Hướng dẫn quyết toán, cách tính thuế TNCN cho người nghỉ việc

Hướng dẫn quyết toán, cách tính thuế TNCN cho người nghỉ việc
Nếu cần được hỗ trợ về thuế thu nhập cá nhân vui lòng gọi Tổng đài 1900.6795 để được tư vấn miễn phí. Ngoài ra, nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ kế toán - thuế, bạn vui lòng liên hệ hotline 09.678910.86. Trân trọng.

Hiện nay rất nhiều lao động còn băn khoăn trong việc tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cho người nghỉ việc như thế nào? Công ty có phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho người lao động nghỉ việc không? Các trường hợp quyết toán thuế và cách quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với người nghỉ việc như thế nào? Cá nhân đã nghỉ việc phải nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân ở đâu? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Quang Huy.


1. Cách tính thuế TNCN cho người nghỉ việc

Thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được tính trên thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể như sau:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN (Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ) x Thuế suất

Trong đó:

Thu nhập chịu thuế được xác định như sau: Thu nhập chịu thuế TNCN = Tổng thu nhập Các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN.

Các khoản thu nhập được miễn thuế là thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ.

Các khoản giảm trừ bao gồm:

  • Các khoản giảm trừ gia cảnh: Đối với người nộp thuế: 11 triệu đồng/tháng, 132 triệu đồng/năm; Đối với người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng/người/tháng.
  • Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện;
  • Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

2. Công ty có phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người lao động không?

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:

  • Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
  • Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công. Theo đó, thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế.

Bên cạnh đó khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:

  • Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi;
  • Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.

Như vậy, công ty phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho người lao động khi nghỉ việc

Tuy nhiên, trường hợp người lao động chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của người lao động sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì người lao động có thu nhập làm cam kết để không bị khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân gửi Công ty để Công ty làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Hướng dẫn quyết toán, cách tính thuế TNCN cho người nghỉ việc
Hướng dẫn quyết toán, cách tính thuế TNCN cho người nghỉ việc

3. Các trường hợp quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với người nghỉ việc

Thông thường, việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho người nghỉ việc sẽ chia thành 2 trường hợp. Với mỗi trường hợp sẽ có cách xử lý tương ứng khác nhau.

Trường hợp: Người lao động làm việc tại công ty và nghỉ việc trước thời điểm quyết toán thuế thu nhấp cá nhân.

Điều 25, Thông tư 111/ 2013/TT-BTC có quy định, Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập.

Theo Điều 26 của thông tư này, Tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ thực hiện quyết toán thuế thay cho cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền lương, tiền công mà cá nhân nhận được từ tổ chức, cá nhân trả thu nhập.

Trong khi đó, Điều 16, Thông tư 156/2013/ TT- BTC lại quy định, tổ chức trả thu nhập cho cá nhân từ tiền lương, tiền công sẽ chịu trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho người lao động  mà không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không.

Căn cứ theo những quy định trên, trong trường hợp người lao động nghỉ việc trước thời điểm quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì tổ chức trả thu nhập chỉ thực hiện nghĩa vụ kê khai quyết toán thuế cho cá nhân, mà không phải thực hiện quyết toán thay cho người loa động nếu người lao động không có nhu cầu/ không đủ điều kiện ủy quyền quyết toán.

Theo đó, tổ chức, doanh nghiệp sẽ thực hiện kê khai quyết toán phần thu nhập người lao động được nhận trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp theo tờ khai quyết toán thuế mẫu số 05/QTT- TNCN và các bảng kê đính kèm.

Trường hợp: Người lao động làm việc từ 2 nơi trở lên

Việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với người nghỉ việc làm việc, có thu nhập từ 2 nơi trở lên có thể được giải quyết như sau:

  • Trước hết, đối với phần thu nhập mà tổ chức, doanh nghiệp chi trả cho người lao động, phía doanh nghiệp cần tiến hành kê khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho phần thu nhập của các tháng đã chi trả cho người lao động làm việc trong năm.
  • Tiếp đến, với phần thu nhập người lao động được trả song song từ một công ty khác hoặc của các tháng trước đó từ công ty cũ, phía công ty thứ 2 của người lao động sẽ chịu trách nhiệm kê khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho phần thu nhập mà người lao động đã nhận trong thời gian làm việc.

Sau khi kết thúc năm tính thuế, người lao động sẽ tự tính toán số thuế nộp thiếu hoặc thừa và tự thực hiện quyết toán thuế theo quy định của pháp luật.


4. Hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với người nghỉ việc

Thủ tục quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với người đã nghỉ việc được hướng dẫn tại Thông tư 111/2013/TT-BTC và Thông tư 92/2015/TT-BTC.

Hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với người nghỉ việc gồm:

  • Mẫu số 02/QTT-TNCN: Tờ khai quyết toán thuế mẫu số 02/QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC;
  • Mẫu số 02-1/BK-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC: Trường hợp đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc;
  • Bản chụp các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ, tạm nộp trong năm, đã nộp ở nước ngoài (nếu có);
  • Bản chụp hóa đơn, chứng từ để chứng minh các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, nhân đạo, khuyến học (nếu có).

Lưu ý, người lao động cần chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác của những giấy tờ đính kèm trong hồ sơ.

Trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đã chấm dứt hoạt động và không cấp chứng từ khấu trừ thuế cho người lao động, hồ sơ quyết toán thuế cho cá nhân sẽ được cơ quan thuế xem xét xử lý dựa trên cơ sở dữ liệu của ngành thuế mà không bắt buộc phải có chứng từ khấu trừ thuế.


5. Cá nhân đã nghỉ việc phải nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân ở đâu?

Điểm c, Khoản 3, Điều 21, Thông tư 92/2015/TT-BTC có đưa ra quy định về nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân như sau:

Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là Cục Thuế nơi cá nhân đã nộp hồ sơ khai thuế trong năm.

Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công từ hai nơi trở lên thuộc diện trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế như sau:

  • Cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng không tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú);
  • Trường hợp cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở bất cứ tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú);
  • Trường hợp cá nhân không ký hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng, hoặc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ có thu nhập tại một nơi hoặc nhiều nơi đã khấu trừ 10% thì quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú);
  • Cá nhân trong năm có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi hoặc nhiều nơi nhưng tại thời điểm quyết toán không làm việc tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú).

Lưu ý thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:

  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quý chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế;
  • Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.

6. Cơ sở pháp lý

  • Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung 2014;
  • Thông tư 111/2013/TT-BTC;
  • Thông tư 156/2013/TT- BTC;
  • Thông tư 92/2015/TT-BTC.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề cách tính thuế TNCN cho người nghỉ việc theo quy định pháp luật hiện hành. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn thuế thu nhập cá nhân trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)

TÁC GIẢ BÀI VIẾT

Cố vấn Nguyễn Quỳnh Trang
Cố vấn Nguyễn Quỳnh Trang
Kiểm toán viên (CPA) – Hiện là cố vấn thuế cao cấp cho nhiều doanh nghiệp lớn trên toàn quốc với 20 năm kinh nghiệm thực tiễn
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ THUẾ

Scroll to Top
Mục lục