Nếu cần được hỗ trợ về thuế VAT, vui lòng gọi Tổng đài 1900.6795 để được tư vấn miễn phí. Ngoài ra, nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ kế toán - thuế, bạn vui lòng liên hệ hotline 09.678910.86. Trân trọng.
Khi doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa thì sẽ phải hạch toán thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu (GTGT). Vậy cách hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu theo Thông tư 133, Thông tư 200 được quy định như thế nào? Bài viết sau đây của Luật Quang Huy sẽ hướng dẫn bạn cách hạch toán thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu nhanh nhất.
Mọi người cũng xem:
1. Cách hạch toán thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu theo TT133, TT200?
Theo quy định tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC và Thông tư số 133/2016/TT-BTC, để hạch toán thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu ta sử dụng Tài khoản 33312.
Khi doanh nghiệp nhập khẩu loại hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng như: Hàng hoá nhập khẩu dùng cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng ở Việt Nam được phép nhập khẩu qua biên giới Việt Nam hoặc từ khu chế xuất nhập khẩu vào thị trường nội địa. Vậy khi đó kế toán hạch toán thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu cụ thể như sau:
1.1. Phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải thanh toán khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, tài sản cố định
Khi phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải thanh toán khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, tài sản cố định và trị giá nguyên vật liệu, hàng hoá, tài sản cố định nhập khẩu,… (giá chưa có thuế), kế toán hạch toán, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 156, 211, 611,… : Trị giá nguyên vật liệu, hàng hoá, tài sản cố định nhập khẩu.
Có TK 3333: Tiền thuế nhập khẩu phải nộp.
Có các TK 111, 112, 331,…: Số tiền phải thanh toán.
1.2. Đồng thời kế toán phản ánh số thuế giá trị gia tăng phải nộp của hàng nhập khẩu
Khi phản thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu sẽ có 2 trường hợp: Trường doanh nghiệp hợp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ và Trường hợp doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.
1.2.1. Trường hợp doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu theo phương pháp khấu trừ
Số thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ khi vật tư, hàng hóa, tài sản cố định nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi:
Nợ TK 133: Tiền thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu.
Có TK 33312: Tiền thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu.
1.2.2. Trường hợp doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu theo phương pháp trực tiếp
Số thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu phải nộp không được khấu trừ khi vật tư, hàng hóa, tài sản cố định nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp. Khi đó số thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu không được khấu trừ tính vào vật tư, hàng hóa, tài sản cố định nhập khẩu, kế toán ghi:
Nợ các TK 151, 152, 156, 211, 611,… : Tiền thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu phải nộp.
Có TK 33312: Tiền thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu phải nộp.
1.3. Doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu vào Ngân sách nhà nước
Khi doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước, kế toán ghi:
Nợ TK 33312: Tiền thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu phải nộp.
Có các TK 111, 112: Tiền thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu phải nộp.
1.4. Cách hạch toán thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu theo TT133, TT200 trường hợp nhập khẩu ủy thác
Khi Doanh nghiệp muốn nhập khẩu hàng hóa, nhưng không tự làm mà ủy thác qua công ty dịch vụ thực hiện việc nhập khẩu. Vậy khi đó bên giao ủy thác và bên nhận ủy thác sẽ hạch toán thuế giá trị gia tăng hàng nhập như sau:
1.4.1. Cách hạch toán thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu đối với bên giao ủy thác
Khi ghi nhập số thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu được khấu trừ khi bên nhận ủy thác thông báo về nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, ghi:
- Nợ TK 133: Tiền thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu.
- Có TK 33312: Tiền thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu phải nộp.
Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào Ngân sách nhà nước của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu nộp vào Ngân sách nhà nước, kế toán ghi:
- Nợ TK 33312: Tiền thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu phải nộp.
- Có các TK 111, 112: Tiền thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu phải nộp.
- Có TK 3388: Tiền thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu phải nộp chưa thanh toán cho bên nhận ủy thác.
- Có TK 138: Ghi giảm số tiền thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu phải nộp đã tạm ứng cho bên nhận ủy thác.
1.4.2. Cách hạch toán thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu đối với bên nhận ủy thác:
Khi phản ánh số tiền thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu đã nộp hộ bên giao ủy thác, ghi:
- Nợ TK 138: Số tiền thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu phải nộp hộ bên giao ủy thác.
- Nợ TK 3388: Trừ vào số tiền thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu phải nộp hộ bên giao ủy thác đã nhận.
- Có các TK 111, 112: Tiền thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu phải nộp hộ.

Mọi người cũng xem:
2. Ví dụ hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu theo TT133, TT200?
Lấy ví dụ như sau: Công ty An Bình nhập khẩu 1 lô hàng từ Thái Lan của Công ty AB, cụ thể như sau:
- Nhập khẩu 1000 thùng bánh với giá CIF là 20.000 USD. Thuế nhập khẩu 25%, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu 10%, mặt hàng này không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;
- Tỷ giá tính thuế theo tờ khai hải quan là: 21.500 VNĐ/USD;
- Tỷ giá bán của ngân hàng nơi công ty mở tài khoản là: 21.700 VNĐ/USD;
- Công ty tính thuế theo phương pháp khấu trừ;
- Công ty nộp thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu vào Ngân sách nhà nước.
>>>Với số liệu trên, kế toán công ty An Bình hạch toán như sau:
Khi công ty An Bình nhận được hàng, hoàn thành thủ tục hải quan. Công ty thanh toán tiền hàng cho công ty AB và nộp tiền thuế, ghi:
- Phản ánh giá trị hàng hóa theo tỷ giá bán của ngân hàng nơi công ty mở tài khoản, ghi:
- Nợ TK 156: 20.000 USD * 21.700 = 434.000.000 VNĐ
- Có TK 331 (công ty AB): 434.000.000 VNĐ.
- Phản ánh các loại thuế liên quan thì hạch toán như sau:
Đối với thuế nhập khẩu, ghi:
- Nợ TK 156: (20.000 USD * 21.500)* 25% = 107.500.000 VNĐ
- Có TK 3333: 107.500.000 VNĐ.
Đối với thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, ghi:
- Nợ TK 156: (20.000 USD * 21.500 + 107.500.000 VNĐ)* 10% = 53.750.000 VNĐ
- Có TK 33312: 53.750.000 VNĐ.
- Khi nộp thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu vào Ngân sách nhà nước, kế toán ghi:
- Nợ TK 33312: 53.750.000 VNĐ
- Có TK 112: 53.750.000 VNĐ.
Mọi người cũng xem:
3. Để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng cần những chứng từ gì?
Để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng cần những chứng từ như sau:
Chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu (1 trong 2 giấy tờ sau) gồm:
- Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước;
- Biên lai nộp tiền thuế tại Cảng.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm:
- Ủy nhiệm chi;
- Giấy báo nợ;
- Sổ phụ ngân hàng.
Tờ khai hải quan nhập khẩu, hợp đồng…
Mọi người cũng xem:
4. Cơ sở pháp lý
- Luật quản lý thuế năm 2019;
- Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/10/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế;
- Thông tư số 130/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế;
- Thông tư số 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề: Hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu.
Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn Thuế giá trị gia tăng trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.
Trân trọng./.