Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình trong vụ án hình sự, Luật sư cần trực tiếp tham gia vào vụ án đó. Vậy, thủ tục Luật sư tham gia tố tụng hình sự được pháp luật quy định như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Luật Quang Huy sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề trên.
1. Tư cách luật sư tham gia tố tụng hình sự
Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021 Luật sư có thể tham gia với tư cách người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố, của bị hại, đương sự.
2. Thời điểm luật sư tham gia tố tụng là khi nào?
Luật sư bào chữa tham gia tố tụng vào giai đoạn điều tra. Theo Điều 74 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021, thời điểm Luật sư bào chữa tham gia tố tụng là từ khi khởi tố bị can.
Trường hợp bắt, tạm giữ người thì Luật sư tham gia từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
Đối với trường hợp cần giữ bí mật điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để Luật sư tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.
Như vậy, thời điểm sớm nhất Luật sư có thể tham gia tố tụng là ngay từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở cơ quan điều tra.
3. Thủ tục luật sư tham gia tố tụng hình sự
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021, đối với Luật sư bào chữa cần thực hiện tiện Thủ tục đăng ký bào chữa để tham gia vụ án hình sự.

Theo Điều 78, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021 thì Luật sư bào chữa khi đăng ký thủ tục bào chữa cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Luật sư xuất trình Thẻ luật sư.
- Bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu Luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội.
Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021 thì Luật sư xuất trình các giấy tờ:
- Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực;
- Văn bản cử Luật sư của tổ chức hành nghề Luật sư nơi Luật sư đó hành nghề hoặc văn bản phân công của Đoàn luật sư đối với Luật sư hành nghề là cá nhân.
4. Thời gian đăng ký thủ tục đăng ký bào chữa
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ, nếu không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa quy định tại khoản 5 Điều 78, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021 thì vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án; nếu xét thấy không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Các trường hợp từ chối đăng ký bào chữa khi:
- Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021;
- Người bị buộc tội thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa từ chối người bào chữa.
5. Những vấn đề Luật sư giải quyết được khi xuất hiện trong vụ án hình sự
Khi có sự xuất hiện của Luật sư trong vụ án hình sự Luật sư giải quyết được rất nhiều vấn đề quan trọng trong tố tụng hình sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thân chủ mình. Cụ thể:
- Khi thân chủ trong vụ án hình sự không hiểu biết hết về hành vi phạm tội, tính chất mức độ, việc giải quyết của cơ quan tố tụng. Thân chủ không tự trình bày được các luận điểm hay tranh luận với các cơ quan tiến hành tố tụng.
- Luật sư giúp thân chủ nắm bắt được các quy định pháp luật liên quan đến tội danh bị truy cứu trách nhiệm hình sự, các quy trình tố tụng, thời gian, quá trình giải quyết. Giúp cho thân chủ của mình hiểu một cách tổng thể nhất về việc giải quyết vụ án. Tránh tối đa việc tốn kém chi phí không cần thiết, an tâm, suy nghĩ sáng suốt khi giải quyết công việc.
- Giúp cho thân chủ yên tâm, bình tĩnh đánh giá tính chất, mức độ, hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm pháp luật mà cơ quan tiến hành tố tụng đang xử lý.
- Giúp cho thân chủ đưa ra định hướng, phương pháp khắc phục hậu quả, thu thập tài liệu, chứng cứ minh oan, giảm nhẹ hình phạt hoặc tìm ra sự thật khách quan của vụ án
- Gặp gỡ làm việc với cơ quan tố tụng để bảo vệ thân chủ xử đúng pháp luật cho thân chủ.
- Luật sư gặp trực tiếp thân chủ trong trại tạm giam hoặc phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng hỏi cung để làm sáng tỏ vụ án. Trực tiếp bào chữa cho thân chủ tại phiên tòa
Đối với vụ án hình sự, Luật sư càng vào sớm sẽ có tác dụng trong việc chứng minh sự thật khách quan khi hồ sơ chưa bị khép hoặc cơ quan điều tra đang chứng minh, làm sáng tỏ tình tiết, hành vi, nội dung vụ án. Việc tham gia của Luật sư sẽ hạn chế tối đa nhất việc oan, sai hoặc áp dụng hình phạt quá nặng trong việc giải quyết các vụ án hình sự.
Điều quan trọng nữa là Luật sư sẽ giúp cho thân chủ tránh tối đa lãng phí chi phí không cần thiết và đạt được hiệu quả tối đa trong khi giải quyết công việc.
6. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề Luật sư tham gia tố tụng hình sự. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hình sự trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.
Trân trọng./.