Thủ tục đăng ký mã vạch cho sản phẩm

Thủ tục đăng ký mã vạch cho sản phẩm
Luật Quang Huy có cung cấp dịch vụ xin tất cả các loại giấy phép con, giấy phép đủ điều kiện kinh doanh mà bạn cần. Vui lòng gọi hotline 1900.6671 (trong giờ hành chính) hoặc số điện thoại 0369.246.588 (ngoài giờ hành chính) để được tư vấn giải đáp miễn phí. Xin cảm ơn.

Sản phẩm khi tung ra thị trường để có thể thuận lợi tiếp cận khách hàng hay mở rộng phạm vi mua bán thì cần có mã vạch. Vậy mã số mã vạch làm gì? Làm sao để đăng ký mã số mã vạch? Để nắm rõ được các quy định về đăng ký mã vạch, xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Quang Huy.


1. Mã số mã vạch là gì?

Mã số mã vạch là công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, hàng hóa, tổ chức hoặc địa điểm,… dựa trên việc ấn định một mã số cho đối tượng cần phân định (sử dụng máy in mã vạch) và thể hiện mã đó dạng vạch để thiết bị (máy quét mã vạch) có thể đọc được.


2. Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch sản phẩm bao gồm những gì?

Các cá nhân, tổ chức muốn được sử dụng mã số mã vạch sẽ phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo quy định của pháp luật hiện hành. Đây là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) xem xét, đánh giá và đưa ra quyết định chấp thuận hay không. Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm những nội dung, tài liệu sau:

  • Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch theo Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập.

3. Đăng ký mã vạch sản phẩm ở đâu?

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, cá nhân, tổ chức sẽ nộp về Văn phòng GS1 – Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ (Địa chỉ: 8 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội).


4. Cách đăng ký mã vạch cho sản phẩm

Tổ chức có nhu cầu sử dụng mã số, mã vạch nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (có bản chính để đối chiếu).

Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Về phí, lệ phí đăng ký mã vạch:

  • Phí: 300.000 đồng/mã (Sử dụng mã địa điểm toàn cầu GLN);
  • Phí: 300.000 đồng/mã (Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 GTIN-8);
  • Phí: 200.000 đồng/năm (Sử dụng mã địa điểm toàn cầu GLN);
  • Phí: 200.000 đồng/năm (Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 GTIN-8);
  • Phí: 500.000 đồng/năm (Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số – tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm)
  • Phí: 800.000 đồng/năm (Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số – tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm);
  • Phí: 1.000.000 đồng/mã (Sử dụng mã doanh nghiệp GS1, không phân biệt mã số đăng ký sử dụng);
  • Phí: 1.500.000 đồng/năm (Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số – tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm);
  • Phí: 2.000.000 đồng/năm (Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số – tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm);
  • Phí: Trường hợp tổ chức, cá nhân được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30 tháng 6 thì chỉ phải nộp 50% (năm mươi phần trăm) mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định nêu trên.

5. Thời gian làm mã vạch sản phẩm là bao lâu?

Hiện nay, sau khoảng thời gian từ 02 – 03 ngày làm việc tính từ thời điểm hồ sơ hợp lệ được nộp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, quý khách hàng sẽ được cấp và sử dụng mã số mã vạch nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Giấy chứng nhận quyền mã số mã vạch sẽ được cấp cho người đã ký sau 20 ngày. Trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ, trong vòng 05 ngày làm việc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ nêu rõ nguyên nhân, cá nhân, tổ chức sẽ phải sửa đổi, bổ sung và gửi lại trong thời gian sớm nhất.


6. Lợi ích đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm bao gồm những gì?

6.1. Mở rộng hoạt động, thị trường kinh doanh

Đây được xem là lý do hàng đầu khuyến khích cá nhân, tổ chức đăng ký mã số mã vạch. Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm đều mong muốn sản phẩm có thể bán được, người bán thu lợi nhuận cao. Và một trong những phương thức để thực hiện đó chính là đưa sản phẩm vào trung tâm thương mại nơi tập trung nhiều khách hàng mục tiêu. Trong khi đó, sản phẩm có đăng ký mã vạch là điều kiện có thể tiêu thụ tại đây.

