Luật Quang Huy có cung cấp dịch vụ xin tất cả các loại giấy phép con, giấy phép đủ điều kiện kinh doanh mà bạn cần. Vui lòng gọi hotline 1900.6671 (trong giờ hành chính) hoặc số điện thoại 09.678910.86 (ngoài giờ hành chính) để được tư vấn giải đáp miễn phí. Xin cảm ơn.
Hiện nay để có thể quản lý sản phẩm hiệu quả cũng như bảo vệ doanh nghiệp trước hàng giả, hàng nhái thì các sản phẩm hiện nay đều phải đăng ký mã vạch nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về vấn đề này. Xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây, Luật Quang Huy sẽ chỉ rõ để các bạn hiểu về chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm.
1. Đăng ký mã vạch sản phẩm là gì?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, đăng ký mã vạch sản phẩm là một quá trình do doanh nghiệp tự thực hiện hoặc qua bên đại diện mà khách hàng ủy quyền thực hiện tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Văn phòng mã số mã vạch GS1. Khi đăng ký, tổ chức/doanh nghiệp được cấp một dãy mã số bắt đầu là 893… Dựa trên mã số này, tổ chức/doanh nghiệp tạo mã vạch cho từng sản phẩm và in lên sản phẩm. Mã số mã vạch thể hiện được thông tin của doanh nghiệp khi quét mã, hỗ trợ quản lý sản xuất, bán lẻ, lưu kho, xuất nhập khẩu…
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phí đăng ký mã vạch
Các yếu tố ảnh hưởng đến phí đăng ký mã vạch sẽ tùy thuộc vào số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp bạn mong muốn đăng ký với Trung tâm mã số mã vạch quốc gia mà chi phí duy trì hàng năm sẽ khác nhau.
Ngoài ra yếu tố khách quan ảnh hưởng đến chi phí mã số mã vạch chính là thời gian đăng ký. Nếu doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký mã số mã vạch, được cấp và xác nhận sử dụng sau ngày 30 tháng 06 hàng năm thì phí duy trì trong một năm phải đóng sẽ chỉ bằng 50% phí duy trì hàng năm tương ứng.

3. Chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 của Thông tư 232/2016/TT-BTC thì từ ngày 01/01/2017 mức thu chi phí đăng ký mã vạch như sau:
- Mức thu phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch Việt Nam:
STT | Phân loại phí | Mức thu
(đồng/mã) |
1 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng) | 1.000.000 |
2 | Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) | 300.000 |
3 | Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) | 300.000 |
- Mức thu phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài:
STT | Phân loại | Mức thu
(đồng/hồ sơ) |
1 | Hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm | 500.000 |
2 | Hồ sơ trên 50 mã sản phẩm | 10.000 |
Lưu ý: Theo quy định tại Thông tư 120/2021/TT-BTC (sẽ hết hiệu lực vào 01/07/2022), từ nay cho đến 01/07/2022 thì phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài sẽ bằng 50% mức thu phí được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 232/2016/TT-BTC.
4. Phí duy trì mã số mã vạch hàng năm
Khoản 3 Điều 4 của Thông tư 232/2016/TT-BTC quy định về mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí) như sau:
STT | Phân loại phí | Mức thu
(đồng/năm) |
1 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 | |
1.1 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm) | 500.000 |
1.2 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm) | 800.000 |
1.3 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm) | 1.500.000 |
1.4 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm) | 2.000.000 |
2 | Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) | 200.000 |
3 | Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) | 200.000 |
5. Hình thức nộp phí đăng ký mã số mã vạch
Doanh nghiệp có thể đóng chi phí đăng ký mã vạch theo hai hình thức:
- Nộp trực tiếp tại Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam tại địa chỉ số 8 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Hoặc chuyển khoản ngân hàng: Agribank chi nhánh Cầu Giấy thông qua số tài khoản: 1507201067262
Lưu ý:
- Khi chuyển khoản doanh nghiệp ghi rõ tên doanh nghiệp, loại phí nộp (phí cấp mã hoặc phí duy trì) và đặc biệt khi nộp phí hàng năm cần ghi thêm mã số doanh nghiệp – theo Giấy chứng nhận do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp.
- Đối với phí duy trì sử dụng mã số mã vạch phải nộp trước ngày 30 tháng 6 hằng năm. Nếu quá thời hạn đó mà chưa nộp thì tổ chức tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo cho tổ chức/doanh nghiệp sử dụng mã số mã vạch biết.
- Khi có sự thay đổi về tên công ty, địa chỉ công ty hoặc thất lạc Giấy chứng nhận sử dụng mã số doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm thủ tục để thay đổi.
- Khi doanh nghiệp không muốn tiếp tục sử dụng mã số mã vạch, doanh nghiệp phải làm thủ tục xin ngừng sử dụng mã số mã vạch.
6. Những lưu ý khi nộp phí mã số mã vạch
Khi nộp phí mã số mã vạch, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Trường hợp nộp trực tiếp doanh nghiệp nên lưu giữ biên lai để làm căn cứ và đối chiếu để nhận Giấy chứng nhận đăng ký mã vạch sau khi được cấp;
- Trường hợp nộp phí bằng hình thức chuyển khoản, doanh nghiệp nên ghi đầy đủ nội dung thông tin của doanh nghiệp, lưu lại biên lai, thông báo bằng email đến cơ quan có thẩm quyền để được cập nhật tình trạng đóng phí.
- Trường hợp nộp phí duy trì mã số mã vạch hằng năm cần ghi thêm mã số doanh nghiệp đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp.
7. Cơ sở pháp lý
- Thông tư 232/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
- Thông tư 120/2021/TT-BTC quy định về mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm.
Nếu nội dung bài viết còn chưa rõ, hoặc bạn cần tư vấn, hỏi đáp thêm về dịch vụ hỗ trợ bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.
Trân trọng./.