Nhằm giải đáp mức xử phạt khi vi phạm quy định giao thông cũng như các vấn đề liên quan đến giấy phép lưu hành giao thông, Luật Quang Huy triển khai đường dây nóng tư vấn luật giao thông. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay cho Luật sư chúng tôi qua Tổng đài 19006588.
Xin chào luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc muốn nhờ luật sư tư vấn cho tôi như sau:
Trước đây khi xử phạt vi phạm giao thông, tôi đã bị cảnh sát giao thông giữ xe hơn 1 tháng.
Bây giờ tôi muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này về thời gian, thẩm quyền,… để tôi có thể nắm rõ hơn.
Rất mong nhận được câu trả lời từ phía luật sư!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Quang Huy.
Về thắc mắc của bạn liên quan tới vấn đề tạm giữ phương tiện giao thông, chúng tôi tư vấn cho bạn cụ thể như sau:
Mọi người cũng xem:
1. Các trường hợp được tạm giữ phương tiện giao thông
Tạm giữ phương tiện giao thông là một trong những biện pháp được cơ quan chức năng áp dụng để thực hiện trách nhiệm và nhiệm vụ của họ.
Các trường hợp mà lực lượng chuyên trách được tạm giữ phương tiện tại Khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm năm 2012 đó là:
- Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt; căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt.
- Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
- Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, trừ trường hợp phương tiện giao thông vi phạm hành chính được giao lại cho người vi phạm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Nếu có cơ sở cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì phương tiện sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy gây ảnh hưởng đến quá trình điều tra xác minh vụ việc (thường những vụ việc này sẽ có yếu tố hình sự).
Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.
Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính còn quy định:
- Việc tạm giữ phương tiện phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.
- Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại phương tiện bị tạm giữ.
tạm giữ phương tiện giao thông
Mọi người cũng xem:
2. Thẩm quyền tạm giữ phương tiện giao thông
Khoản 3 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như sau:
3. Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Theo đó, Chương II Phần thứ 2 của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà cụ thể hơn là tại Điều 38 và Điều 39 thì thẩm quyền được tạm giữ phương tiện được quy định như sau:
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã được tạm giữ phương tiện có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện được tạm giữ phương tiện có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
- Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ được tạm giữ phương tiện có giá trị không vượt quá 25.000.000 đồng;
- Giám đốc Công an cấp tỉnh được tạm giữ phương tiện có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng.
Như vậy, tùy thuộc vào giá trị của phương tiện và tính chất vụ việc mà thẩm quyền tạm giữ phương tiện sẽ được trao cho từng đối tượng khác nhau thực hiện.
Tuy nhiên với những trường hợp sau đây việc tạm giữ phương tiện sẽ do cơ quan đang tiến hành giải quyết sự việc ban đầu trước, sau đó mới xem xét và chuyển lại cho cơ quan có thẩm quyền:
- Các trường hợp khẩn cấp như xảy ra tai nạn giao thông
- Hoặc trường hợp có cơ sở cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì phương tiện sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy gây ảnh hưởng đến quá trình điều tra xác minh vụ việc
Người ra quyết định tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản phương tiện đó.
Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Mọi người cũng xem:
3. Thời hạn tạm giữ phương tiện giao thông
Thời gian phương tiện bị tạm giữ được pháp luật quy định tại Khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính như sau:
8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 lại quy định như sau:
Điều 66. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.
Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Tạm giữ phương tiện giao thông
Như vậy, thời hạn tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính là 7 ngày kể từ ngày tạm giữ xe trên thực tế.
Tuy nhiên, thời gian tạm giữ có thể được gia hạn lên 30 ngày đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh.
Sau đó, nếu xem xét thấy vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì
- Người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cho thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn;
- Việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Vậy tổng cộng thời gian này sẽ là không quá 60 ngày kể từ ngày tạm giữ phương tiện.
Đối với trường hợp đã có dấu hiệu cấu thành tội phạm, tức là thuộc trách nhiệm điều tra và truy tố lên tòa án hình sự của cơ quan công an, thì đơn vị cảnh sát giao thông sẽ phải bàn giao phương tiện lại cho cơ quan có thẩm quyền điều tra vụ việc.
Việc tạm giữ phương tiện là tang vật, vật chứng của vụ án thì không có thời gian xác định mà phụ thuộc và tiến trình điều tra và giải quyết. Trường hợp này người có phương tiện bị tạm giữ phải chủ động liên hệ với cơ quan điều tra để nắm rõ hơn về thời gian tạm giữ của phương tiện.
Mọi người cũng xem:
4. Căn cứ pháp lý
- Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012
Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề tạm giữ phương tiện giao thông của bạn.
Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật giao thông qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.
Trân trọng ./.