6.2. Kiểm soát sản phẩm, dịch vụ một cách dễ dàng

Đăng ký mã vạch sản phẩm hỗ trợ cá nhân, tổ chức thuận lợi trong hoạt động quản lý, sắp xếp, phân loại hàng hóa một cách chính xác. Từ đó, người bán có thể kiểm soát và có những điều chỉnh đúng đắn trong chiến lược kinh doanh.

6.3. Đáp ứng nhu cầu khách hàng khi mua sản phẩm

Mã vạch sản phẩm làm thỏa mãn khách hàng của mình bằng sự nhanh chóng và chuyên nghiệp. Chúng sẽ giúp quá trình thanh toán, kiểm tra tồn kho, báo giá cho khách hàng nhanh chóng hơn bao giờ hết;

Hiện nay người tiêu dùng thông thái dành nhiều sự quan tâm cho xuất xứ và đơn vị sản xuất. Họ thường căn cứ vào mã vạch sản phẩm để kiểm tra thông tin. Chính vì thế, đăng ký mã vạch cũng là một phương pháp để đơn vị bán hàng chứng minh, tạo dựng niềm tin cho khách hàng.

6.4. Tăng hiệu suất làm việc, tiết kiệm chi phí nhân công

Một tính năng ưu việt nữa mà đăng ký mã số mã vạch đem lại cho doanh nghiệp chính là tiết kiệm chi phí nhân công. Trước đây, để quản lý được số lượng hàng hóa phải cần đến rất nhiều nhân công nhập liệu và xử lý. Thì nay, với các mã số mã vạch và máy quét số lượng nhân công phải sử dụng sẽ ít hơn rất nhiều nhưng vẫn đảm bảo tiến độ công việc.


7. Không đăng ký mã vạch sản phẩm có vi phạm pháp luật?

Hiện tại, pháp luật Việt Nam không bắt buộc đăng ký mã vạch cho sản phẩm. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định số 119/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá, một số trường hợp sau đây sẽ bị xử phạt:

Thứ nhất, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Không đăng ký lại với cơ quan có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ giao dịch trên giấy phép kinh doanh hoặc không thông báo bằng văn bản khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch bị mất hoặc hỏng;
  • Sử dụng mã số mã vạch khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch hết hiệu lực;
  • Không xuất trình được văn bản hợp pháp chứng minh về quyền sử dụng mã số mã vạch khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
  • Không khai báo và cập nhật danh mục các mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) và mã số địa điểm toàn cầu (GLN) được sử dụng cho cơ quan có thẩm quyền;
  • Khai báo thông tin về mã số mã vạch trên cơ sở dữ liệu mã số mã vạch quốc gia không đúng với thông tin thực tế thương phẩm sử dụng mã GTIN hoặc địa điểm sử dụng mã GLN thể hiện hoặc sử dụng mã truy vết, thẻ, tem, nhãn hoặc định dạng bằng một phương thức thích hợp để cung cấp thông tin nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa nhưng không có dữ liệu hoặc có dữ liệu nhưng nội dung, dữ liệu không đúng quy định, hoặc thực hiện gắn thẻ, tem, nhãn hoặc định dạng bằng một phương thức thích hợp để thể hiện cung cấp thông tin nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa nhưng không khai báo, cập nhật thông tin đúng quy định về việc thể hiện hình thức, nội dung thẻ, tem, nhãn, định dạng bằng một phương thức thích hợp.

Thứ hai, phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Sử dụng mã số mã vạch có đầu mã Quốc gia Việt Nam (893) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp quyền sử dụng mã số mã vạch;
  • Sử dụng mã số mã vạch đã bị thu hồi;
  • Bán, chuyển nhượng mã số mã vạch đã được cấp.

Thứ ba, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Sử dụng mã số mã vạch nước ngoài để in trên sản phẩm, hàng hóa sản xuất, gia công, bao gói, sang chiết tại Việt Nam mà không được chủ sở hữu mã nước ngoài cho phép quyền sử dụng tại Việt Nam.

Thủ tục đăng ký mã vạch cho sản phẩm
Thủ tục đăng ký mã vạch cho sản phẩm

8. Muốn sử dụng mã vạch nước ngoài phải làm như thế nào?

Theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá có quy định trường hợp doanh nghiệp muốn sử dụng mã vạch nước ngoài đã được in trên sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam, Doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục xin phép sử dụng mã vạch cho sản phẩm đó tại Viện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ.

