Phòng vệ chính đáng có phải là tội phạm không?

Thế nào được coi là phòng vệ chính đáng?
Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!

Có thể nói, thuật ngữ “phòng vệ chính đáng” là một thuật ngữ hết sức quen thuộc trong pháp luật hình sự. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ và chính xác về thuật ngữ này. Điều này đã làm ảnh hưởng đến việc xác định trách nhiệm hình sự của các chủ thể trong luật hình sự. Tại bài viết này, Luật Quang Huy sẽ giải đáp cho bạn đọc các vấn đề quan trọng nhất liên quan của phòng vệ chính đáng.


1. Khái niệm phòng vệ chính đáng là gì?

Theo quy định tại khoản 1, Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, khái niệm của phòng vệ chính đáng như sau:

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc li ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Theo như quy định trên, phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả cần thiết khi bị người khác xâm phạm về quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe…

Phòng vệ chính đáng không chỉ nhằm gạt bỏ sự đe doạ, đẩy lùi sự tấn công trái pháp luật mà nó còn thể hiện thái độ chống trả sự xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của mình hoặc của người khác.

Khi đánh giá hành vi chống trả có cần thiết hay không phải xem xét một cách toàn diện tất cả các tình tiết của vụ án, trong đó đặc biệt là tâm lý, thái độ của người phòng vệ khi xảy ra sự việc.


2. Phòng vệ chính đáng có phải là tội phạm không?

Cũng ngay theo khoản 1, Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 cũng đã khẳng định phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

Theo đó, người bị xâm phạm đang trong tình thế bị xâm hại nghiêm trọng và để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình thì người xâm hại đã có những hành vi phòng vệ trực tiếp và cấp thiết.

Phòng vệ chính đáng là tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội, thông qua đó công dân có thể ngăn chặn được những hành vi chính đáng để bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình. Vì vậy phòng vệ chính đáng không được xem là tội phạm.


3. Mục đích, ý nghĩa của phòng vệ chính đáng

Mục đích của PVCĐ là nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp đồng thời ngăn chặn hành vi tấn công bằng cách gây thiệt hại cho người có hành vi tấn công.

Khi đánh giá hành vi chống trả có cần thiết hay không phải xem xét một cách toàn diện tất cả các tình tiết của vụ án, trong đó đặc biệt là tâm lý, thái độ của người phòng vệ khi xảy ra sự việc, họ không có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn chính xác phương pháp, phương tiện thích hợp để chống trả, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ, chỉ coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng khi sự chống trả rõ ràng là quá đáng.

Phòng vệ chính đáng không chỉ nhằm gạt bỏ sự đe doạ, đẩy lùi sự tấn công trái pháp luật mà nó còn thể hiện thái độ tích cực chống trả sự xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của mình hoặc của người khác.

Thế nào được coi là phòng vệ chính đáng?
Thế nào được coi là phòng vệ chính đáng?

4. Điều kiện phòng vệ chính đáng là gì?

Điều kiện để được xem là phòng vệ chính đáng bao gồm như sau:

  • Điều kiện từ phía nạn nhân: Nạn nhân phải là người đang có hành vi trái pháp luật nhằm xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác (người thứ ba). Hành vi trái pháp luật, trước hết là hành vi phạm tội và những hành vi khác trái với quy định của pháp luật thuộc các ngành luật khác như: Luật hôn nhân và gia đình, luật dân sự, luật hành chính, luật kinh tế và các văn bản pháp luật khác.
  • Điều kiện từ phía người có hành vi phòng vệ: Một người vì lợi ích chính đáng của mình hay của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước…được quyền hành động khi nguồn nguy hiểm do con người đã và đang gây thiệt hại cho các lợi ích hợp pháp. Quyền phòng vệ chính đáng chỉ phát sinh khi hành vi tấn công trái pháp luật gây thiệt hại đến các lợi ích đang hiện hữu xảy ra và chưa có dấu hiệu dừng lại. Người phòng vệ chỉ được gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm phạm mà gây thiệt hại cho người khác thì mới được xem là phòng vệ chính đáng.
  • Điều kiện về sự tương xứng giữa hành vi tấn công gây thiệt hại và hành vi phòng vệ chính đáng: Giữa hành vi phòng vệ và hành vi tấn công phải có sự tương xứng. Sự tương xứng không có nghĩa là sự ngang bằng theo nghĩa cơ học, người tấn công sử dụng công cụ phương tiện gì thì người phòng vệ cũng sử dụng công cụ phương tiện đó hoặc hành vi tấn công gây thiệt hại đến mức nào thì người phòng vệ cũng được gây thiệt hại đến mức độ đó. Sự tương xứng ở đây được hiểu là sự tương xứng về tính chất và mức độ được xác định dựa vào các yếu tố chủ quan và khách quan.
  • Điều kiện về hành vi chống trả: Hành vi chống trả phải là cần thiết. Cần thiết là không thể không chống trả hoặc không thể bỏ qua trước một hành vi xâm phạm đến các lợi của người khác, của xã hội. Khi đã xác định hành vi chống trả là cần thiết thì thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm phạm dù có lớn hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm gây ra cho người phòng vệ vẫn được coi là phòng vệ chính đáng.

5. Thế nào được coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng?

Tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về vượt quá phòng vệ chính đáng như sau:

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Theo quy định này, hành vi bị xem là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng khi người thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng chống trả quá mức cần thiết hoặc không phù hợp với tính chất và mức độ của hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.

Trong đó, giới hạn cần thiết được hiểu là biện pháp phòng vệ nói chung đủ mức ngăn chặn sự tấn công và bảo vệ được các lợi ích hợp pháp

Người vượt quá phòng vệ chính đáng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.


6. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề phòng vệ chính đáng theo quy định pháp luật hiện hành. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hình sự trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

Đánh giá

TÁC GIẢ BÀI VIẾT

Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Phú Thọ. Nguyên là Chánh tòa hình sự tòa án nhân dân Tỉnh Phú Thọ, có gần 30 năm kinh nghiệm xét xử các vụ án lớn nhỏ.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top