Nhằm giải đáp mức xử phạt khi vi phạm quy định giao thông cũng như các vấn đề liên quan đến giấy phép lưu hành giao thông, Luật Quang Huy triển khai đường dây nóng tư vấn luật giao thông. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay cho Luật sư chúng tôi qua Tổng đài 19006588.
Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải có các giấy tờ theo quy định. Nếu không có hoặc không mang giấy tờ thì có thể phải nhận giấy phạt xe máy. Vậy nhận giấy phạt xe máy khi có những lỗi nào? Mức phạt quy định là bao nhiêu? Trong bài viết này, Luật Quang Huy sẽ giải đáp các thắc mắc trên của bạn đọc theo quy định hiện hành.
1. Thế nào đi xe máy không có giấy phép lái xe?
Bằng lái xe hay còn gọi là giấy phép lái xe là một loại giấy tờ được cấp cho cá nhân khi đủ điều kiện về độ tuổi theo quy định và vượt qua kì thi sát hạch do cơ quan có thẩm quyền tổ chức. Và giấy phép lái xe khi cấp cho người điều khiển loại phương tiện khác nhau cũng sẽ khác nhau.
Đi xe máy không có bằng lái xe được hiểu là người điều khiển phương tiện tham gia giao thông chưa trải qua kì thi sát hạch để được cấp bằng lái xe. Cần hiểu đúng về vấn đề này để phân biệt giữa hành vi không có bằng lái xe và hành vi có bằng lái xe nhưng không mang theo khi điều khiển phương tiện di chuyển trên đường.
Khi tham gia giao thông, chủ điều khiển phương tiện phải có giấy phép lái xe. Nếu không có sẽ bị phạt hành chính theo quy định của pháp luật
2. Nhận giấy phạt xe máy khi có những lỗi nào?
Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, được hiểu là hành vi của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đã không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định pháp luật giao thông đường bộ trong việc điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Lỗi và mức phạt vi phạm giao thông đối với xe máy được quy định theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt và Nghị định số 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Theo đó nhận giấy phạt xe máy bao gồm các lỗi:
- Không xi nhan khi chuyển làn;
- Không xi nhan khi chuyển hướng;
- Chở theo 02 người;
- Chở theo 03 người;
- Không xi nhan, còi khi vượt trước;
- Dùng điện thoại, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính);
- Vượt đèn đỏ, đèn vàng;
- Đi sai làn;
- Đi ngược chiều;
- Đi vào đường cấm;
- Không gương chiếu hậu;
- Không mang bằng; không có bằng;
- Có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc dưới 0.25 mg/1 lít khí thở;
- Dừng đỗ không đúng nơi quy định;
- Không mang đăng ký xe; không có đăng ký xe;
- Nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0.25 đến 0.4 mg/1 lít khí thở;
- Nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0.4 mg/1 lít khí thở;
- Chạy quá tốc độ quy định từ 5 đến dưới 10 km/h;
- Chạy quá tốc độ quy định từ 10 đến 20 km/h;
- Chạy quá tốc tộ quy định trên 20 km/h;
- Đua xe máy;
- Người đi xe máy chở người ngồi trên xe không đội bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách;
- Xe máy không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;
- Dừng, đỗ xe máy trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;
- Đi xe máy gắn biển số không đúng quy định; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển;
3. Người lái xe phải mang theo các giấy tờ gì khi điều khiển ô tô, xe máy tham gia giao thông?
Theo quy định tại Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì người lái xe ô tô, xe máy tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe theo quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Khi điều khiển ô tô, xe máy tham gia giao thông, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau:
- Đăng ký xe;
- Giấy phép lái xe ô tô, xe máy theo quy định;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm định) theo quy định đối với phương tiện bắt buộc phải có Giấy chứng nhận kiểm định;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô, xe máy.

4. Mức phạt lỗi không có hoặc không mang đăng ký xe
Mức phạt lỗi không có hoặc không mang đăng ký xe có thể khác nhau đối với từng loại xe. Theo đó, pháp luật quy định mức phạt với hành vi này như sau:
4.1. Đối với ô tô
Trường hợp tham gia giao thông không có Giấy đăng ký xe: Bị phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm a Khoản 4 và Điểm a Khoản 6 Điều 16 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt).
Đồng thời, nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện sẽ bị tịch thu phương tiện sung vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Điểm đ Khoản 6 Điều 16 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.
Trường hợp không mang theo Giấy đăng ký xe: Bị phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng (Điểm b Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP).
4.2. Đối với xe máy
Trường hợp tham gia giao thông không có Giấy đăng ký xe: Bị phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng (Điểm a Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP).
Đồng thời, nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện sẽ bị tịch thu phương tiện sung vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Điểm đ Khoản 4 Điều 17 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.
Trường hợp tham gia giao thôngkhông mang theo Giấy đăng ký xe: Bị phạt tiền từ 100 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng (Điểm b Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP), trừ trường hợp:
- Xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng (điểm b khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) và bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt (điểm i khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
- Xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng (điểm c khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) và bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt (điểm i khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
5. Mức phạt lỗi không có hoặc quên mang bằng lái xe
5.1. Đối với xe mô tô
Trường hợp tham gia giao thông quên không mang Giấy phép lái xe: Bị phạt tiền từ 100 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng (Điểm c Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP).
(Trừ trường hợp có giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia).
Trường hợp tham gia giao thông không có Giấy phép lái xe:
- Bị phạt tiền từ 800 ngàn đồng đến 1,2 triệu đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi dưới 175 cm3 (Điểm a Khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
- Bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 4 triệu đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên (Điểm b Khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
5.2. Đối với xe ô tô
- Trường hợp tham gia giao thông quên không mang Giấy phép lái xe: Bị phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng (Điểm a Khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). (Trừ trường hợp có giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia).
- Trường hợp tham gia giao thông không có Giấy phép lái xe: Bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng (Điểm b Khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Mức phạt lỗi không có hoặc không mang Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
6. Mức phạt lỗi không có/không mang giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Lỗi này được quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng).
Theo đó, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (bảo hiểm xe máy) còn hiệu lực thì bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
7. Mức phạt lỗi không có hoặc quên giấy chứng nhận kiểm định (với xe ô tô)
Trường hợp không có Giấy chứng nhận kiểm định: Bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm e Khoản 5 và Điểm a Khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Trường hợp không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định: Bị phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng (Điểm c Khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự thực hiện hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định của pháp luật.
8. Cơ sở pháp lý
- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
- Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
- Nghị định số 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề giấy phạt xe máy theo quy định pháp luật hiện hành. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn luật giao thông trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.
Trân trọng./.