Theo đó, hồ sơ cho việc xin phép sử dụng mã vạch nước ngoài sẽ bao gồm:

  • Giấy ủy quyền của công ty nước ngoài cho phép công ty tại Việt Nam được sử dụng mã vạch nước ngoài gắn lên sản phẩm (Giấy ủy quyền nêu trên cần phải được công chứng tại quốc gia của công ty nước ngoài đang sử dụng mã vạch);
  • Bản Danh mục sản phẩm sẽ sử dụng mã vạch nước ngoài (theo mẫu của cơ quan đăng ký);
  • Công văn của doanh nghiệp Việt Nam đề nghị được sử dụng mã số mã vạch nêu trên;

Chi phí cho việc sử dụng mã vạch nước ngoài sẽ được tính trên cơ sở số lượng mã sản phẩm sẽ được sử dụng như sau:

  • Ít hơn hoặc bằng 50 sản phẩm: 500.000 VND/01 hồ sơ
  • Với mỗi sản phẩm tăng thêm (trên 50 sản phẩm): 10.000 VND/01 sản phẩm tăng thêm

Vì vậy, để không phải đăng ký mã số mã vạch lại và được sử dụng mã vạch nước ngoài, các cá nhân, tổ chức cần thực hiện các thủ tục trên tại cơ quan đăng ký.


9. Có được chuyển nhượng mã số mã vạch đã đăng ký hay không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, mã số,mã vạch sẽ được cấp cho cá nhân, tổ chức đã đăng ký và chỉ cá nhân, tổ chức đăng ký mã vạch mới được quyền sử dụng mã số mã vạch này cho sản phẩm công ty.

Trong trường hợp cá nhân, tổ chức chuyển nhượng công ty sản phẩm cho đối tác không đồng nghĩa với việc cá nhân, tổ chức đối tác được nhận chuyển nhượng cả mã vạch đã được cấp cho cá nhân, tổ chức trước đây. Khi chuyển nhượng nhà máy cho đối tác, cần thực hiện những công việc sau:

  • Cá nhân, tổ chức nộp công văn lên Cơ quan đăng ký để xin phép ngừng sử dụng mã số cho sản phẩm máy lọc nước kèm theo công văn là bản gốc giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch đã được cấp;
  • Công ty đối tác sẽ nộp công văn xin phép được sử dụng lại mã số mã vạch đã được cơ quan đăng ký cấp cho Công ty Anh, kèm theo công văn Công ty đối tác cần nộp kèm: hồ sơ đăng ký mã vạch; 01 bản sao chứng thực giấy phép kinh doanh; phí đăng ký sử dụng và phí duy trì cho năm đầu tiên sử dụng.

10. Số lượng tối đa sản phẩm trong mã số mã vạch tính như thế nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi đã được cấp mã số doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể dùng mã số doanh nghiệp của mình phân bổ cho các sản phẩm.

  • Nếu doanh nghiệp đã được cấp mã doanh nghiệp 10 chữ số, doanh nghiệp được phân bổ mã số sản phẩm từ 00 đến 99;
  • Nếu doanh nghiệp đã được cấp mã doanh nghiệp 9 chữ số, doanh nghiệp được phân bổ mã số sản phẩm từ 000 đến 999;
  • Nếu DN đã được cấp mã doanh nghiệp 8 chữ số, doanh nghiệp được phân bổ mã số sản phẩm từ 0000 đến 9999.

Việc phân bổ mã số cho các sản phẩm của mình sẽ do doanh nghiệp tự phân bổ sao cho các sản phẩm không bị trùng lặp mã số.

Tuy nhiên khi phân bổ mã số cho các sản phẩm, doanh nghiệp phải cập nhật bảng danh mục sản phẩm đã gán mã số mới nhất cho Tổng cục và thực hiện cập nhật lên hệ thống Mã số mã vạch Quốc Gia (VNPC).


11. Các loại mã vạch phải đăng ký? Các loại mã vạch có thể tự tạo?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các loại mã vạch cá nhân, tổ chức phải đăng ký do cơ quan quản lý nhà nước cấp và quản lý gồm: mã doanh nghiệp, mã GLN, mã EAN 8.

