Luật thừa kế đất đai của bố mẹ

Luật thừa kế đất đai của bố mẹ
Bạn cần tư vấn luật đất đai?
Liên hệ 1900.6784 để được luật sư giải đáp hoàn toàn miễn phí!

Thừa kế đất đai là một trong những quyền quan trọng của người sử dụng đất được pháp luật công nhân. Vì vậy có rất nhiều câu hỏi được gửi về Luật Quang Huy yêu cầu tư vấn về vấn đề này.

Vậy điều kiện đất thừa kế của bố mẹ cho con theo pháp luật hiện hành là gì? Luật thừa kế đất đai của bố mẹ khi để lại di chúc là như thế nào? Luật thừa kế đất đai của bố mẹ không để lại di chúc được quy định ra sao?

Trong bài viết này, Luật Quang Huy sẽ phân tích và chỉ rõ để các bạn hiểu những vấn đề trên.


1. Điều kiện đất thừa kế của bố mẹ cho con

Để thực hiện thủ tục thừa kế đất của bố mẹ cho con thì thửa đất được dùng để chia thừa kế đó phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản sau:

  • Đất đó phải được sử dụng ổn định
  • Đất không có tranh chấp
  • Đất không bị thu hồi, kê biên để thi hành án
  • Đất thừa kế phải thuộc tài sản mà bố mẹ để lại

Bên cạnh đó, khi thực hiện thủ tục này bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như:

  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ).
  • Giấy chứng tử của người/những người để lại di sản.
  • Bản sao CMND/căn cước công dân/hộ chiếu, Hộ khẩu của những người thừa kế còn sống tại thời điểm làm thủ tục.
  • Giấy chứng tử, xác nhận phần mộ, giấy xác nhận/chứng minh quan hệ của những người thừa kế đã chết tại thời điểm làm thủ tục.
  • Trường hợp thừa kế theo pháp luật: Phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế như: Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận của chính quyền địa phương về việc có quan hệ gia đình…
  • Trường hợp thừa kế theo di chúc: Phải có bản sao hoặc bản gốc di chúc.

2. Luật thừa kế đất đai của bố mẹ khi để lại di chúc

2.1. Hình thức di chúc

Bộ luật dân sự 2015 quy định: Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

  • Di chúc bằng văn bản: Di chúc bằng văn bản bao gồm:
  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có công chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
  •  Di chúc miệng:
  • Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
  • Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

2.2. Điều kiện di chúc có hiệu lực

Để có hiệu lực, di chúc của bố mẹ bạn phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí sau:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
  • Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
  • Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
  • Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

2.3. Cách chia thừa kế đất đai của bố mẹ

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn hiện hành, người lập di chúc có quyền phân định phần di sản cho từng người thừa kế. Hay nói cách khác, người thừa kế được hưởng phần nhà đất bao nhiêu phụ thuộc vào nội dung di chúc nếu di chúc đó hợp pháp.

Tuy vậy, nếu người lập di chúc có con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động mà không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba một suất thì họ vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật

Quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc trên đây không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản.

Luật thừa kế đất đai của bố mẹ
Luật thừa kế đất đai của bố mẹ

3. Luật thừa kế đất đai của bố mẹ không để lại di chúc

3.1. Cách chia thừa kế đất đai của bố mẹ khi không để lại di chúc

Khi bố, mẹ chết mà không để lại di chúc, những người sau có quyền được nhận di sản thừa kế theo pháp luật:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Bên cạnh đó cũng cần lưu ý rằng những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

3.2. Quyền được hưởng thừa kế đất đai của bố mẹ

Pháp luật quy định các đối tượng được hưởng thừa kế đất đai của bố mẹ theo các hàng thừa kế, tuy vậy bạn cũng cần chú ý các trường hợp không được nhận thừa kế về đất đai nếu bố mẹ mất không để lại di chúc sau đây:

  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

3.3. Cách chia thừa kế đất đai của bố mẹ

Như đã bình luận ở trên, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau; những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Như vậy, có thể hiểu rằng nếu tài sản thừa kế mà bố mẹ bạn đề lại là nhà đất với diện tích không bằng nhau giữa các thửa hoặc không đủ điều kiện để tách thửa thì các con và những người thuộc diện được thừa kế có thể thỏa thuận với nhau việc lựa chọn thửa đất mà mình ưa thích (nếu tài sản thừa kế gồm nhiều thửa đất khác nhau) hoặc ai sẽ là người đứng tên, nhận thửa đất và phải trả lại tiền cho những người thừa kế khác ( trong trường hợp tài sản thừa kế để lại chỉ có 1 mảnh đất và mảnh đất đó không đủ diện tích để tách thửa).


4. Cơ sở pháp lý

  • Luật đất đai 2013;
  • Bộ luật dân sự 2015.

Qua bài viết này chúng tôi mong rằng sẽ giúp bạn hiểu được quy định pháp luật hiện hành về thừa kế đất đai của bố mẹ theo di chúc và không theo di chúc.

Luật Quang Huy là công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn pháp luật Đất đai mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò là hỗ trợ các thủ tục liên quan đến sổ đỏ và là Luật sư biện hộ cho nhiều tranh chấp Đất đai trong cả nước.

Nếu còn điều gì chưa rõ, cần hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật Đất đai trực tuyến của Luật Quang Huy qua HOTLINE 19006588.

Trân trọng./.

Bạn cần tư vấn luật đất đai?
Liên hệ 1900.6784 để được luật sư giải đáp hoàn toàn miễn phí!
5/5 - (1 bình chọn)
Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Có nhiều kinh nghiệm tư vấn và tranh tụng trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, đất đai, hành chính.
Theo dõi
Thông báo của
guest
4 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Sim
Khách
Sim
25/08/2023 12:30

Luật sư cho tôi hỏi! trước khi bố mẹ tôi mất có nói với các a e trong nhà chia đều đất, nhưng hiện nay tôi được biết đất đã có bìa đứng tên các em trong nhà nhưng không có tên tôi, có cách nào để tôi có thể… Đọc tiếp »

Luật Quang Huy
Thành viên
Luật Quang Huy
28/08/2023 11:55
Trả lời  Sim

Bạn liên hệ đến tổng đài tư vấn Luật Đât đai của Luật Quang Huy theo HOTLINE 1900 6784 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhé!

đoàn sơn
Khách
đoàn sơn
21/03/2023 09:34

xin chào luật sư . bố mẹ tôi xinh ra tôi năm 1958 rồi mẹ tôi mất đi tôi và bố tôi nuôi nhau đi khai phá lập đất ở và đất sử dụng rồi bố tôi lấy mẹ kế sinh ra 5 người con 3 gái hai trai ,… Đọc tiếp »

Luật Quang Huy
Thành viên
Luật Quang Huy
18/04/2023 15:16
Trả lời  đoàn sơn

Vấn đề tranh chấp đất đai theo thừa kế rất phức tạp cần căn cứ vào nguồn gốc, tài sản người để lại di sản như thế nào mới biết đc mình có đc hưởng hay không. Để biết thêm thông tin chi tiết rõ ràng bạn có thể liên… Đọc tiếp »

phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top