Ý nghĩa của việc xét xử vụ án hình sự được thể hiện qua các khía cạnh sau:

  • Thông qua việc thực hiện công tác xét xử, tòa án cấp sơ thẩm không thể tránh khỏi những sơ suất, dẫn đến việc vận dụng quy định pháp luật để giải quyết vụ án chưa hợp lý. Theo đó, Tòa án cấp phúc thẩm thẩm khi kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm có thể phát hiện ra những sai lầm, thiếu sót trong việc giải quyết vụ án của tòa án cấp dưới. Từ đó có thể khắc phục, sửa chữa những thiếu sót đó một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và của cá nhân.
  • Qua đó, thông qua việc kiểm tra lại, tòa án cấp phúc thẩm có thể hướng dẫn tòa án cấp dưới giải thích và vận dụng đúng pháp luật. Đây cũng có thể coi là một hình thức án mẫu để các tòa khác học tập và rút kinh nghiệm cho việc xét xử.
  • Ngoài ra, việc này còn có ý nghĩa bảo đảm tính thống nhất trong quá trình xét xử vụ án trên thực tiễn, giúp các tòa khác rút kinh nghiệm từ những thiếu sót trong việc giải quyết vụ án.

7. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
  • Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề thời gian xét xử phúc thẩm vụ án hình sự. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hình sự trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)

TÁC GIẢ BÀI VIẾT

Luật sư Lê Thị Oanh
Luật sư Lê Thị Oanh
Nguyên thẩm phán TAND tỉnh Tuyên Quang, Nguyên Chánh án TAND Thành phố Tuyên Quang, Luật sư Đoàn Luật sư TP Hà Nội
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top
Mục lục