Sau khi được cấp mã doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức có thể tự lập các loại mã số mã vạch sau để sử dụng như: mã GTIN, mã GLN và một số loại mã khác.


12. Cơ sở pháp lý

  • Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
  • Nghị định số 119/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
  • Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ, năng lượng nguyên tử.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về đăng ký mã vạch. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Nếu nội dung bài viết còn chưa rõ, hoặc bạn cần tư vấn, hỏi đáp thêm về dịch vụ hỗ bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)

TÁC GIẢ BÀI VIẾT

Nguyễn Quang Huy
Nguyễn Quang Huy
Cố vấn cao cấp, giảng viên khoa pháp luật kinh tế – trường Đại học Luật Hà Nội. Tốt nghiệp Thạc sĩ Luật Đại học Duke (Hoa Kỳ), có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các công ty luật lớn trên thế giới.
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Dịch vụ đăng ký mã vạch image avatar
Luật Quang Huy có cung cấp dịch vụ xin tất cả các loại giấy phép con, giấy phép đủ điều kiện kinh doanh mà bạn cần. Vui lòng gọi hotline 1900.6671 (trong giờ hành chính) hoặc số điện thoại 0369.246.588 (ngoài giờ hành chính) để được tư vấn giải đáp miễn phí. Xin cảm ơn.

Tất cả các loại hàng hóa hiện nay muốn có đủ điều kiện để được phân phối cho các kênh bán hàng hay xuất khẩu sang nước ngoài  thì đều cần phải có mã số mã vạch. Tuy nhiên hiện nay nhiều người vẫn chưa rõ về cách đăng ký mã vạch. Để nắm rõ được các quy định về mã số mã vạch, xin mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Quang Huy, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về dịch vụ đăng ký mã vạch.


1. Mã số mã vạch là gì?

Theo Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BKHCN có quy định:

Mã số là một dãy số hoặc chữ được sử dụng để định danh sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức, cá nhân. Nói cách khác, mỗi mã số sẽ đại diện cho mỗi loại sản phẩm, hàng hóa về xuất xứ, lưu thông… không đề cập đến chất lượng, giá cả.

Mã vạch là phương thức lưu trữ và truyền tải thông tin của mã số bằng:

  • Mã vạch 1D: loại ký hiệu vạch tuyến tính (mã vạch một chiều) như UPC, EAN, code 39…;
  • Mã vạch 2D:  hay còn gọi là tập hợp điểm như: Data Matrix, QRcode, PDF417 và các mã vạch hai chiều khác);
  • Chip nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID) và các công nghệ nhận dạng khác.

Như vậy, mã số mã vạch là một trong những phương thức quản lý, truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Đồng thời đây cũng là điều không thể thiếu để doanh nghiệp phân phối hàng hóa cho các kênh bán hàng quan trọng như siêu thị trên địa bàn cả nước.


2. Chi phí đăng ký mã số mã vạch là bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 232/2016/TT-BTC thì từ ngày 01/01/2017 mức thu chi phí đăng ký mã vạch như sau:

STT Phân loại phí Phí đăng ký cấp và hướng dẫn sử dụng

(đồng)

Phí duy trì
1 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1
1.1 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm) 1.000.000 500.000
1.2 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm) 800.000
1.3 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm) 1.500.000
1.4 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm) 2.000.000
2 Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) 300.000 200.000
3 Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) 300.000 200.000
4 Đăng ký sử dụng mã số mã vạch nước ngoài (hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm) 500.000
5 Đăng ký sử dụng mã số mã vạch nước ngoài (hồ sơ trên 50 mã sản phẩm) 10.000

Lưu ý: theo quy định tại Thông tư 120/2021/TT-BTC (sẽ hết hiệu lực vào 01/07/2022), từ nay cho đến 01/07/2022 thì phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài sẽ bằng 50% mức thu phí được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 232/2016/TT-BTC.


3. Lợi ích của việc đăng ký mã số mã vạch

khi doanh nghiệp đăng ký mã số mã vạch sẽ nhận được những lợi ích như sau:

  • Mã số mã vạch giúp cho doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh, tiếp cận được thị trường cấp cao. Phân phối sản phẩm trong siêu thị, cửa hàng bán lẻ hiện đại… cửa hàng sử dụng quét mã số mã vạch.
  • Doanh nghiệp quản lý sản phẩm hiệu quả: Mã số mã vạch giúp cho quản lý hàng hóa, sản phẩm trở lên dễ dàng, giảm chi phí quản lý, nhanh chóng, chính xác.
  • Bảo vệ doanh nghiệp trước hàng giả, hàng nhái: Đưa mã số mã vạch lên sản phẩm, giúp người tiêu dùng phân biệt được hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
  • Sử dụng mã số mã vạch giúp cho doanh nghiệp đi đúng xu hướng, con đường phát triển và hội nhập.

4. Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch

Để có thể đăng ký mã số mã vạch, bạn sẽ phải chuẩn bị những loại giấy tờ như sau:

  • Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch (mẫu số 12);
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của doanh nghiệp (có công chứng);
  • Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN.
  • Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam.

Số lượng hồ sơ: 2 bộ.


5. Địa chỉ đăng ký mã số mã vạch ở đâu?

Đối với trường hợp muốn đăng ký mã vạch sản phẩm thì bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp ngay tại địa chỉ của Trung tâm mã số mã vạch quốc gia –  Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1) tại số 8, đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Dịch vụ đăng ký mã vạch tại Luật Quang Huy
Dịch vụ đăng ký mã vạch tại Luật Quang Huy

6. Thủ tục đăng ký mã số mã vạch khi lựa chọn dịch vụ tại Luật Quang Huy

6.1. Bước 1: Tư vấn đăng ký mã số mã vạch

Luật Quang Huy sẽ tư vấn nhằm giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ các thông tin cần thiết cho việc đăng ký mã số mã vạch. Tùy theo nhu cầu cũng như định hướng phát triển mà sẽ tư vấn cho doanh nghiệp có thể chọn loại mã số phù hợp. Luật Quang Huy sẽ là đơn vị có trách nhiệm tư vấn hướng dẫn thủ tục, giải đáp các thắc mắc và tư vấn theo đúng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp bạn.

6.2. Bước 2: Nộp hồ sơ và nộp lệ phí đăng ký mã số mã vạch

Chuyên viên tư vấn của công ty Luật Quang Huy sẽ thay mặt khách hàng soạn thảo hồ sơ đăng ký, thực hiện thủ tục đăng ký sử dụng mã số mã vạch.

6.3. Bước 3: Theo dõi hồ sơ đăng ký mã vạch và thông báo kết quả mã số cho doanh nghiệp

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, doanh nghiệp của bạn sẽ được cấp Mã số doanh nghiệp tạm thời cùng thông báo ngày nhận giấy chứng nhận chính thức.

Trong giai đoạn này doanh nghiệp của bạn sẽ được cấp tài khoản để đăng nhập vào hệ thống quản lý mã số doanh nghiệp. Từ đó có thể nhập mã số thương phẩm cũng như thông tin chi tiết của sản phẩm lên hệ thống. Từ mã số thương phẩm xuất ra mã vạch để in ấn lên bao bì sản phẩm.

Luật Quang Huy sẽ có nhiệm vụ hướng dẫn doanh nghiệp của bạn cách sử dụng hệ thống quản lý mã số mã vạch, tự cấp mã số thương phẩm cho sản phẩm theo đúng quy định. Cũng như hướng dẫn các quy định cần thiết trong quá trình sử dụng mã số mã vạch.

6.4. Bước 4: Cấp giấy chứng nhận sử dụng mã số mã vạch

Sau 2 tháng kể từ ngày doanh nghiệp được cấp và hướng dẫn sử dụng mã số doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký Mã số mã vạch chính thức được cấp thông qua chuyên viên của Luật Quang Huy và bàn giao kết quả đăng ký mã số mã vạch cho doanh nghiệp bạn.

Khi doanh nghiệp sử dụng mã số mã vạch có sự thay đổi về pháp nhân, tên gọi hay địa chỉ giao dịch. Ngoài ra, khi Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng thì doanh nghiệp sử dụng mã vạch phải có thông báo bằng văn bản để được đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận mới.

6.5. Bước 5: Sử dụng và quản lý mã số mã vạch

Chuyên viên của công ty Luật Quang Huy sẽ hướng dẫn bạn sử dụng Mã số mã vạch tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.

Doanh nghiệp tự quản lý và chịu trách nhiệm về thông tin sản phẩm cũng như mã số thương phẩm của mình thông qua hệ thống quản lý mã số mã vạch.

Trong trường hợp mất mật khẩu, doanh nghiệp liên hệ với chuyên viên của chúng tôi để được hướng dẫn cấp lại.


7. Một số lưu ý khi đăng ký mã số mã vạch

Khi đăng ký mã số mã vạch, doanh nghiệp của bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau:

  • Khi đăng ký sử dụng số mã vạch doanh nghiệp phải đóng lệ phí và phí duy trì cho năm đầu tiên. Nếu doanh nghiệp đăng ký sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30/6 thì mức phí duy trì chỉ phải nộp trong năm đăng ký bằng 50% mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch.
  • Sau khi quá trình đăng ký mã số mã vạch thành công từ năm thứ 2 trở đi phí duy trì hàng năm doanh nghiệp phải nộp trước ngày 30/6 hàng năm.
  • Khi công ty thay đổi tên công ty, địa chỉ hoặc thất lạc giấy chứng nhận mã số mã vạch đề nghị doanh nghiệp làm thủ tục để thay đổi
  • Khi doanh nghiệp không còn nhu cầu sử dụng mã số mã vạch nữa, đề nghị doanh nghiệp làm thủ tục ngừng sử dụng mã số mã vạch.
  • Doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật sự thay đổi về các mã sản phẩm trên trang quản lý của GS1 Việt Nam khi có sự thay đổi các sản phẩm kinh doanh.

8. Tại sao nên lựa chọn dịch vụ đăng ký mã vạch tại Luật Quang Huy?

8.1. Hoạt động chuyên nghiệp

Với 20 năm kinh nghiệm, chúng tôi là địa chỉ quen thuộc trong lĩnh vực đăng ký mã số  mã vạch đối với khách hàng trên phạm vi toàn quốc.

8.2. Thời gian xử lý nhanh chóng

Luật Quang Huy có những giải pháp rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục, đảm bảo để khách hàng có mã số mã vạch trong thời gian ngắn nhất.

8.3. Chi phí hợp lý

Đối với chi phí dịch vụ, vì mỗi doanh nghiệp sẽ có nhu cầu tư vấn cũng như đăng ký dịch vụ khác nhau nên chi phí đăng ký cần phải được tư vấn trực tiếp, phải nắm rõ hồ sơ và các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp của bạn để từ đó chúng tôi có thể đưa ra chính xác mức phí để Luật sư có thể thực hiện được, chúng tôi cam kết rằng chi phí đưa ra đã được tính toán, cân đối cho cả 2 bên.

8.4. Thủ tục đơn giản

Khách hàng chỉ cần ủy quyền toàn bộ cho luật sư, còn lại luật sư sẽ thay mặt khách hàng thực hiện tất cả hồ sơ, thủ tục từ A – Z.

8.5. Bảo mật thông tin

Công ty TNHH Luật Quang Huy cam kết mọi giấy tờ và những thông tin liên quan tới vụ việc của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối!

8.6. Hỗ trợ hậu mãi

Luật Quang Huy là công ty Luật thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội, là công ty Luật hàng đầu được khách hàng là nước ngoài tin tưởng. Chúng tôi sẽ Hỗ trợ hậu mãi cho khách hàng ngay cả khi đã hoàn tất dịch vụ pháp lý.


9. Cơ sở pháp lý

  • Thông tư 232/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
  • Thông tư 120/2021/TT-BTC quy định về mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
  • Thông tư 10/2020/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 132/2008/NĐ-CP và 74/2018/NĐ-CP về sử dụng mã số, mã vạch do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề dịch vụ đăng ký mã vạch sản phẩm.

Nếu nội dung bài viết còn chưa rõ, hoặc bạn cần tư vấn, hỏi đáp thêm về dịch vụ hỗ trợ bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)

TÁC GIẢ BÀI VIẾT

Dichvu-Doanhnghiep
Dichvu-Doanhnghiep
chat-zalo
phone-call

TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY!

Scroll to Top
Mục lục